Khi người sử dụng điện thấy số điện tăng vượt quá số lượng sử dụng thì có quyền yêu cầu đơn vị cung cấp điện xem lại công tơ điện. Vậy người sử dụng điện sẽ kiến nghị tiền điện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn kiến nghị tiền điện là gì?
Mẫu đơn kiến nghị tiền điện là mẫu đơn gửi đến đơn vị cung cấp điện cho gia đình mình yêu cầu cung cấp các số liệu và xem xét lại số tiền sử dụng điện trong tháng và kiểm tra dụng cụ đo điện của gia đình. Trong đơn yêu cầu nêu rõ thông tin người kiến nghị kèm theo nội dung kiến nghị tiền điện
Mẫu đơn kiến nghị tiền điện là mẫu đơn được lập ra để kiến nghị tiền điện trong tháng sử dụng đã tăng đột biến so với thực chất sử dụng, yêu cầu đơn vị cung cấp điện cho gia đình phải kiểm tra lại số liệu sử dụng, sô tiền điện và thiết bị đo điện của gia đình
2. Đơn kiến nghị tiền điện:
Tên mẫu đơn: Đơn kiến nghị tiền điện
Nội dung cơ bản trong đơn kiến nghị tiền điện
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————o0o————-
……….., ngày …… tháng ……. năm …….
Mẫu đơn kiến nghị tiền điện
Căn cứ Luật điện lực sửa đổi số 24/2012/QH13
Kính gửi: ĐIỆN LỰC……….
Tôi là: …… sinh ngày: ……
Địa chỉ:……
Địa chỉ nơi sử dụng điện:………
Tôi làm đơn này xin trình bày với điện lực…………. sự việc như sau:
Tháng …./……, mức tiền điện của gia đình tăng đột biến so với tháng…….. mặc dù mức sử dụng điện vẫn như tháng trước. Vì vậy tôi mong muốn điện lực……. xem xét, xác minh lại và có văn bản trả lời cho tôi cùng gia đình được biết về kết quả xác minh về số tiền điện tháng……..
Gia đình tôi cam kết các thông tin cung cấp là hoàn toàn đúng sự thật và mong muốn có kết quả xác minh thỏa đáng. Kính mong quý cơ quan xem xét, giải quyết.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký, gi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn kiến nghị tiền điện:
– Tên mẫu đơn: Đơn kiến nghị tiền điện
– Thông tin người kiến nghị: Họ tên, năm sinh, Hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại, CMND/CCCD, số điện thoại liên hệ
– Địa chỉ nơi sử dụng điện
– Trình bày nội dung đơn
– Lời cam kết
– Ký xác nhận
4. Quy định về tiền điện:
Căn cứ vào Luật điện lực 2004 quy định về sử dụng điện và tiền điện như sau:
Nguyên tắc hoạt động của Ngành Điện
1. Bảo đảm công khai, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt đối xử giữa các đối tượng tham gia thị trường điện lực.
2. Tôn trọng quyền được tự chọn đối tác và hình thức giao dịch của các đối tượng mua bán điện trên thị trường phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện lực.
3. Nhà nước điều tiết hoạt động của thị trường điện lực nhằm bảo đảm phát triển hệ thống điện bền vững, đáp ứng yêu cầu cung cấp điện an toàn, ổn định, hiệu quả.
Hoạt động, điều hành giao dịch trên thị trường điện lực
1. Các quy định chủ yếu về hoạt động giao dịch trên thị trường điện lực bao gồm:
a) Quyền và nghĩa vụ của các đối tượng tham gia thị trường điện lực phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện lực;
b) Đặc tính kỹ thuật của các trang thiết bị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện;
c) Điều độ hệ thống điện quốc gia trong thị trường điện lực;
d) Quy trình xử lý sự cố;
đ) Mua bán điện giao ngay trên thị trường điện lực;
e) Chào giá và xác định giá thị trường;
g) Lập hóa đơn và thanh toán giữa các đối tượng mua bán điện quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này và các đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ;
h) Cung cấp các dịch vụ phụ trợ và phí dịch vụ phụ trợ;
i) Xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp, khiếu nại về hoạt động mua bán điện và các dịch vụ phụ trợ trên thị trường điện lực;
k) Cung cấp, công bố thông tin liên quan đến hoạt động, điều hành giao dịch trên thị trường điện lực.
2. Nội dung chủ yếu của điều hành giao dịch trên thị trường điện lực bao gồm:
a) Kiểm soát hoạt động giao dịch của các đối tượng tham gia thị trường điện lực để bảo đảm cho thị trường hoạt động theo đúng các quy định về điều hành giao dịch thị trường, thỏa thuận giữa các bên và các quy định khác của pháp luật;
b) Công bố giá điện giao ngay và các loại phí dịch vụ được quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Cung cấp các dịch vụ giao dịch và lập hóa đơn thanh toán đối với phần điện năng và công suất được mua bán theo hình thức giao ngay và các dịch vụ phụ trợ;
d) Tiếp nhận và xử lý các kiến nghị liên quan đến hoạt động giao dịch mua bán điện trên thị trường điện lực để bảo đảm sự ổn định, hiệu quả và ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
đ) Cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động, điều hành giao dịch trên thị trường điện lực cho các bên liên quan;
e) Báo cáo về hoạt động giao dịch mua bán điện trên thị trường điện lực với cơ quan điều tiết điện lực.
