Hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng là hoạt động kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật. Khi tổ chức đã có đủ điều kiện tổ chức dịch vụ chữ ký số, tổ chức sẽ lập đơn đề nghị cấp GCN đăng ký hoạt động của tổ chức dịch vụ chữ ký số.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn đề nghị cấp GCN đăng ký hoạt động của tổ chức dịch vụ chữ ký số là gì, mục đích của mẫu đơn?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị cấp GCN đăng ký hoạt động của tổ chức dịch vụ chữ ký số:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
- 4 4. Những điều kiện liên quan đến cấp GCN đăng ký hoạt động của tổ chức dịch vụ chữ ký số:
1. Mẫu đơn đề nghị cấp GCN đăng ký hoạt động của tổ chức dịch vụ chữ ký số là gì, mục đích của mẫu đơn?
Chữ ký số công cộng thực chất là chữ ký điện tử, chữ ký này được doanh nghiệp sử dụng trên môi trường internet để thực hiện ký kết hợp đồng, chứng từ cần thiết, theo quy định pháp luật thì chữ ký số có hiệu lực như chữ ký cá nhân hay con dấu của doanh nghiệp.
Chứng thực chữ ký số công cộng là một loại hình dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cung cấp cho thuê bao để xác thực việc thuê bao là người đã ký số trên thông điệp dữ liệu.
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức dịch vụ chữ ký số là văn bản được lập ra để đề nghị về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức dịch vụ chữ ký số.
Mục đích của đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức dịch vụ chữ ký số: mẫu đơn này được tổ chức dịch vụ chữ ký số lập ra nhằm mục đích đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp GCN đăng ký hoạt động của tổ chức dịch vụ chữ ký số:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————-
……………(1)
——-
Số: …
…, ngày … tháng … năm …
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ
HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ CHỨNG THỰC CHỮ KÝ SỐ CHUYÊN DÙNG
Kính gửi: Bộ Thông tin và Truyền thông.
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày …. tháng … năm ….;
Căn cứ Nghị định số …../…./NĐ-CP ngày … tháng … năm …. của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;
(Tên cơ quan, tổ chức) đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép đăng ký hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng với các nội dung sau:
1. Thông tin về cơ quan, tổ chức (2)
Tên giao dịch tiếng Việt:
Tên giao dịch tiếng Anh:
Quyết định thành lập/Quyết định quy định chức năng nhiệm vụ số (2)……… do ……….. cấp ngày … tháng … năm … (nếu có)
Giấy phép kinh doanh số … do … cấp ngày … tháng … năm… (nếu có) (3)
Địa chỉ: …………
Điện thoại: ……….Fax: ………
E-mail: ………….Website: …………
Tên người đại diện theo pháp luật của cơ quan/tổ chức: ………
Tên người chịu trách nhiệm quản trị hệ thống: ……………
2. Tài liệu gửi kèm theo (4)
STT | Tên tài liệu | Số lượng | Ghi chú |
1 | |||
2 | |||
3 | |||
… |
3. Cam kết
(Cơ quan, tổ chức) cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin cung cấp nêu trên cùng các tài liệu kèm theo và cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật về chữ ký số, dịch vụ chứng thực chữ ký số và pháp luật có liên quan./.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
(1) Ghi rõ tên cơ quan, tổ chức;
(2) Thông tin về cơ quan, tổ chức: Tên giao dịch tiếng Việt, Tên giao dịch tiếng Anh, Số Quyết định thành lập/Quyết định quy định chức năng nhiệm vụ;
(3) Giấy phép kinh doanh, Địa chỉ, Điện thoại, Fax, E-mail, Website, Tên người đại diện theo pháp luật của cơ quan/tổ chức, Tên người chịu trách nhiệm quản trị hệ thống;
(4) Tài liệu gửi kèm theo.
