Quy định vê Các nguồn vốn phục vụ cho phát triển nhà ở? Các Nguyên tắc huy động vốn cho phát triển nhà ở theo quy định của pháp luật? Hợp đồng góp vốn kinh doanh Bất động sản, mua bán nhà đất? Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất có cần công chứng không? Một số Lưu ý khi ký hợp đồng góp vốn mua đất?
Cơ sở pháp lý: Luật nhà ở 2020
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quy định vê Các nguồn vốn phục vụ cho phát triển nhà ở
Căn cứ tại điều Điều 67. Các nguồn vốn phục vụ cho phát triển nhà ở Luật nhà ở 2020 quy định thì Các nguồn vốn phục vụ cho phát triển nhà ở gồm: Vốn của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, Vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam, Tiền mua, tiền thuê mua, tiền thuê nhà ở trả trước theo quy định của Luật nhà ở, Vốn góp thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức và các cá nhân Vốn Nhà nước cấp bao gồm vốn trung ương và vốn địa phương để hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách xã hội thông qua các chương trình mục tiêu về nhà ở và thông qua việc xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua, và cuối cùng là nguồn Vốn huy động từ nước ngoài và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định.
2. Các Nguyên tắc huy động vốn cho phát triển nhà ở theo quy định của pháp luật
Tại Luật nhà ở 2020 Điều 68. Nguyên tắc huy động vốn cho phát triển nhà ở quy định:
1. Hình thức huy động vốn phải phù hợp đối với từng loại nhà ở theo quy định của Luật này. Các trường hợp huy động vốn không đúng hình thức và không đáp ứng đủ các điều kiện đối với từng loại nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì không có giá trị pháp lý.
2. Tổ chức, cá nhân huy động vốn phải có đủ điều kiện để huy động vốn theo quy định của pháp luật về nhà ở.
3. Bảo đảm công khai, minh bạch; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có vốn cho phát triển nhà ở.
4. Tổ chức, cá nhân phải sử dụng vốn đã huy động vào đúng mục đích phát triển nhà ở đó, không được sử dụng vốn đã huy động cho dự án khác hoặc mục đích khác.
5. Vốn phục vụ cho phát triển nhà ở và thực hiện chính sách nhà ở xã hội phải được quản lý theo quy định của Luật này, pháp luật có liên quan và theo thỏa thuận của các bên.
6. Chính phủ quy định chi tiết việc huy động vốn, nội dung, điều kiện, hình thức huy động vốn cho phát triển đối với từng loại nhà ở.
Như vậy, Nguyên tắc huy động vốn cho phát triển nhà ở được quy định cụ thể là Hình thức huy động vốn phải phù hợp đối với từng loại nhà ở theo quy định, Tổ chức, cá nhân huy động vốn phải có đủ điều kiện để huy động vốn, và Bảo đảm công khai, minh bạch; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có vốn cho phát triển nhà ở, các nguồn Vốn phục vụ cho phát triển nhà ở và thực hiện chính sách nhà ở xã hội phải được quản lý theo quy định của pháp luật.
3. Hợp đồng góp vốn kinh doanh Bất động sản, mua bán nhà đất
Trong thời gian vừa qua, nhiều dự án bất động sản đã huy động vốn từ khách hàng thông qua hình thức ký hợp đồng góp vốn,
Điều kiện huy động vốn cho đối tượng là cá nhân:
– Chủ đầu tư huy động vốn từ tiền ứng trước của người có nhu cầu mua hoặc thuê nhà – thì chỉ được áp dụng trong trường hợp thiết kế nhà ở đã được phê duyệt và đã được xây dựng xong phần móng. Tổng số tiền huy động trước khi bàn giao nhà ở cho người có nhu cầu không được vượt quá 70% giá trị nhà ở ghi trong hợp đồng”.
– Chủ đầu tư chỉ được ký hợp đồng, văn bản góp vốn hoặc hợp đồng, văn bản hợp tác đầu tư sau khi đã có dự án phát triển nhà ở được phê duyệt, đã thực hiện khởi công xây dựng công trình nhà ở và đã thông báo cho Sở Xây dựng nơi có dự án phát triển nhà ở biết trước ít nhất 15 ngày, tính đến ngày ký hợp đồng huy động vốn. Đối với trường hợp huy động vốn từ tiền mua nhà ứng trước, chủ đầu tư chỉ được huy động sau khi đã có thiết kế kỹ thuật nhà ở được phê duyệt, đã xây dựng xong phần móng của nhà ở, đã hoàn thành thủ tục mua bán qua sàn giao dịch bất động sản theo đúng quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản và đã thông báo cho Sở Xây dựng nơi có dự án phát triển nhà ở theo quy định.
