Trong trường hợp có vật nuôi như chó, mèo… mà cá nhân nuôi dưỡng, chăm sóc,… đã được tiêm phòng theo đúng quy định của pháp luật thì làm Đơn xin xác nhận đã tiêm phòng để xác nhận tình trạng vật nuôi của mình.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin xác nhận đã tiêm phòng là gì?
Tiêm chủng là việc đưa chất kháng nguyên vào cơ thể (một dạng vắc xin) nhằm kích thích hệ thống miễn dịch phát triển sự miễn dịch thích ứng đối với một căn bệnh. Vắc xin có thể ngăn ngừa hoặc cải thiện các hiệu ứng lây nhiễm của nhiều tác nhân gây bệnh.
Đơn xin xác nhận đã tiêm phòng là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền xác nhận việc chó, mèo… mà cá nhân này nuôi dưỡng, chăm sóc,… đã được tiêm phòng theo đúng quy định của pháp luật.
Mẫu đơn xin xác nhận đã tiêm phòng là văn bản được cá nhân lập ra để xin được xác nhận về việc đã tiêm phòng để đưa chất kháng nguyên vào cơ thể (một dạng vắc xin) nhằm kích thích hệ thống miễn dịch phát triển sự miễn dịch thích ứng đối với một căn bệnh. Vắc xin có thể ngăn ngừa hoặc cải thiện các hiệu ứng lây nhiễm của nhiều tác nhân gây bệnh.
2. Mẫu đơn xin xác nhận đã tiêm phòng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
….., ngày…. tháng….. năm……..
ĐƠN XIN XÁC NHẬN ĐÃ TIÊM PHÒNG
Kính gửi:
– Trạm thú y………………
– Ông/Bà:……………..
– Trưởng trạm thú y………………
(Hoặc các chủ thể có thẩm quyền khác như Chi cục thú y,…)
Tên tôi là:… Sinh năm:…….
Chứng minh nhân dân số:…… do CA……. cấp ngày…/…./……
Hộ khẩu thường trú:……
Hiện đang cư trú tại:……
Số điện thoại liên hệ:……
(Nếu là tổ chức thì trình bày như sau:
Công ty:……
Địa chỉ trụ sở:………
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:……. Do Sở Kế hoạch và đầu tư cấp ngày…./…./……
Hotline:……… Số Fax (nếu có):…
Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà……… Sinh năm:………..
Chức vụ:……
Chứng minh nhân dân số:……… do CA………. cấp ngày…/…./……
Hộ khẩu thường trú:…
Hiện đang cư trú tại:……
Số điện thoại liên hệ:……
Căn cứ đại diện:……)
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan/Ông/Bà… sự việc sau:
Tôi là:……(tư cách của bạn trong việc làm đơn, ví dụ, chủ hộ gia đình……… có chó/mèo/… được tiêm phòng/thuộc diện tiêm phòng theo …… vào đợt….)……
(Phần này, bạn trình bày hoàn cảnh, sự việc dẫn đến việc bạn làm đơn, ví dụ, chó nhà bạn cắn người qua đường, và người này yêu cầu bạn chứng minh con chó này đã được tiêm phòng nhưng bạn lại không tìm được giấy chứng nhận tiêm phòng của nó/…)
Với lý do sau:…
(Bạn đưa ra lý do để thuyết phục chủ thể có thẩm quyền rằng yêu cầu của bạn về việc xác nhận này là hợp lý và hợp pháp để đề nghị họ xác nhận thông tin cho bạn)
Tôi làm đơn này kính đề nghị Quý cơ quan/Ông/Bà/… xác nhận thông tin về việc:…
(Phần này bạn đưa ra các thông tin mà bạn cần xác nhận, trong đó bạn có thể đưa ra các thông tin về chủ sở hữu vật nuôi, địa chỉ, động vật nuôi là loài nào, đã được tiêm phòng tại thời gian nào, đặc điểm nhận dạng vật nuôi và hiệu lực của việc tiêm phòng,…)
Tôi xin cam đoan với Quý cơ quan/Ông/Bà/… những thông tin mà tôi đã nêu trên là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước Quý cơ quan/Ông/Bà/… về tính trung thực của những thông tin này. Kính mong Quý cơ quan/Ông/Bà/… xem xét, xác minh và xác nhận thông tin trên cho tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Để chứng minh cho tính chính xác, trung thực của những thông tin trên, tôi xin gửi kèm theo đơn này những văn bản, tài liệu, chứng cứ sau (nếu có):….. (Bạn nêu rõ số lượng, tình trạng văn bản,…)
Xác nhận của……Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn làm Mẫu đơn xin xác nhận đã tiêm phòng:
– Ghi đầy đủ các thông tin trong đơn
-Người làm đơn (Ký và ghi rõ họ tên)
– Gửi trạm thú y Hoặc các chủ thể có thẩm quyền khác như Chi cục thú y,
4. Thông tin liên quan về tiêm phòng vắc xin cho vật nuôi:
