Đơn xin ngừng sinh hoạt Đảng là căn cứ sẽ để cơ quan, chủ thể có thẩm xem xét và chấp thuận cho việc xin ngừng sinh hoạt Đảng vì một lý do nào đó. Vậy đơn xin ngừng sinh hoạt Đảng là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin ngừng sinh hoạt Đảng là gì?
Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
Đơn xin ngừng sinh hoạt Đảng là mẫu đơn do cá nhân đang tham gia sinh hoạt đảng ở một chi bộ gửi cho Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền( Đảng ủy, chi bộ Đảng) để được xin ngừng sinh hoạt Đảng vì một lý do nhất định nào đó. Trong đơn xin ngừng sinh hoạt Đảng phải nêu được những thông tin về cá nhân về cá nhân muốn ngừng sinh hoạt Đảng, những lý do muốn xin ngừng và cam kết của cá nhân đó,….
Đơn xin ngừng sinh hoạt Đảng là văn bản chứa đựng những thông tin của cá nhân về cá nhân muốn ngừng sinh hoạt Đảng, những lý do muốn xin ngừng và cam kết của cá nhân đó,….Ngoài ra, đơn xin ngừng sinh hoạt Đảng là căn cứ sẽ để cơ quan, chủ thể có thẩm xem xét và chấp thuận cho việc xin ngừng sinh hoạt Đảng vì một lý do nào đó.
2. Mẫu đơn xin ngừng sinh hoạt Đảng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
Địa danh., ngày….tháng…năm…..
ĐƠN XIN NGỪNG SINH HOẠT ĐẢNG
Kính gửi: ĐẢNG ỦY…
CHI BỘ ĐẢNG…
Tên tôi là: ….Sinh ngày:…
Quê quán: …
Căn cước công dân số…. cấp ngày…/…/… tại……………..
Hộ khẩu thường trú:…
Nơi ở hiện tại:…
Ngày vào đảng: ….Chính thức ngày:….
Hiện đang sinh hoạt tại chi bộ Đảng: …
Do điều kiện công việc hiện nay, tôi thường xuyên đi lao động xa nhà không thể sinh hoạt thường kì cùng chi bộ được.
Vậy tôi làm đơn này kính mong đảng bộ ……..cùng chi bộ …….cho phép tôi được nghỉ sinh hoạt Đảng. Tôi xin hứa luôn chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước sau khi tôi nghỉ sinh hoạt Đảng.
Rất mong lãnh đạo các cấp xem xét và chấp thuận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn xin ngừng sinh hoạt Đảng:
Phần kính gửi của đơn xin ngừng sinh hoạt Đảng thì người làm đơn sẽ điền cụ thể tên của cơ quan, chủ thể có thẩm quyền ( Đảng ủy, chi bộ Đảng).
Phần nội dung của đơn xin ngừng sinh hoạt Đảng: yêu cầu người làm đơn cung cấp đầy đủ, chính xác, chi tiết những thông tin của cá nhân về cá nhân muốn ngừng sinh hoạt Đảng( tên, ngày tháng năm sinh, ngày vào đảng, nơi ở hiện tại, số điện thoại), những lý do muốn xin ngừng( lý do phải thất chính đáng và phù hợp) và cam kết của cá nhân đó( luôn chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước sau khi ngừng sinh hoạt Đảng).
Cuối đơn xin ngừng sinh hoạt Đảng thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.
4. Quy định về Đảng viên:
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, không bóc lột, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Đảng viên có những quyền như sau:
+ Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
+ Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Bộ Chính trị.
+ Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
+ Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trữ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.
Thủ tục kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại):
Người vào Đảng phải:
– Có đơn tự nguyện xin vào Đảng;
– Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ;
– Được hai đảng viên chính thức giới thiệu.
Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, dược ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.
Người giới thiệu phải:
– Là đảng viên chính thức và cùng công tác với người vào Đảng ít nhất một năm;
– Báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng và chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình.
Có điều gì chưa rõ thì báo cáo để chi bộ và cấp trên xem xét.
Trách nhiệm của chi bộ và cấp ủy:
– Trước khi chi bộ xét và đề nghị kết nạp, chi ủy kiểm tra lại điều kiện của người vào Đảng và lấy ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi người đó sinh hoạt.
Vấn đề lịch sử chính trị của người vào Đảng phải thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.
– Chi bộ xét và đề nghị kết nạp từng người một, khi được ít nhất hai phần ba số đảng viên chính thức trong chi bộ tán thành thì đề nghị lên cấp ủy cấp trên; khi có quyết định của cấp ủy cấp trên, chi bộ tổ chức lễ kết nạp từng người một.
– Đảng ủy cơ sở xét, nếu được ít nhất hai phần ba số cấp ủy lên tán thành kết nạp thì đề nghị lên cấp ủy cấp trên trực tiếp.
– Ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng hoặc cấp ủy cơ sở được ủy quyền xét, quyết định kết nạp từng người một.
+ Nơi chưa có đảng viên hoặc có đảng viên nhưng chưa đủ điều kiện giới thiệu thì cấp ủy cấp trên trực tiếp cử đảng viên về làm công tác tuyên truyền, xem xét, giới thiệu kết nạp Đảng. Trường hợp đặc biệt do Bộ Chính trị quy định.
Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung cơ bản của nguyên tắc đó là:
+ Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
+ Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở một cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy).
+ Cấp ủy các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp ủy cấp trên và cấp dưới; định kỳ
+ Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.
+ Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa sẽ thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp ủy cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp ủy có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.
+ Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên.
Cơ quan lãnh đạo Đảng Trung Ương:
– Đại hội đại biểu toàn quốc do Ban Chấp hành Trung ương triệu tập thường lệ năm năm một lần; có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá một năm.
– Đại hội đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết của nhiệm kỳ vừa qua; quyết định đường lối, chính sách của Đảng nhiệm kỳ tới; bầu Ban Chấp hành Trung ương; bổ sung, sửa đổi Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng khi cần.
– Khi Ban Chấp hành Trung ương xét thấy cần hoặc khi có hơn một nửa số cấp ủy trực thuộc yêu cầu thì Ban Chấp hành Trung ương triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc bất thường. Đại biểu dự Đại hội bất thường là các ủy viên Trung ương đương nhiệm, đại biểu đã dự Đại hội đại biểu toàn quốc đầu nhiệm kỳ, đủ tư cách.