Đối với việc cấp GCN chất lượng kiểu loại sản phẩm, thẩm định thiết kế xe ô tô, doanh nghiệp cần phải làm đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận. Vậy mẫu đơn này có nội dung và hình thức ra sao?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn đề nghị cấp GCN chất lượng kiểu loại sản phẩm, thẩm định thiết kế xe ô tô là gì, mục đích của mẫu đơn?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị cấp GCN chất lượng kiểu loại sản phẩm, thẩm định thiết kế xe ô tô:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
- 4 4. Những điều kiện đề nghị cấp GCN chất lượng kiểu loại sản phẩm, thẩm định thiết kế xe ô tô:
1. Mẫu đơn đề nghị cấp GCN chất lượng kiểu loại sản phẩm, thẩm định thiết kế xe ô tô là gì, mục đích của mẫu đơn?
Mẫu đơn đề nghị cấp GCN chất lượng kiểu loại sản phẩm, thẩm định thiết kế xe ô tô là văn bản được lập ra để đề nghị về việc cấp giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại sản phẩm, thẩm định thiết kế xe ô tô, nội dung đơn nêu rõ nội dung đề nghị, chất lượng kiểu loại sản phẩm…
Mục đích của mẫu đơn đề nghị cấp GCN chất lượng kiểu loại sản phẩm, thẩm định thiết kế xe ô tô: mẫu đơn nhằm mục đích ghi nhận yêu cầu của người viết đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền về việc cấp GCN chất lượng kiểu loại sản phẩm, thẩm định thiết kế xe ô tô khi đã đủ điều kiện.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp GCN chất lượng kiểu loại sản phẩm, thẩm định thiết kế xe ô tô:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TÊN DOANH NGHIỆP
——-
Số: ……….
…….., ngày … tháng … năm 20…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG KIỂU LOẠI SẢN PHẨM/ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ XE Ô TÔ
Kính gửi: ………………..
Tên doanh nghiệp (1)………………
Địa chỉ trụ sở chính: ……………….
Mã số doanh nghiệp/ mã số thuế …………..
Điện thoại: …………..Fax: …………..Email: ………..
Người liên hệ: …………. Chức danh: …………Điện thoại: ………….
Giấy chứng nhận chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô Số………..…. ngày ……tháng……. năm………..
Căn cứ các quy định tại Thông tư số …./…/TT-BGTVT ngày …./…./…… của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải; căn cứ vào các quy định, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.
1. Đề nghị …………………………..xem xét chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường / Thẩm định thiết kế với các thông tin cụ thể như sau: (2)
a) Hình thức xin cấp: Mới Cấp lại Cấp mở rộng Cấp bổ sung
b) Thông tin về sản phẩm: (Loại sản phẩm, nhấn hiệu, tên thương mại và số loại của sản phẩm; ký hiệu thiết kế; Tiêu chuẩn áp dụng; Tên nhà máy sản xuất, lắp ráp, địa chỉ; thông tin khác (Số tờ khai nhập khẩu (đối với linh kiện nhập khẩu) ……..Ngày / / ; đăng ký chứng nhận theo tờ khai nhập khẩu, …)
3. Hồ sơ kèm theo:
………. (tên doanh nghiệp) xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Thông tư …/…./TT-BGTVT ngày …./…../….. của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, các văn bản pháp luật khác có liên quan, kiểu loại sản phẩm không vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Họ và tên, ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
(1) Doanh nghiệp ghi rõ thông tin: Tên doanh nghiệp, Địa chỉ trụ sở chính, Mã số doanh nghiệp, Mã số thuế, Điện thoại, Fax, Email, Người liên hệ, Chức danh, Điện thoại, Giấy chứng nhận chứng nhận đủ điều kiện sản xuất;
(2) Nội dung đề nghị cấp GCN chất lượng kiểu loại sản phẩm, thẩm định thiết kế xe ô tô.
4. Những điều kiện đề nghị cấp GCN chất lượng kiểu loại sản phẩm, thẩm định thiết kế xe ô tô:
Hồ sơ đăng ký chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường kiểu loại sản phẩm:
Theo Điều 7 Thông tư 25/2019/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp ô tô
– Hồ sơ đăng ký chứng nhận chất lượng kiểu loại đối với linh kiện thuộc đối tượng phải kiểm tra, thử nghiệm và chứng nhận quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này bao gồm:
Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại sản phẩm theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này;
Bản thông tin về linh kiện có các thông số kỹ thuật của sản phẩm kèm theo ảnh chụp tổng thể sản phẩm;
Bản sao báo cáo kết quả thử nghiệm linh kiện theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng tại Việt Nam;
Bản sao bản vẽ kỹ thuật kèm các thông số của sản phẩm; bản thuyết minh các ký hiệu, ký tự, số đóng trên sản phẩm (nếu có);
Bản sao tờ khai hàng hóa nhập khẩu đối với trường hợp cấp chứng nhận chất lượng theo tờ khai hàng hóa nhập khẩu.