3. Bộ Công nghiệp quy định các nội dung tại khoản 1 và hướng dẫn các nội dung tại khoản 2 Điều này phù hợp với từng cấp độ phát triển của thị trường điện lực; quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực.
Thanh toán tiền điện
1. Bên mua điện phải thanh toán đủ và đúng thời hạn số tiền điện ghi trong hóa đơn cho bên bán điện theo biểu giá điện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tiền điện được thanh toán tại trụ sở, nơi ở của bên mua điện hoặc tại địa điểm thuận lợi do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện.
2. Bên mua điện chậm trả tiền điện phải trả cả tiền lãi của khoản tiền chậm trả cho bên bán điện.
3. Bên bán điện thu thừa tiền điện phải hoàn trả cho bên mua điện, kể cả tiền lãi của khoản tiền thu thừa.
4. Lãi suất của số tiền chậm trả hoặc thu thừa do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay cao nhất của ngân hàng mà bên bán điện có tài khoản ghi trong hợp đồng tại thời điểm thanh toán.
5. Bên mua điện có quyền yêu cầu bên bán điện xem xét lại số tiền điện phải thanh toán. Khi nhận được yêu cầu của bên mua điện, bên bán điện có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn mười lăm ngày. Trường hợp không đồng ý với cách giải quyết của bên bán điện, bên mua điện có thể đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tổ chức việc hòa giải. Trong trường hợp không đề nghị hòa giải hoặc hòa giải không thành, bên mua điện có quyền khởi kiện tại
6. Trong trường hợp bên mua điện không trả tiền điện và đã được bên bán điện
Kiểm định thiết bị đo đếm điện
1. Chỉ những tổ chức có thẩm quyền hoặc được ủy quyền theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường mới được phép kiểm định thiết bị đo đếm điện.
2. Bên bán điện có trách nhiệm tổ chức việc kiểm định thiết bị đo đếm điện theo đúng yêu cầu và thời hạn do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường quy định.
3. Khi có nghi ngờ thiết bị đo đếm điện không chính xác, bên mua điện có quyền yêu cầu bên bán điện kiểm tra; trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của bên mua điện, bên bán điện phải kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế xong. Trường hợp không đồng ý với kết quả kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế của bên bán điện, bên mua điện có quyền đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương tổ chức kiểm định độc lập. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của bên mua điện, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương có trách nhiệm tổ chức việc kiểm định.
4. Chi phí cho việc kiểm định thiết bị đo đếm điện theo quy định tại khoản 3 Điều này được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tổ chức kiểm định độc lập xác định thiết bị đo đếm điện hoạt động theo đúng Tiêu chuẩn Việt Nam thì bên mua điện phải trả phí kiểm định;
b) Trường hợp tổ chức kiểm định độc lập xác định thiết bị đo đếm điện hoạt động không đúng Tiêu chuẩn Việt Nam thì bên bán điện phải trả phí kiểm định.
5. Trường hợp tổ chức kiểm định độc lập xác định chỉ số đo đếm của thiết bị đo đếm điện vượt quá số lượng điện sử dụng thực tế thì bên bán điện phải hoàn trả khoản tiền thu thừa cho bên mua điện.
5. Gia đinh có thể tự kiểm tra số điện tại nhà bằng cách nào?
Có 2 cách để bạn có thể tự check xem số tiện tại nhà có sai hay không?
– Kiểm tra Công tơ điện có đang quay số dù không sử dụng điện?
Bạn hãy ngắt cầu dao tổng tất cả các thiết bị sử dụng điện trong gia đình mình, đảm bảo chúng không hoạt động và quan sát chỉ số trên công tơ điện. Nếu các chỉ số vẫn tiếp tục, chứng tỏ độ chính xác của công tơ điện có vấn đề. Bạn nên lấy điện thoại chụp hình hoặc quay video lại làm bằng chứng, sau đó, liên hệ ngay với điện lực địa phương để giải quyết vấn đề kịp thời.
– Lắp thêm công tơ phụ để kiểm tra
Bạn nên lắp thêm một công tơ phụ ngay phía sau công tơ của điện lực để đối chứng chênh lệch chỉ số điện. Sau đó, bạn có thể chủ động theo dõi và ghi lại chỉ số công tơ theo chu kỳ tính điện của Điện lực EVN có ghi trên hóa đơn. Khi trị số công tơ có sự khác biệt, bạn có thể khiếu nại với điện lực địa phương để kiểm tra. Trên thị trường, công tơ phụ có giá tiền vài trăm nghìn đồng, bạn có thể tham khảo để mua.