Khởi kiện là một trong những quyền quan trọng của công dân để đảm quyền quyền lợi và nghĩa vụ của công dân trong mọi lĩnh vực. Ta có thể thấy, trong hoạt động xây dựng thi đơn khởi kiện xây dựng còn là căn cứ pháp lý để Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền xem xét và giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Đơn khởi kiện xây dựng là gì?
Đơn khởi kiện xây dựng là mẫu đơn do cá nhân, nhóm cá nhân hoặc tổ chức sử dụng để yêu cầu Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền (thông thường là
Đơn khởi kiện xây dựng là văn bản ghi nhận những thông tin về cá nhân, tổ chức, nhóm cá nhân làm đơn, sự kiện liên quan tới tranh chấp phát sinh từ hoạt động xây dựng được cho là có vi phạm pháp luật, những yêu cầu giải quyết của cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức. Ngoài ra, đơn khởi kiện xây dựng còn là căn cứ pháp lý để Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền xem xét và giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
2. Mẫu đơn khởi kiện xây dựng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–o0o—–——
Địa danh, ngày … tháng … năm…
ĐƠN KHỞI KIỆN
(Về việc …. trong hoạt động xây dựng………..)
Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN (huyện, thị xã)….. – THÀNH PHỐ…
(Hoặc chủ thể khác có thẩm quyền)
Tên tôi là:……… Sinh năm:…
Chứng minh nhân dân số:… do CA…… cấp ngày…/…./…….
Địa chỉ thường trú:…
Nơi cư trú hiện tại:…
Số điện thoại liên hệ:…
(Cùng:
Ông/Bà:…. Sinh năm:….
Chứng minh nhân dân số:…… do CA…… cấp ngày…/…./…
Địa chỉ thường trú:…
Nơi cư trú hiện tại:…
Số điện thoại liên hệ:…)
Kính trình bày với Quý Tòa sự việc sau:
(Phần này bạn trình bày sự kiện liên quan tới tranh chấp phát sinh từ hoạt động xây dựng mà bạn cho là có vi phạm pháp luật, cách giải quyết tranh chấp của các bên trước đó, ví dụ:
Vào ngày…/…./…… tôi được Sở Tài nguyên và môi trường……….. cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số………. ghi nhận quyền sử dụng đất của tôi đối với mảnh đất rộng……… mét vuông tại………… số…….. trong Hồ sơ địa chính…….. và tiếp tục sử dụng mảnh đất trên tới ngày…/…../……
Ngày…/…./….., tôi được………… cấp Giấy phép xây dựng mới công trình/….. số………. và hoàn thành việc xây dựng…/nhà ở vào ngày…/…/….. Bắt đầu sử dụng vào ngày…/…/….. không có tranh chấp với chủ thể khác.
Tuy nhiên, vào ngày…/…./……, hàng xóm của tôi, tức là:
Ông/Bà…. Sinh năm:…
Chứng minh nhân dân số:… do CA…… cấp ngày…/…./….
Địa chỉ thường trú:…
Nơi cư trú hiện tại:…
Số điện thoại liên hệ:…
Chủ sở hữu quyền sử dụng mảnh đất………. liền kề với mảnh đất trên của tôi tiến hành xây dựng nhà ở/công trình/… và gây sạt lở/… tới công trình…. của tôi.
Theo kết quả điều tra của……….., việc sạt lở/…. xảy ra là do Ông/Bà…………………. trong quá trình xây dựng nhà ở/công trình liền kề với công trình/nhà ở/… của tôi.
Do vậy, ngày…/…./….. tôi có sang nhà Ông/Bà…………. để gặp Ông/Bà…………. và trình bày về sự việc trên tìm cách giải quyết. Tôi có yêu cầu Ông/Bà………. bồi thường số tiền là……………VNĐ (Bằng chữ:……………. Việt Nam Đồng). Sau cuộc gặp này, ông/Bà đã đồng ý bồi thường thiệt hại về……………… cho tôi nhưng không đồng ý mức tiền mà tôi đưa ra, yêu cầu để Ông/Bà tự xác định thiệt hại/… Tôi đồng ý yêu cầu này của Ông/Bà…………….
Tuy nhiên, ngày…/…./…. Trong cuộc gặp quyết định mức bồi thường, Ông/Bà………….. đưa ra mức bồi thường là……………. VNĐ (Bằng chữ:………………..Việt Nam Đồng), thấp hơn rất nhiều với thiệt hại thực tế mà tôi phải gánh chịu. Do vậy, tôi không đồng ý với mức bồi thường trên. Giữa chúng tôi xảy ra tranh chấp.
Trong thời gian từ ngày…/…/….. đến ngày…/…./…. Tôi đã tổ chức nhiều cuộc gặp với Ông/bà……….. để hòa giải tranh chấp này nhưng không thành.)
Căn cứ Điều 189
“Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”
Tôi nhận thấy, bản thân mình có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.
Và các quy định tại Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:
“Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
…
6.Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
…”
Điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:
“Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
1.Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a)Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
…”
Cùng điểm a Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:
“Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1.Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a)Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
…”
Tôi nhận thấy tôi có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp ……….. trong hoạt động xây dựng……….. giữa tôi và Ông/Bà…………
Do vậy, tôi làm đơn này kính đề nghị Quý Tòa xem xét sự việc trên của tôi và tiến hành giải quyết tranh chấp trên giữa tôi và Ông/Bà……….. theo đúng quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tôi.
Tôi xin cam đoan những thông tin đã nêu trên là trung thực, đúng sự thật và xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác trên.
Tôi xin trân trọng cảm ơn! Kèm theo đơn này, tôi xin gửi kèm những văn bản, tài liệu sau: 01 bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
Người làm đơn
( ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn khởi kiện xây dựng:
Phần kính gửi của đơn khởi kiện xây dựng thì người làm đơn sẽ ghi rõ ràng tên của Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền giải quyết ( Tòa án nhân dân).
Phần nội dung của đơn khởi kiện xây dựng sẽ bao gồm những thông tin của cá nhân hoặc nhóm cá nhân, tổ chức làm đơn, sự kiện liên quan tới tranh chấp phát sinh từ hoạt động xây dựng được cho là có vi phạm pháp luật, cách giải quyết tranh chấp của các bên trước đó và lời đề nghị Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Người làm đơn sẽ cam kết những thông tin mà mình cung cấp là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Cưới đơn khởi kiện xây dựng thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.
4. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động xây dựng:
Hình thức xử phạt chính:
+ Cảnh cáo;
+ Phạt tiền.
Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 03 tháng đến 24 tháng.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
+ Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính;
+ Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm;
+ Những biện pháp khác được quy định tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP.