Khi các cá nhân, tổ chức có nhu cầu thì có quyền đề nghị gia hạn hoạt động của công trình khí tượng thủy văn. Trong hồ sơ đề nghị cần có đơn đề nghị gia hạn hoạt động của công trình khí tượng thủy văn.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đề nghị gia hạn/ điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thủy văn là gì và được dùng để làm gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị gia hạn/ điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thủy văn và hướng dẫn soạn thảo:
- 3 3. Quy định pháp luật về công trình khí tượng thủy văn:
1. Đơn đề nghị gia hạn/ điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thủy văn là gì và được dùng để làm gì?
Đơn đề nghị gia hạn/điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thủy văn là văn bản do tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thủy văn gửi cơ quan có thẩm quyền để được gia hạn hoặc điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thủy văn.
Đơn đề nghị gia hạn/điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thủy văn được dùng để tổ chức, cá nhân gửi cùng hồ sơ nhằm đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thủy văn.
2. Mẫu đơn đề nghị gia hạn/ điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thủy văn và hướng dẫn soạn thảo:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
—————–
……., ngày…tháng…năm…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN/ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG
CỦA CÔNG TRÌNH KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN CHUYÊN DÙNG
Kính gửi: …
1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị: …… (đối với tổ chức ghi đầy đủ tên theo Quyết định thành lập hoặc Giấy đăng ký kinh doanh; đối với cá nhân ghi đầy đủ họ tên theo Chứng minh nhân dân)
Địa chỉ: …..(đối với tổ chức ghi địa chỉ trụ sở chính theo Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập; đối với cá nhân ghi theo địa chỉ hộ khẩu thường trú, ghi rõ thôn/xóm/tổ dân phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố)
Điện thoại: …… Fax: ….. E-mail: …..
2. Tên công trình: …. (ghi tên công trình)
3. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (số, ngày tháng năm, cơ quan cấp) hoặc
4. Giấy phép hoạt động của công trình (số, ngày tháng năm, nơi cấp) ….
5. Vị trí địa lý (kinh độ, vĩ độ) …..
6. Địa điểm (thôn, xã, huyện, tỉnh) …..
7. Tên sông: (nếu là công trình thuỷ văn); thuộc hệ thống sông ….. (ghi tên sông)
8. Các yếu tố quan trắc: …..
9. Thời gian hoạt động: từ ngày….tháng ….năm …. đến ngày….tháng ….năm …
10. Căn cứ Thông tư số …. ngày …. tháng ….. năm …….. của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường (hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh…) gia hạn/điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động cho (tên công trình) với các nội dung sau đây:
(Ghi rõ thời gian/loại công việc mà tổ chức, cá nhân xin gia hạn/điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động)
(Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép) cam kết chấp hành đúng các quy định của giấy phép và quy định pháp luật có liên quan./.
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ
(Ký tên, đóng dấu)
3. Quy định pháp luật về công trình khí tượng thủy văn:
Công trình khí tượng thủy văn là cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu kỹ thuật chuyên ngành để lắp đặt phương tiện đo, thiết bị thông tin khí tượng thủy văn.
Căn cứ theo Điều 6
1. Vườn quan trắc khí tượng bề mặt.
2. Tháp (cột) quan trắc khí tượng tự động.
3. Vườn quan trắc khí tượng trên cao.
4. Tháp lắp đặt ra đa thời tiết.
5. Tháp lắp đặt thiết bị thu phát số liệu vệ tinh.
6. Công trình đo lưu lượng nước sông.
7. Công trình đo mực nước sông, hồ, biển.
8. Công trình đo mưa.
9. Công trình truyền phát thông tin khí tượng thủy văn.
10. Công trình khí tượng thủy văn phục vụ các mục đích chuyên dùng khác.
Căn cứ theo Điều 7
1. Hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia được quy định ở mức tối thiểu, trong điều kiện cho phép có thể mở rộng để nâng cao tính đại diện của khu vực quan trắc.
2. Hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia được quy định cho từng loại công trình như sau:
– Vườn quan trắc khí tượng bề mặt: Khoảng cách 100 mét tính từ hàng rào của vườn ra các phía;
– Vườn quan trắc khí tượng trên cao: Khoảng cách 50 mét tính từ hàng rào của vườn ra các phía;
– Tháp (cột) quan trắc khí tượng tự động: Bán kính 10 mét tính từ chân tháp (cột);
– Tháp lắp đặt ra đa thời tiết: Khoảng cách bằng 20 lần chiều cao của tháp tính từ chân tháp ra các phía;
– Tháp lắp đặt thiết bị thu phát số liệu vệ tinh: Khoảng cách bằng chiều cao của tháp ra các phía;
– Công trình đo lưu lượng nước sông:
Đoạn sông có chiều dài bằng 500 mét về mỗi phía thượng lưu và hạ lưu tuyến đo lưu lượng.
Khoảng cách 10 mét về mỗi phía của công trình cáp treo thuyền, cầu treo, nôi treo, cáp tuần hoàn;
– Công trình đo mực nước sông, hồ, biển:
Đoạn sông có chiều dài 30 mét về mỗi phía thượng lưu và hạ lưu tuyến đo.
Khoảng cách 30 mét tính từ công trình ra vùng nước trước công trình đối với trường hợp đo mực nước hồ, biển.
Khoảng cách 10 mét về 2 phía đối với tuyến bậc, cọc, thủy chí;
– Công trình đo mưa: Khoảng cách 10 mét tính từ chân công trình ra các phía. Trường hợp phương tiện đo mưa được lắp đặt vào vật kiến trúc có sẵn thì phải thông thoáng, đảm bảo độ chính xác của phép đo;
– Công trình truyền phát thông tin khí tượng thủy văn: Khoảng cách bằng chiều cao công trình tính từ chân công trình ra các phía.
3. Công trình khí tượng thủy văn trong đô thị thì các mức quy định về hành lang kỹ thuật tại khoản 2 Điều này có thể giảm cho phù hợp với thực tế nhưng không được thấp hơn một nửa (1/2).
4. Công trình khí tượng thủy văn có chiều cao lớn hơn 50 mét, công trình trong khu vực quân sự phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Căn cứ các quy định về hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này, cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng thuộc quyền quản lý.
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 38/2016/NĐ-CP quy định Bảo vệ hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn như sau:
1. Bảo vệ hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia
– Xây dựng, phê duyệt phương án cắm mốc giới và công khai mốc giới hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn
Việc xây dựng, phê duyệt phương án cắm mốc giới và công khai mốc giới hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn được thực hiện theo quy định tại Điều 56 của
– Trong phạm vi hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn không được thực hiện các hành vi quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật khí tượng thủy văn; riêng vườn quan trắc khí tượng bề mặt và tháp lắp đặt ra đa thời tiết được quy định chi tiết thêm như sau:
Trong phạm vi từ 50 mét đến 100 mét tính từ hàng rào vườn quan trắc khí tượng bề mặt ra các phía được trồng cây hoặc xây dựng công trình nhưng độ cao phải bảo đảm góc giữa đường nối tâm vườn tới điểm cao nhất của cây hoặc công trình và bề mặt vườn không vượt quá 10° (mười độ).
Trong phạm vi hành lang kỹ thuật của tháp lắp đặt ra đa thời tiết được trồng cây hoặc xây dựng công trình có độ cao không vượt quá độ cao của tháp.
2. Bảo vệ hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và quy định của pháp luật có liên quan xác định ranh giới và bảo vệ hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn thuộc quyền quản lý.