Bộ tài nguyên và môi trường quy định về cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất để giảm thiểu việc khai thác nước dưới đất. Nếu muốn được hành nghề khoan nước dưới đất thì cá nhân phải làm đơn đề nghị cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất:
- 4 4. Một số quy định về cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất:
1. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất là gì?
Mẫu đơn đề nghị cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất là mẫu văn bản được cá nhân gửi tới cơ quan có thẩm quyền để xin cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
Mẫu đơn đề nghị cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất với nội dung ngắn gọn, súc tích, đúng quy định được dùng để gửi tới cơ quan có thẩm quyền xin cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất. Trong đơn này, bạn cần nêu rõ thông tin cá nhân địa chỉ, số điện thoại của cá nhân/đơn vị xin cấp phép, tiếp đó là quyết định thành lập hoặc giấy đăng ký hoạt động kinh doanh cũng như nội dung của đơn xin cấp phép, cũng như cam kết chấp hành mọi quy định về kỹ thuật, quy định về bảo vệ nguồn nước dưới đất và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất mới nhất:
TÊN CƠ QUAN CẤP PHÉP ——- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: …/… | ………., ngày … tháng … năm … |
GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ KHOAN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CẤP PHÉP
Căn cứ Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường (trường hợp cơ quan cấp phép là Bộ Tài nguyên và Môi trường), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003 (trường hợp cơ quan cấp phép là Sở Tài nguyên và Môi trường);
Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;
Căn cứ Thông tư số … ngày … tháng … năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất;
Căn cứ ……
Xét đơn đề nghị cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất của (tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép) ngày ….. tháng …. năm …. và hồ sơ kèm theo;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (trường hợp cơ quan cấp phép là Bộ Tài nguyên và Môi trường)/Thủ trưởng cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài nguyên nước thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (trường hợp cơ quan cấp phép là Sở Tài nguyên và Môi trường),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép (tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép, địa chỉ….) hành nghề khoan nước dưới đất với các nội dung sau:
- Quy mô hành nghề: ……
- Thời hạn hành nghề: ………
Điều 2. Các yêu cầu đối với (tên tổ chức/cá nhân được cấp giấy phép):…….
Điều 3. (Tên tổ chức/cá nhân được cấp giấy phép) được hưởng các quyền hợp pháp và có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư số … ngày … tháng …. năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất.
Điều 4. Giấy phép này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CẤP PHÉP |
____________________
Ghi chú:
(1) Ghi các yêu cầu cụ thể đối với tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất nhằm quản lý, bảo vệ tài nguyên nước và bảo đảm thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất:
(1) Tên cơ quan cấp phép: Bộ Tài nguyên và Môi trường (nếu hành nghề với quy mô lớn) hoặc UBND tỉnh/thành phố (nếu hành nghề với quy mô vừa và nhỏ).
(2) Chủ giấy phép tự đánh giá về tình hình thực hiện quy định của giấy phép trong quá trình hành nghề như: tuân thủ quy trình kỹ thuật khoan, bảo vệ nguồn nước dưới đất, về thực hiện chế độ báo cáo, kết quả các công trình thăm dò, khoan khai thác nước dưới đất; về tình hình chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan….
(3) Nêu rõ những lý do: về thời hạn của giấy phép đã được cấp, thay đổi về năng lực chuyên môn kỹ thuật,… so với thời điểm được cấp giấy phép cũ, ….
(4) Liệt kê danh mục giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo hồ sơ.
(5) Tên tỉnh/thành phố nơi đăng ký địa chỉ thường trú của tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn/điều chỉnh nội dung giấy phép (trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Cục Quản lý tài nguyên nước).
4. Một số quy định về cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất:
Theo
4.1.Trình tự thủ tục cấp phép:
Bên cạnh đó, theo Điều 13
Hồ sơ đề nghị cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 11/2022/TT-BTNMT );
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp có xác nhận của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật theo quy định của pháp luật và
– Bản khai kinh nghiệm chuyên môn trong hoạt động khoan nước dưới đất của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).
Nộp hồ sơ:
+ Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan thụ lý hồ sơ cấp phép;
+ Đối với hình thức nộp hồ sơ trên môi trường điện tử, thành phần hồ sơ phải nộp là các bản sao chứng thực điện tử.
– Tiếp nhận hồ sơ:
Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan thụ lý hồ sơ cấp phép có trách nhiệm xem xét, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp phép chưa đầy đủ, không hợp lệ, cơ quan thụ lý hồ sơ cấp phép trả lại hồ sơ và
– Thẩm định hồ sơ:
+ Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thụ lý hồ sơ cấp phép có trách nhiệm thẩm định và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp phép; trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ và
+ Nội dung thẩm định hồ sơ bao gồm:
Căn cứ pháp lý của việc đề nghị cấp phép hành nghề; sự đáp ứng các điều kiện hành nghề theo quy định;
Trường hợp cần thiết, cơ quan thụ lý hồ sơ cấp phép có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép giải trình, bổ sung để làm rõ nội dung hồ sơ; tổ chức kiểm tra thực tế điều kiện hành nghề, năng lực chuyên môn kỹ thuật của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép hoặc đề nghị cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài nguyên nước địa phương nơi đăng ký thường trú của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép tiến hành kiểm tra thực tế. Cơ quan được đề nghị kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra và trả lời bằng văn bản cho cơ quan thụ lý hồ sơ cấp phép trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị kiểm tra.
Quyết định cấp phép:
– Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình cấp phép, cơ quan có thẩm quyền cấp phép quyết định cấp giấy phép hành nghề (theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp không chấp nhận cấp phép, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, cơ quan thụ lý hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép, trong đó nêu rõ lý do không cấp phép;
– Giấy phép đã cấp được giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép tại cơ quan thụ lý hồ sơ cấp phép hoặc được gửi qua đường bưu điện sau khi chủ giấy phép đã nộp đầy đủ phí và lệ phí theo quy định.
4.2. Điều kiện để được cấp phép là gì?
Tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất phải có đủ các điều kiện sau đây:
– Có quyết định thành lập tổ chức của cấp có thẩm quyền hoặc một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với nhóm cá nhân, hộ gia đình do cơ quan có thẩm quyền cấp (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), trong đó có nội dung hoạt động liên quan đến ngành nghề khoan nước dưới đất.
– Người đứng đầu tổ chức hoặc người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hành nghề (sau đây gọi chung là người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật) phải am hiểu các quy định của pháp luật về bảo vệ nước dưới đất và đáp ứng các điều kiện sau:
+ Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô nhỏ
+ Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa
+ Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô lớn
+ Người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật phải là người của tổ chức, cá nhân hành nghề hoặc có hợp đồng lao động với tổ chức, cá nhân hành nghề theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp hợp đồng lao động là loại xác định thời hạn thì tại thời điểm nộp hồ sơ, thời hạn hiệu lực của hợp đồng lao động phải còn ít nhất là mười hai (12) tháng.
– Máy khoan và các thiết bị thi công khoan phải bảo đảm có tính năng kỹ thuật phù hợp, đáp ứng yêu cầu đối với quy mô hành nghề và an toàn lao động theo quy định hiện hành