Đê đảm bảo an toàn cho gia súc, gia cầm thì người dân cần lưu ý để tiêm phòng cho động vật mình nuôi và bảo vệ chính bản thân chúng ta không bị lây các bệnh từ động vật nuôi, gia súc, gia cầm
4.1. Về tiêm phòng vắc xin tuyên truyền:
1. Nơi chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, dụng cụ dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải được vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, diệt vật chủ trung gian định kỳ và sau mỗi đợt nuôi; nơi chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải theo quy hoạch của địa phương hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
2. Chất thải trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải được xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Đối với hệ thống nuôi trồng thủy sản kín, nguồn nước nuôi phải bảo đảm chất lượng; nước thải, chất thải phải được xử lý trước khi xả thải bảo đảm vệ sinh thú y và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Con giống, thức ăn sử dụng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y và theo quy định của pháp luật về giống vật nuôi, pháp luật về thức ăn chăn nuôi.
4. Động vật phải được phòng bệnh bắt buộc đối với bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
5. Vắc-xin phòng bệnh bắt buộc trong các chương trình khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật, phòng, chống dịch bệnh khẩn cấp do ngân sách nhà nước hỗ trợ; cơ quan quản lý chuyên ngành thú y chịu trách nhiệm xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng vắc-xin phòng bệnh động vật.
6. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch; Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người; Danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh;
b) Quy định các biện pháp phòng bệnh bắt buộc; yêu cầu vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; điều kiện động vật, sản phẩm động vật được vận chuyển ra khỏi vùng có dịch;
c) Quyết định sử dụng thuốc thú y chưa được đăng ký lưu hành tại Việt Nam trong trường hợp khẩn cấp để kịp thời phòng, chống dịch bệnh động vật;
d) Quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
Như đã biết thì Phòng bệnh động vật rất quan trọng vì nó không chỉ bảo vệ sức khỏe cho động vật mà còn bảo vệ sức khỏe phòng chống các bệnh lây truyền qua cho con người. Vắc-xin phòng bệnh bắt buộc trong các chương trình khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật, phòng, chống dịch bệnh khẩn cấp do ngân sách nhà nước hỗ trợ; cơ quan quản lý chuyên ngành thú y chịu trách nhiệm xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng vắc-xin phòng bệnh động vật.
4.2. Công tác thông tin, tuyên truyền:
– Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, đặc biệt là các cơ quan Báo, Đài của tỉnh xây dựng kế hoạch truyền thông; đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền đến tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi gia súc, gia cầm các quy định pháp luật, các văn bản khác có liên quan đến việc tiêm phòng bắt buộc vắc xin cho gia súc, gia cầm và chính sách hỗ trợ của Nhà nước
– Việc thông tin, tuyên truyền về thú y được thực hiện bằng nhiều hình thức, phù hợp với đối tượng, địa bàn. Nội dung thông tin, tuyên truyền về thú y phải bảo đảm chính xác, kịp thời, dễ hiểu.
– Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong hoạt động thông tin, tuyên truyền về thú y:
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, chỉ đạo việc cung cấp thông tin, thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền về thú y;
+ Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền về thú y.
.Trên đây là thông tin về Mẫu đơn xin xác nhận đã tiêm phòng và hướng dẫn viết đơn chi tiết nhất và các thông tin liên quan hữu ích khác để cung cấp thông tin hiểu biết về việc tiêm phòng cho vật nuôi của mình theo quy định