– Hồ sơ đăng ký chứng nhận chất lượng kiểu loại đối với ô tô bao gồm:
Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại sản phẩm theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này;
Bản thông tin ô tô sản xuất, lắp ráp theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này kèm theo ảnh chụp tổng thể ô tô, ảnh chụp thiết bị đặc trưng (nếu có);
Bản sao báo cáo kết quả thử nghiệm về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành đối với ô tô tại Việt Nam.
Miễn nộp báo cáo thử nghiệm về khí thải đối với động cơ nếu cung cấp được một trong các tài liệu sau: bản sao văn bản xác nhận của nhà sản xuất động cơ nước ngoài kèm theo các tài liệu kết quả chứng nhận sự phù hợp về chất lượng khí thải của các kiểu loại động cơ nhập khẩu theo quy định tại thỏa thuận từ các quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực chứng nhận xe cơ giới; bản sao văn bản xác nhận của đại diện hợp pháp tại Việt Nam của nhà sản xuất động cơ nước ngoài kèm theo bản sao Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại động cơ về khí thải còn hiệu lực được cấp bởi Cơ quan QLCL; bản sao Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại động cơ về khí thải cấp bởi Cơ quan QLCL đối với trường hợp cơ sở sản xuất động cơ trong nước sản xuất, lắp ráp động cơ để cung cấp cho cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô;
Bản sao Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế, bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật và các bản vẽ kỹ thuật của hồ sơ thiết kế đã được Cơ quan QLCL thẩm định hoặc các tài liệu thay thế theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này;
Bản thống kê các tổng thành, hệ thống sản xuất trong nước và nhập khẩu dùng để sản xuất, lắp ráp ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này và kèm theo một trong các tài liệu tương ứng đối với từng linh kiện (trừ động cơ) thuộc đối tượng phải kiểm tra, thử nghiệm và chứng nhận theo quy định như sau: bản sao Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực được cấp bởi Cơ quan QLCL cho kiểu loại linh kiện đã được thử nghiệm theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng tại Việt Nam; bản sao văn bản xác nhận của nhà sản xuất linh kiện nước ngoài kèm theo các tài liệu kết quả chứng nhận sự phù hợp về chất lượng của các kiểu loại linh kiện nhập khẩu theo quy định tại các thỏa thuận từ các quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực chứng nhận xe cơ giới; bản sao văn bản xác nhận của đại diện hợp pháp tại Việt Nam của nhà sản xuất linh kiện nước ngoài kèm theo bản sao Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực được cấp bởi Cơ quan QLCL cho kiểu loại linh kiện đã được thử nghiệm theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng tại Việt Nam;
Bản sao bản thuyết minh phương pháp và vị trí đóng số khung, số động cơ.
Cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường kiểu loại sản phẩm:
Theo Điều 9 Thông tư 25/2019/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp ô tô
– Trình tự và cách thức thực hiện cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường kiểu loại sản phẩm (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận) như sau:
Cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu linh kiện (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) lập 01 bộ hồ sơ đăng ký chứng nhận chất lượng kiểu loại sản phẩm (hồ sơ đăng ký chứng nhận) theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 7 của Thông tư này, nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua Cổng thông tin điện tử hoặc qua hình thức khác đến Cơ quan QLCL;
Cơ quan QLCL tiếp nhận và kiểm tra thành phần hồ sơ đăng ký chứng nhận. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cơ quan QLCL trả lại hồ sơ trong ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trả lại hồ sơ trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đối với các hình thức nộp khác, hướng dẫn để doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ;
Cơ quan QLCL kiểm tra nội dung hồ sơ và kết quả đánh giá COP trong phạm vi 07 ngày làm việc. Nếu nội dung hồ sơ không hợp lệ thì Cơ quan QLCL
Cơ quan QLCL cấp Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định và có kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu;
Doanh nghiệp nhận Giấy chứng nhận trực tiếp tại trụ sở Cơ quan QLCL hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc theo hình thức phù hợp khác.
– Đối với trường hợp linh kiện nhập khẩu đăng ký chứng nhận chất lượng theo tờ khai hàng hóa nhập khẩu thì Giấy chứng nhận cấp cho kiểu loại linh kiện nhập khẩu chỉ có giá trị đối với các linh kiện cùng kiểu loại thuộc cùng tờ khai hàng hóa nhập khẩu.