4. Những điều kiện liên quan đến cấp GCN đăng ký hoạt động của tổ chức dịch vụ chữ ký số:
4.1. Dịch vụ chứng thực chữ ký số:
Quy định tại Điều 4 Nghị định 130/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số
Dịch vụ chứng thực chữ ký số là một loại hình dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cung cấp cho thuê bao để xác thực việc thuê bao là người đã ký số trên thông điệp dữ liệu. Dịch vụ chứng thực chữ ký số bao gồm:
– Tạo cặp khóa hoặc hỗ trợ tạo cặp khóa bao gồm khóa công khai và khóa bí mật cho thuê bao.
– Cấp, gia hạn, tạm dừng, phục hồi và thu hồi chứng thư số của thuê bao.
– Duy trì trực tuyến cơ sở dữ liệu về chứng thư số.
– Cung cấp thông tin cần thiết để giúp chứng thực chữ ký số của thuê bao đã ký số trên thông điệp dữ liệu.
Chữ ký điện tử của doanh nghiệp cần được chứng thực để có hiệu lực như con dấu của công ty, doanh nghiệp, tổ chức. Dịch vụ chứng thực chữ ký số bao gồm việc tạo cặp khóa hoặc hỗ trợ tạo cặp khóa bao gồm khóa công khai và khóa bí mật cho thuê bao, thực hiện các hoạt động cấp, gia hạn, tạm dừng, phục hồi và thu hồi chứng thư số của thuê bao và thực hiện duy trì trực tuyến cơ sở dữ liệu về chứng thư số cũng như cung cấp thông tin cần thiết để giúp chứng thực chữ ký số của thuê bao đã ký số trên thông điệp dữ liệu.
4.2. Điều kiện hoạt động:
Theo Điều 11 Nghị định 130/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng được cung cấp dịch vụ khi đáp ứng các điều kiện sau:
– Có giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
– Có chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia cấp.
Theo đó, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng chỉ được cung cấp dịch vụ khi đáp ứng đủ các quy định của luật về việc có giấy phép cung cấp dịch vụ và có chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia cấp. Giấy phép cấp cho tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng có thời hạn 10 năm.
4.3. Hồ sơ cấp phép:
Theo Điều 14 Nghị định 130/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 130/2018/NĐ-CP;
– Giấy xác nhận ký quỹ của một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Giấy xác nhận này phải bao gồm, nhưng không giới hạn, điều khoản cam kết thanh toán vô điều kiện và không hủy ngang cho Bên nhận ký quỹ bất cứ khoản tiền nào trong giới hạn của khoản tiền ký quỹ để giải quyết các rủi ro và các khoản đền bù có thể xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ do lỗi của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và thanh toán chi phí tiếp nhận và duy trì cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi giấy phép;
– Hồ sơ nhân sự gồm: Sơ yếu lý lịch, bằng cấp, chứng chỉ của đội ngũ cán bộ kỹ thuật tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số của doanh nghiệp đáp ứng các quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 130/2018/NĐ-CP;
– Phương án kỹ thuật nhằm đảm bảo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 130/2018/NĐ-CP;.
– Quy chế chứng thực theo mẫu quy định tại Quy chế chứng thực của Tổ chức cung cấp chứng thực chữ ký số quốc gia.
Tổ chức muốn cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cần nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền và hồ sơ cần có đủ các giấy tờ theo quy định của pháp luật, các giấy tờ này chứng minh tổ chức đã chuẩn bị sẵn sàng và có đủ các điều kiện để được cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
4.4 Thẩm tra hồ sơ và cấp phép:
Theo Điều 15 Nghị định 130/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số
Trong thời hạn 50 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ cấp phép hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan thẩm tra hồ sơ và cấp giấy phép cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện cấp phép tại Điều 13 Nghị định này. Mẫu giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng quy định theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp từ chối, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản
Theo đó, sau khi Tổ chức muốn cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền thì trong thời hạn nhất định Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan thẩm tra hồ sơ của tổ chức đề nghị. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu thì tiến hành cấp phép.