Trong các trường hợp khác nhau, muốn xác nhận bảng điểm thì cần làm Mẫu đơn xin xác nhận bảng điểm. Vậy cách làm Mẫu đơn xin xác nhận bảng điểm như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin xác nhận bảng điểm là gì?
Mẫu đơn xin xác nhận bảng điểm là mẫu đơn với các nội dung và thông tin về xin xác nhận bảng điểm cho các cá nhân có yêu cầu với các lí do khác nhau
Đơn xin xác nhận bảng điểm là văn bản được cá nhân sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền xác nhận bảng điểm mà bạn đưa ra là đúng với sự thật khách quan, đúng với kết quả học tập của cá nhân tương ứng.
2. Mẫu đơn xin xác nhận bảng điểm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
……….., ngày…. tháng….. năm……..
ĐƠN XIN XÁC NHẬN BẢNG ĐIỂM
Kính gửi:
– Trường……………….
– Ông…………………..
– Hiệu trưởng trường…………….
(Hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền)
Tên tôi là:………………… Sinh năm:……….
Chứng minh nhân dân số:………………… do CA…………. cấp ngày…/…./……
Hộ khẩu thường trú:…………………………………………..
Hiện đang cư trú tại:……………………………………
Số điện thoại liên hệ:…………………
Là:………….. (tư cách làm đơn, như, Là sinh viên đang theo học tại Lớp….. Ngành…… Khóa học……. Năm học………….. Trường………………… Mã số sinh viên……………….)
Tôi xin trình bày với Quý trường/Ông/Bà/… sự việc sau:
……………………………………………………
Và vì những lý do sau:
(Phần này, bạn trình bày hoàn cảnh, lý do dẫn đến việc bạn làm đơn, ví dụ, bạn đang có nhu cầu thực tập tại một công ty nào đó trong thời gian sắp tới nhưng công ty này yêu cầu bạn phải cung cấp bảng điểm có xác nhận của trường về kết quả học tập của bạn trong hồ sơ xin thực tập, do vậy, bạn cần phải cung cấp bảng điểm đã được xác nhận cho phía công ty nếu muốn được chấp nhận yêu cầu thực tập)
Tôi làm đơn này kính đề nghị Quý trường/Ông/Bà/… xác nhận sự việc:
Sinh viên mang các thông tin cơ bản sau: Họ và tên……………… Sinh ngày…/…./…… Mã số sinh viên……………. Khóa học………… của Quý trường có kết quả học tập trên thang điểm….. như sau:
Môn học | Kết quả bài kiểm tra cá nhân | Kết quả bài nhóm | Kết quả bài thi cuối kỳ ) | Điểm trung bình trung |
Tôi xin cam đoan những thông tin mà tôi đã nêu trên là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước Quý trường/Ông/Bà/… về tính trung thực của những thông tin này.
Kính mong Quý trường/Ông/Bà/… xem xét và chấp nhận đề nghị trên của tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Kèm theo đơn này, tôi có gửi kèm………………….. để chứng minh cho tính chính xác của một số thông tin mà tôi đã nêu trên.
Xác nhận của………
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn làm Mẫu đơn xin xác nhận bảng điểm:
– Ghi rõ các thông tin trong đơn
– Người làm đơn (Ký và ghi rõ họ tên)
– Gửi đơn Hiệu trưởng trường.(Hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền)
4. Thông tin liên quan:
Căn cứ vào quy chế số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”. Thì sinh viên muốn xin xác nhận bảng điểm thì cần lưu ý các quy định sau:
Điều 3. Học phần và Tín chỉ
1. Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích luỹ trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ, nội dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ. Kiến thức trong mỗi học phần phải gắn với một mức trình độ theo năm học thiết kế và được kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Từng học phần phải được ký hiệu bằng một mã số riêng do trường quy định.
2. Có hai loại học phần: học phần bắt buộc và học phần tự chọn.
a) Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy;
b) Học phần tự chọn là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết, nhưng sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của trường nhằm đa dạng hoá hướng chuyên môn hoặc được tự chọn tuỳ ý để tích luỹ đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình.
3. Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 – 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 – 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp.
Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.
Hiệu trưởng các trường quy định cụ thể số tiết, số giờ đối với từng học phần cho phù hợp với đặc điểm của trường.
4. Đối với những chương trình, khối lượng của từng học phần đã được tính theo đơn vị học trình, thì 1,5 đơn vị học trình được quy đổi thành 1 tín chỉ.
5. Một tiết học được tính bằng 50 phút.
Điều 5. Đánh giá kết quả học tập
Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ qua các tiêu chí sau:
1. Số tín chỉ của các học phần mà sinh viên đăng ký học vào đầu mỗi học kỳ (gọi tắt là khối lượng học tập đăng ký).
2. Điểm trung bình chung học kỳ là điểm trung bình có trọng số của các học phần mà sinh viên đăng ký học trong học kỳ đó, với trọng số là số tín chỉ tương ứng của từng học phần.
3. Khối lượng kiến thức tích lũy là khối lượng tính bằng tổng số tín chỉ của những học phần đã được đánh giá theo thang điểm chữ A, B, C, D tính từ đầu khóa học.
4. Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình của các học phần và được đánh giá bằng các điểm chữ A, B, C, D mà sinh viên đã tích lũy được, tính từ đầu khóa học cho tới thời điểm được xem xét vào lúc kết thúc mỗi học kỳ.
Điều 19. Đánh giá học phần
1. Đối với các học phần chỉ có lý thuyết hoặc có cả lý thuyết và thực hành: Tùy theo tính chất của học phần, điểm tổng hợp đánh giá học phần (sau đây gọi tắt là điểm học phần) được tính căn cứ vào một phần hoặc tất cả các điểm đánh giá bộ phận, bao gồm: điểm kiểm tra thường xuyên trong qúa trình học tập; điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận; điểm đánh giá phần thực hành; điểm chuyên cần; điểm thi giữa học phần; điểm tiểu luận và điểm thi kết thúc học phần, trong đó điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc cho mọi trường hợp và có trọng số không dưới 50%.
Việc lựa chọn các hình thức đánh giá bộ phận và trọng số của các điểm đánh giá bộ phận, cũng như cách tính điểm tổng hợp đánh giá học phần do giảng viên đề xuất, được Hiệu trưởng phê duyệt và phải được quy định trong đề cương chi tiết của học phần.
2. Đối với các học phần thực hành: Sinh viên phải tham dự đầy đủ các bài thực hành. Điểm trung bình cộng của điểm các bài thực hành trong học kỳ được làm tròn đến một chữ số thập phân là điểm của học phần thực hành.
3. Giảng viên phụ trách học phần trực tiếp ra đề thi, đề kiểm tra và cho điểm đánh giá bộ phận, trừ bài thi kết thúc học phần.
Căn cứ trên các quy định điều 3,5,19 quy chế số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT quyết định Về việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”. thì muốn xin bản điểm thì sinh viên cần lưu ý mình đã đủ điều kiện để xin bảng điểm hay chưa? Và kết quả học tập của sinh viên đã hoàn thành hết hay chưa? Trên đây là toàn bộ thông tin chúng tôi cung cấp về Mẫu đơn xin xác nhận bảng điểm và hướng dẫn soạn thảo đơn mới nhất và các thông tin liên quan cung cấp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.