Thông thường, khi các cá nhân, tổ chức muốn chuyển nhượng, tặng cho đất cần thực hiện hoạt động xin xác nhận vị trí đất. Khi đó, các cá nhân, tổ chức cần gửi đơn xin xác nhận vị trí đất lên cơ quan có thẩm quyền. Vậy đơn xin xác nhận vị trí đất là gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin xác nhận vị trí đất là gì và để làm gì?
Đơn xin xác nhận vị trí đất là văn bản do cá nhân, tổ chức viết gửi cơ quan có thẩm quyền để xin xác nhận lại vị trí đất phục vụ các mục đích nhất định
Đơn xin xác nhận vị trí đất được dùng để thể hiện mong muốn cơ quan có thẩm quyền tiến hành hoạt động xác nhận lại vị trí đất của cá nhân, tổ chức làm đơn.
2. Mẫu đơn xin xác nhận vị trí đất và hướng dẫn soạn thảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…., ngày… tháng…. năm…..
ĐƠN XIN XÁC NHẬN VỊ TRÍ ĐẤT
Kính gửi: – Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)……
– Ông… – Chủ tịch UBND xã (phường, thị trấn)…
(Hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền sao cho phù hợp với thực tế)
Tên tôi là:…… Sinh năm:… (1)
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:…. Do CA…. Cấp ngày…./…../…..(2)
Địa chỉ thường trú:……(3)
Địa chỉ hiện tại:……(4)
Số điện thoại liên hệ:……
Là:……. (tư cách làm đơn, ví dụ, chủ sử dụng mảnh đất số…….. theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số……. do Sở Tài nguyên và môi trường………….. cấp ngày…/…./……)
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc sau:
…… (5)
Do vậy, tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý cơ quan tiến hành xem xét và xác nhận vị trí của mảnh đất số……. được cấp Giấy chứng nhận số…… do Sở tài nguyên và môi trường…. cấp ngày…/…/….. Cụ thể như sau:
……(6)
Tôi xin cam đoan những thông tin mà tôi đã nêu trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin này.
Kính mong Quý cơ quan xem xét và xác nhận thông tin trên cho tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Xác nhận của …
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn soạn thảo
(1) Ghi tên theo Chứng minh nhân dân
(2) Ghi theo Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân
(3) ghi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/ thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố
(4) ghi địa chỉ hiện tại của người làm đơn, ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/ thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố)
(5) Phần này trình bày về nguyên nhân, hoàn cảnh, lý do dẫn tới làm đơn xin xác nhận vị trí đất, ví dụ:
Ngày…/…./…, tôi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số…… do …… cấp ngày…/…/….. đối với quyền sử dụng mảnh đất….. theo hồ sơ địa chính…… của UBND xã (phường, thị trấn)……. Năm…
Ngày…/…./…… tôi có nhu cầu chuyển nhượng quyền sử dụng mảnh đất trên cho Ông:…. Sinh năm:…..
Chứng minh nhân dân số:…../………/………
Tuy nhiên, Ông….. có yêu cầu tôi xác nhận về vị trí của mảnh đất mà tôi sẽ chuyển nhượng đúng với thông tin mà tôi đã đưa ra.
(6) Phần này đưa ra các thông tin về vị trí mảnh đất cần xác nhận cũng như các thông tin khác cần xác nhận
3. Quy định về xác định vị trí thửa đất:
3.1. Đối tượng thửa đất:
– Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được nhà nước giao quản lý đất; có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai;
– Đỉnh thửa đất là các điểm gấp khúc trên đường ranh giới thửa đất; đối với các đoạn cong trên đường ranh giới, đỉnh thửa đất trên thực địa được xác định đảm bảo khoảng cách từ cạnh, nối hai điểm chi tiết liên tiếp đến đỉnh cong tương ứng không lớn hơn 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ cần lập;
– Cạnh thửa đất trên bản đồ được xác định bằng đoạn thẳng nối giữa hai đỉnh liên tiếp của thửa đất;
– Ranh giới thửa đất là đường gấp khúc tạo bởi các cạnh thửa nối liền, bao khép kín phần diện tích thuộc thửa đất đó;
– Trường hợp đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở thì ranh, giới thửa đất được xác định là đường bao của toàn bộ diện tích đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở đó;
– Đối với ruộng bậc thang thì ranh giới thửa đất được xác định là đường bao ngoài cùng, bao gồm các bậc thang liền kề có cùng mục đích sử dụng đất, thuộc phạm vi sử dụng của một người sử dụng đất hoặc một nhóm người cùng sử dụng đất (không phân biệt theo các đường bờ chia cắt bậc thang bên trong khu đất tại thực địa);
– Trường hợp ranh giới thửa đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng là bờ thửa, đường rãnh nước dùng chung không thuộc thửa đất có độ rộng dưới 0,5m thì ranh giới thửa đất được xác định theo đường tâm của đường bờ thửa, đường rãnh nước. Trường hợp độ rộng đường bờ thửa, đường rãnh nước bằng hoặc lớn hơn 0,5m thì ranh giới thửa đất được xác định theo mép của đường bờ thửa, đường rãnh nước.
