Việc giáo viên muốn tiếp tục học bậc cao hơn phải được sự phê duyệt của cơ quan quản lý tức ban giám hiệu nhà trường. Vậy mẫu đơn xin học tiếp bậc học cao hơn có nội dung và hình thức ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin học tiếp bậc học cao hơn là gì, mục đích của mẫu đơn?
Mẫu đơn xin được học tiếp bậc học cao hơn là văn bản được lập ra để xin được học tiếp bậc học cao hơn, nội dung đơn xin nêu rõ thông tin người làm đơn, nội dung xin học…
Mục đích của mẫu đơn xin học tiếp bậc học cao hơn: Theo quy định của chính phủ về nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, cùng các quy định liên quan, giáo viên được học lên bậc cao hơn sẽ phải lập đơn nhằm mục đích xin học tiếp bậc học cao hơn, đơn này được gửi đến Ban giám hiệu trường, ban giám hiệu sẽ xem xét đơn và đưa ra quyết định cho người làm đơn.
2. Mẫu đơn xin học tiếp bậc học cao hơn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ………
ĐƠN VỊ
………….., ngày…tháng…năm…
ĐƠN XIN HỌC TIẾP BẬC HỌC CAO HƠN
Kính gửi: – Ban Giám hiệu – (Lãnh đạo đơn vị)
Tôi tên: (1)………..
Sinh ngày:…..………MSVC ……..
Hiện là ………..
Đang làm việc tại: (bộ môn, khoa) ………….
Đã được …(Trường hoặc Bộ GD&ĐT)……… cử đi học
Tại quyết định số…………ngày…….tháng………năm………..
Tên trường đến học: ……………….., khoa: …………………
Trình độ đào tạo: ……………………….., chuyên ngành: …………
Tổng thời gian đào tạo: ……………………., ngày nhập học: ………..
Kinh phí đào tạo (ngân sách Nhà nước; tự túc…) ………….
Căn cứ vào………………….tôi làm đơn này đề nghị lãnh đạo nhà trường xem xét cho tôi được tiếp tục học bậc (2)………..
Chuyên ngành: ……………
Thời gian: ……………….
Nguồn kinh phí: (ghi rõ nguồn kinh phí cho cả kinh phí ôn thi và thi tuyển; nguồn kinh phí tự túc, kinh phí hỗ trợ của nhà trường, đơn vị hay của dự án, học bổng,…) ….………
(Đính kèm các hồ sơ có liên quan)
Kính đề nghị lãnh đạo nhà trường và đơn vị xem xét giải quyết các thủ tục cho tôi theo nguyện vọng.
Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Địa chỉ liên lạc của tôi: ………….
Địa chỉ thư tín (ghi rõ ràng, đầy đủ, chi tiết): ………….
Email: …………..
ĐT…………..
Ý kiến của BCN Bộ môn
Ý kiến của Chi bộ bộ môn
Người viết báo cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
(1) Người làm đơn ghi rõ thông tin của bản thân: Họ và tên, mã số viên chức, đang làm việc tại bộ môn, khoa nào, được cử đi học tại quyết định số bao nhiêu, tên trường đến học, khoa, trình độ đào tạo, chuyên ngành, tổng thời gian đào tạo;
(2) Người viết đơn ghi rõ nội dung yêu cầu học bậc cao hơn.
4. Những quy định liên quan đến nâng cao trình độ giáo viên:
Lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non:
Theo Điều 4 Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở
– Lộ trình thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030.
– Lộ trình được thực hiện thành hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, bảo đảm đạt ít nhất 60% số giáo viên mầm non đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm;
Giai đoạn 2: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030, thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên mầm non hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm.
Lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học:
Theo Điều 5 Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở
– Lộ trình thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030.
– Lộ trình được thực hiện thành hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, bảo đảm đạt ít nhất 50% số giáo viên tiểu học đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân;
Giai đoạn 2: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030, thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên tiểu học hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân.
Lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên trung học cơ sở:
Theo Điều 6 Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở
– Lộ trình thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030.
– Lộ trình được thực hiện thành hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, bảo đảm đạt ít nhất 60% số giáo viên trung học cơ sở đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân;
Giai đoạn 2: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030, thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên trung học cơ sở hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân.
Phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu trong đào tạo nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên
– Việc đào tạo nâng trình độ chuẩn của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở được thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu giữa các địa phương với cơ sở đào tạo giáo viên trên cơ sở kế hoạch thực hiện hàng năm của các địa phương.
– Việc giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên thực hiện theo các quy định hiện hành về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
Đơn giá thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu việc đào tạo nâng trình độ chuẩn giáo viên được xác định bằng mức hỗ trợ tiền đóng học phí đối với sinh viên sư phạm theo quy định hiện hành của pháp luật.
Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên
– Căn cứ vào định hướng, mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên của cả nước, địa phương, nhu cầu sử dụng giáo viên và chỉ tiêu cần đạt quy định tại các điều 4, 5 và 6 Nghị định này, việc xây dựng kế hoạch được thực hiện như sau:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành kế hoạch hàng năm thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở;
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch 5 năm theo lộ trình 2020 – 2025 và 2026 – 2030.
– Xây dựng kế hoạch:
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch 5 năm theo lộ trình 2020 – 2025 và 2026 – 2030, gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm căn cứ xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm;
Hàng năm, các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông xây dựng kế hoạch, gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) ban hành kế hoạch và gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục – Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu (sau đây gọi chung là Sở Giáo dục và Đào tạo);
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành kế hoạch hàng năm do Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu, đề xuất trên cơ sở kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch hàng năm của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi kế hoạch về Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, theo dõi và chỉ đạo tổ chức thực hiện.
– Nội dung chính của kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm bao gồm:
Mục tiêu, nguyên tắc, cách thức chọn cử giáo viên tham gia đào tạo;
Xác định lộ trình; số lượng giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở phải thực hiện đào tạo nâng trình độ chuẩn từng năm và cả lộ trình;
Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân trong triển khai thực hiện kế hoạch.
– Kế hoạch thực hiện lộ trình 5 năm giai đoạn 2020 – 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo phải được ban hành trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Kế hoạch thực hiện năm 2020 của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được ban hành trong thời gian 60 ngày, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; kế hoạch của các năm tiếp theo phải được ban hành trước ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề với năm thực hiện.
Kinh phí thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên
– Kinh phí thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên do ngân sách địa phương bảo đảm theo quy định của
– Các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục bảo đảm kinh phí để chi trả các chế độ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định này cho giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn.
– Việc thanh toán kinh phí đào tạo nâng trình độ chuẩn của giáo viên cho các cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu theo quy định của pháp luật.
Quyền và trách nhiệm của giáo viên tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn
– Quyền của giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn:
Được cơ quan quản lý, sử dụng tạo điều kiện về thời gian; được hỗ trợ tiền đóng học phí (áp dụng theo quy định hiện hành của pháp luật đối với sinh viên sư phạm);
Được tính thời gian đào tạo vào thời gian công tác liên tục;
Được hưởng 100 % lương và các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật.
– Trách nhiệm của giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn:
Thực hiện các quy định về đào tạo, quy chế và quy định về thời gian đào tạo; chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo trong thời gian tham gia các hoạt động đào tạo;
Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;
Trong suốt thời gian khóa học, giáo viên vẫn phải thực hiện các nhiệm vụ công tác theo quy định khi không phải tham gia các hoạt động đào tạo;
Trường hợp giáo viên không hoàn thành chương trình đào tạo theo thời gian quy định dẫn đến phải kéo dài thời gian đào tạo thì phải tự túc các khoản chi phí đào tạo phát sinh trong thời gian đào tạo kéo dài.