Pháp luật hiện hành đã có những chính sách, chế độ đặc biệt đối với những người có công như: thương binh, anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân,.... Trong một số trường hợp người có công có mong muốn di chuyển hồ sơ của mình thì cần phải làm đơn xin di chuyển hồ sơ người có công.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin di chuyển hồ sơ người có công là gì?
Mẫu đơn xin di chuyển hồ sơ người có công là mẫu đơn do cá nhân lập ra gửi đến Sở lao động thương binh và xã hội nơi đang quản lý hồ sơ. Mẫu đơn xin di chuyển hồ sơ của người có công nêu rõ thông tin về người làm đơn (họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, chỗ ở hiện nay…) nội dung đơn di chuyển hồ sơ người có công.
Mẫu đơn xin di chuyển hồ sơ người có công là mẫu đơn được dùng để xin di chuyển hồ sơ người có công. Mẫu đơn nêu rõ thông tin về người xin di chuyển hồ sơ người có công.
– Cơ sở pháp lý: Thông tư 05/2013/TT- BKĐTBXH quy định về di chuyển hồ sơ như sau:
Điều kiện di chuyển hồ sơ người có công được quy định như sau:
+ Điều kiện 1: người có công hoặc người thờ cúng liệt sĩ thay đổi nơi cư trú;
+ Điều kiện 2: Thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng khi thay đổi nơi cư trú được di chuyển hồ sơ gốc về nơi cư trú mới nêu tại địa phương nơi quản lý hồ sơ gốc không còn thân nhân khác hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
Hồ sơ di chuyển:
+ Đơn đề nghị di chuyển hồ sơ (Mẫu HS6);
+ Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú dài hạn;
+ Phiếu báo di chuyển hồ sơ (Mẫu HS7);
+ Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi.
2. Mẫu đơn xin di chuyển hồ sơ người có công:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
————–o0o————–
…. , ngày … tháng … năm …
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(V/v: Di chuyển hồ sơ người có công)
Căn cứ vào
Kính gửi: Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh……. (nơi đang quản lý hồ sơ) ( 1)
Tôi là:………. sinh ngày: ………(2)
CMND số:………. Ngày cấp:………..tại………(3)
Hộ khẩu thường trú:………(4)
Chỗ ở hiện nay:……(5)
Thuộc diện người có công: ……(6)
Tôi xin trình bày với quý Cơ quan sự việc như sau: (7)
Tôi tham gia ……… từ năm……….. đến năm …… đã được Nhà nước công nhận là …… và được hưởng chế độ …
Tuy nhiên, hiện nay vì một số lí do cá nhân mà tôi đã chuyển đến nơi ở mới tại……
Dựa vào Khoản 1 Điều 49
“Điều 49. Di chuyển hồ sơ
1.Điều kiện di chuyển hồ sơ
a) Người có công hoặc người thờ cúng liệt sĩ thay đổi nơi cư trú;
b) Thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng khi thay đổi nơi cư trú được di chuyển hồ sơ gốc về nơi cư trú mới nêu tại địa phương nơi quản lý hồ sơ gốc không còn thân nhân khác hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
Trường hợp tại địa phương nơi quản lý hồ sơ gốc còn thân nhân khác của người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng thì thực hiện di chuyển bản sao hồ sơ.
Xét với điều kiện của bản thân, tôi kính đề nghị quý cơ quan chấp thuận di chuyển hồ sơ hưởng chế độ ………… tới hưởng chế độ tại … – nơi cư trú của tôi hiện nay để tôi có thể tiếp tục được hưởng những ưu đãi của mình tại nơi tôi đang sinh sống.
Kính mong quý cơ quan xem xét, tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành thủ tục trong thời gian sớm nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên cơ quan đang quản lý hồ sơ
(2): Điền tên, ngày sinh của người làm đơn
(3): Điền số chứng minh nhân dân của người làm đơn
(4): Điền hộ khẩu thường trú của người làm đơn
(5): Điền chỗ ở hiện nay của người làm đơn
(6): Điền diện người có công
(7): Điền nội dung trình bày
4. Quy định về quản lý hồ sơ người có công:
Thủ tục di chuyển hồ sơ người có công được tiến hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đơn và nộp đơn.