– Những điều cần lưu ý khi thực hiện góp vốn đầu tư:
Cá nhân khi tiến hành góp vốn kinh doanh Bất động sản cần tìm hiểu kỹ thông tin và năng lực của chủ đầu tư và dự án đầu tư, điều khoản chi tiết của hợp đồng. Cần phải thường xuyên theo dõi tiến độ thi công của dự án và có những thỏa thuận cụ thể, chi tiết để có thể buộc chủ đầu tư phải trả lại tiền góp vốn hoặc bồi thường trong trường hợp chủ đầu tư chậm giao nhà hoặc dự án không thể triển khai.
4. Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất có cần công chứng không?
Theo quy định tại Điều 167 Luật đất đai 2018 Khoản 3 Điểm a quy định như sau:
Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này.
Như vậy, việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất là rất cần thiết vì nó là một công cụ để bảo vệ lợi ích của các bên với giá trị pháp lý là chứng minh việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất là đúng sự thật. Tránh các trường hợp không mong muốn do mâu thuấn hay lừa đảo trong việc góp vốn
5. Một số Lưu ý khi ký hợp đồng góp vốn mua đất
Trước khi ký kết hợp để các bên có thể yên tâm khi hợp tác kinh doanh cũng như giảm thiểu rủi ro và tự bảo vệ và ràng buộc các bên trong quá trình hợp tác góp vốn để có thể thực hiện đúng đối tượng hợp đồng, đúng thỏa thuận, đúng cam kết để các bên có thể giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra thì Khi ký kết hợp đồng góp vốn mua đất thì các bên cần quan tâm đến vấn đề pháp lý đầy đủ và hợp lệ để tránh những rủi ro và tranh chấp không đáng có.
Đối với Các bên nên thỏa thuận rõ ràng lập thành văn bản của những điều khoản trong hợp đồng về mức đóng góp cụ thể của mỗi bên và phân chia lợi nhuận của mỗi bên được hưởng khi hợp tác kinh doanh trên mặt giấy tờ có thể lựa chọn công chứng hợp đồng góp vốn khi cùng nhau góp tiền để mua đất để ngăn ngừa rủi ro và Trong hợp đồng phải có các điều khoản cụ thể ràng buộc các bên và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng, quy định rõ cơ quan nhà nước sẽ giải quyết tranh chấp khi có mâu thuẫn xảy ra.
Để cùng góp vốn mua đất thì các bên phải thỏa thuận rõ thêm các điều khoản về tài chính khi hợp tác góp vốn và quá trình xử lý tài sản mua được và khai thác giá trị tài sản, quy định cụ thể về phương thức để chấm dứt việc hợp tác để có những lựa chon xử lý tài sản khi các bên không còn hợp tác với nhau nữa
Một lưu ý khi ký kết hợp đồng mua bán đất là không phải loại đất nào cũng được phép và đủ điều kiện để được chuyển nhượng, góp vốn thì phải đáp ứng các điều kiện như là người sử dụng đất không có các tranh chấp đối với mảnh đất này và các mảnh đất còn trong thời hạn sử dụng đất đó
Các bên nên thỏa thuận về thời hạn có hiệu lực của hợp đồng là từ khi các bên ký vào hợp đồng hay vào thời điểm nào cho phù hợp để ràng buộc phát sịnh các quyền và nghĩa vụ pháp lý khi hợp đồng có hiệu lực, nhằm yêu cầu để các bên thực hiện theo đúng các thỏa thuận mà các bên cam kết trong hợp đồng để có cơ sở xử lý nếu các bên có vi phạm hay không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng mà các bên đã giao kết.
Như vậy, khi thực hiện hợp đồng góp vốn mua đất không thể lường trước rủi ro thì các bên nên ghi các quy định để sửa đổi, bổ sung lại hợp đồng để cùng thỏa thuận các vấn đề có thể phát sinh và trong quá trình thực hiện hợp đồng đề đề phòng những tình huống mới trong trường hợp bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc các liệt kê các rủi ro để có thể tìm ra các giải pháp, các thiệt hại có thể xảy ra để khắc phục thiệt hại đến mức thấp nhất cho các bên góp vốn
Trên đây là thông tin chúng tôi tư vấn về các nội dung Hợp đồng góp vốn kinh doanh Bất động sản, mua bán nhà đất và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.