Như vậy, đối với mỗi loại hình thửa đất thì sẽ có những tiêu chí để xác định riêng biệt. Với thửa đất thông thường thì sẽ được xác định bao gồm đỉnh thửa đất, cạnh thửa đất, ranh giới thửa đất. Đối với đất có vườn, ao liền nhà thì việc xác định ranh giới thửa đất sẽ khác, và với thửa đất là ruộng bậc thang, thừa đất nông nghiệp, thửa đất nông nghiệp, thửa đất chưa sử dụng sẽ có cách xách định ranh giới thửa đất khác nhau.
3.2. Xác định ranh giới thửa đất:
– Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc (là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp, tổ dân phố… để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất), cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất; đồng thời, yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng, chứng thực).
– Ranh, giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của
Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thửa đất để giải quyết. Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thi được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp; đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp thành 02 bản, một bản lưu hồ sơ đo đạc, một bản gửi Ủy ban nhân dân.
Hoạt động xác định ranh giới thửa đất là hoạt động vô cùng quan trọng, yêu cầu có sự kết hợp giữa cán bộ đo đạc, cán bộ địa chính xã và người quản lý, sử dụng thửa đất. Hoạt động này cũng được thực hiện theo các bước, trình tự nhất định như đánh dấu, lập bản mô tả, … nhằm đảm bảo cho việc xác định chính xác, tránh gây tranh chấp giữa những người quản lý, sử dụng các thửa đất liền kề nhau.
3.3. Đo vẽ ranh giới thửa đất:
– Việc đo vẽ chi tiết ranh giới thửa đất được thực hiện theo hiện trạng thực tế đang sử dụng, quản lý đã được xác định như sau
Trường hợp có giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất thể hiện rõ ranh giới thửa đất (có kích thước cạnh hoặc tọa độ đỉnh thửa đất) nhưng ranh giới thửa đất trên thực địa đã thay đổi so với giấy tờ đó thì trên bản đồ địa chính phải thể hiện cả đường ranh giới thửa đất theo giấy tờ đó (bằng nét đứt) và ranh giới thửa đất theo hiện trạng (bằng nét liền). Đơn vị đo đạc phải thể hiện sự thay đổi về ranh giới thửa đất trong Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 12 kèm theo Thông tư này; đồng thời lập danh sách các trường hợp thay đổi ranh giới thửa đất gửi Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với thửa đất do tổ chức sử dụng) nơi có thửa đất để xử lý theo thẩm quyền.
Trong quá trình đo vẽ chi tiết, tại mỗi trạm máy phải bố trí các điểm chi tiết làm điểm kiểm tra với các trạm đo kề nhau. Số lượng điểm kiểm tra phụ thuộc vào khu vực đo và không dưới 2 điểm với mỗi trạm đo kề nhau. Trường hợp sai số vị trí điểm kiểm tra giữa hai lần đo từ hai trạm máy bằng hoặc nhỏ hơn sai số quy định tại Điều 7 của Thông tư này thì vị trí điểm kiểm tra được xác định bằng tọa độ trung bình giữa hai lần đo. Trường hợp sai số nói trên vượt quá sai số quy định tại Điều 7 của Thông tư này thì phải kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân để khắc phục.
Đối với khu đo cùng thời điểm đo vẽ có nhiều tỷ lệ khác nhau thì phải đánh dấu các điểm chi tiết chung của hai tỷ lệ để đo tiếp biên. Các điểm đo tiếp biên phải được đo đạc theo chỉ tiêu kỹ thuật của tỷ lệ bản đồ lớn hơn.
– Sau khi bản đồ địa chính được nghiệm thu cấp đơn vị thi công, đơn vị đo đạc in Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất theo mẫu quy định tại Phụ lục số 12 kèm theo Thông tư này và giao cho người sử dụng đất để kiểm tra, xác nhận, kê khai đăng ký đất đai theo quy định và nộp lại cùng hồ sơ đăng ký đất đai để làm cơ sở nghiệm thu bản đồ địa chính. Trường hợp phát hiện trong kết quả đo đạc địa chính thửa đất có sai sót thì người sử dụng đất báo cho đơn vị đo đạc kiểm tra, chỉnh sửa, bổ sung.
Sau khi đã thực hiện hoạt động xác định ranh giới đất trên thực tế thì cần thực hiện hoạt động đo vẽ ranh giới đất. Hoạt động đo vẽ ranh giới thửa đất cũng cần phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật đo đạc cũng như việc xác nhận kết quả đo đạc, việc đo vẽ ranh giới thửa đất sẽ được thể hiện trong Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các căn bản pháp lý khác về quyền sử dụng đất.