+ Nơi đi:
– Cá nhân làm đơn đề nghị di chuyển hồ sơ gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ kèm theo bản sao hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý đơn: Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đơn Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra, hoàn tất hồ sơ di chuyển và gửi bảo đảm qua đường bưu điện đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi cá nhân cư trú. Sau khi xử lý đơn thì Sở Lao động- thương binh và xã hội gửi 01 phiếu báo di chuyển hồ sơ về Cục Người có công để theo dõi, quản lý.
+ Nơi đến: Cơ quan có thẩm quyền là Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tiếp nhận hồ sơ trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm:
Bước 3: Trả kết quả
+ Sau khi tiếp nhận thì gửi
+ Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì chuyển trả lại hồ sơ kèm
Thủ tục di chuyển hồ sơ người có công với cách mạng do quân đội, công an quản lý (Điều 50 Thông tư 05/2013/TT- BKĐTBXH)
Bước 1: ký phiếu bào di chuyển người có công với cách mạng
Cơ quan quản lý hồ sơ có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm trong thời gian 05 ngày kể từ ngày ký phiếu báo di chuyển phải gửi bảo đảm 01 bộ hồ sơ gốc kèm phiếu báo di chuyển qua đường bưu điện đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đối tượng cư trú. Mọi vướng mắc về chế độ hoặc hồ sơ phải được giải quyết trước khi di chuyển.
Bước 2: tiếp nhận hồ sơ: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, nếu phát hiện hồ sơ chưa đúng theo quy định thì chuyển trả lại hồ sơ kèm
Lưu ý: Trong trường hợp hồ sơ thương binh được xác nhận từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước do quân đội, công an quản lý mà không đủ theo quy định (do thất lạc) thì hồ sơ gồm:
+ 02 bản trích lục hồ sơ thương tật của thương binh do thủ trưởng Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị – Bộ Quốc phòng hoặc thủ trưởng Cục Chính sách – Tổng cục Xây dựng lực lượng công an nhân dân, Bộ Công an ký tên và đóng dấu thay cho hồ sơ thương binh; Giấy chứng nhận thương binh do quân đội, công an cấp
+ Phiếu báo di chuyển hồ sơ.
– Trong trường hợp người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chi trả mà chết thì cơ quan quản lý hồ sơ ra quyết định trợ cấp một lần trước khi di chuyển hồ sơ đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi thân nhân cư trú để thực hiện chế độ ưu đãi theo quy định.
Quản lý hồ sơ theo Điều 47 Thông tư 05/2013/TT- BKĐTBXH.
– Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm quản lý hồ sơ người có công với cách mạng đang tại ngũ: Bộ Quốc phòng và Bộ Công an
– Pháp luật quy định trách nhiệm lưu trữ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội như sau:
+ Thứ nhất, Bộ lao động thương binh và xã hội có trách nhiệm trong việc quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”
+ Thứ hai, Bộ lao động thương binh và xã hội có trách nhiệm trích lục hồ sơ liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
– Bên cạnh đó, pháp luật quy định trách nhiệm của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội như sau:
+ Một là, Sở lao động thương binh và xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, đăng ký quản lý, lưu trữ hồ sơ người có công tại địa phương nơi có hộ khẩu thường trú và hồ sơ do quân đội, công an giới thiệu đến;
+ Hai là, Sở lao động thương binh và xã hội có trách nhiệm trong việc lập và gửi trích lục hồ sơ liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội báo cáo định kỳ tình hình, số lượng người có công tại thời điểm ngày 31 tháng 12 hàng năm gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trước ngày 31 tháng 01 năm sau. Việc quản lý hồ sơ người có công có vai trò vô cùng quan trọng trong việc lưu trữ về thông tin của những người có công, để từ đó nhà nước có những chính sách, chế độ hỗ trợ đối với những người có công.