Yêu cầu phản tố là gì? Mẫu đơn yêu cầu phản tố mới nhất? Điều kiện chấp nhận đơn phản tố? Hướng dẫn cách viết đơn yêu cầu phản tố? Nộp đơn yêu cầu phản tố?
Để đảm bảo quyền lợi của bị đơn, pháp luật nước ta quy định trong trường hợp được gửi thông báo tham gia vụ án thì lúc này bị đơn có thể thực hiện quyền lợi của mình bằng cách nộp đơn phản tố lên Tòa án nơi đang giải quyết vụ án. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm bắt rõ được cách trình bày cũng như nội dung của đơn yêu cầu phản tố như thế nào?
* Căn cứ pháp lý
–
– Nghị quyết 103/2015/QH13 về việc thi hành bộ luật tố tụng dân sự;
– Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP biểu mẫu trong tố tụng dân sự;
– Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC quy định việc phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân trong việc thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự;
– Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 Hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng Dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Dân sự;
–
Mục lục bài viết
1. Quyền yêu cầu phản tố là gì?
Quyền yêu cầu phản tố là một quyền của bị đơn (người bị kiện) trong vụ án dân sự, theo đó bị đơn có quyền kiện ngược lại nguyên đơn (người kiện) nếu như yêu cầu phản tố của bị đơn đáp ứng các điều kiện của quy định pháp luật. Người phản tố là người cần phải nộp đơn phản tố cho tòa án để được các cơ quan tòa án, có thẩm quyền xem xét giải quyết cùng với đơn khởi kiện của nguyên đơn trong các vụ án khi các nội dung trong đơn phản tố có liên quan đến việc khởi kiện.
Thực chất việc phản tố của bị đơn là việc bị đơn đi khởi kiện ngược lại người đã khởi kiện mình, nhưng được xem xét giải quyết cùng với đơn khởi kiện của nguyên đơn trong vụ án vì việc giải quyết yêu cầu của hai bên có liên quan tới nhau.
2. Điều kiện chấp nhận đơn phản tố:
Yêu cầu phản tố của bị đơn được chấp nhận khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, về thời điểm: Theo Khoản 3 Điều 200
Thứ hai, về mặt nội dung:
Căn cứ tại khoản 2, Điều 200 của
- Yêu cầu phản tố đề bù trừ nghĩa vụ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
- Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
- Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh chóng hơn.
Thứ ba, về mặt trình tự, thủ tục: Tương tự như việc thực hiện thủ tục khởi kiện của vụ án án, bị đơn thực hiện phản tố cũng tuân theo những hình thức tương tự như vậy. Tức là bị đơn phải soạn đơn phản tố bằng văn bản và gửi tới Tòa án, sau đó, bị đơn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ nộp đơn tạm ứng án phí như nguyên đơn. Thời hạn chuẩn bị xét xử sẽ được tính lại kể từ ngày bị đơn nộp tạm ứng án phí hoặc trong trường hợp bị đơn được miễn án phí thì tính từ ngày Tòa nhận được đơn phản tố.
Thứ tư, hậu quả pháp lý của phản tố:
+ Trường hợp yêu cầu phản tố không được chấp nhận:
Khoản 6 Điều 72 Bộ luật Tố dụng Dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác”. Như vậy, trường hợp yêu cầu phản tố của bị đơn không đử các điều kiện quy định và từ đó, không được Tòa án chấp thuận thì bị đơn có quyền khởi kiện một vụ án khác đối với yêu cầu phản tố của mình.
+ Trường hợp yêu cầu phản tố được chấp nhận:
Trong trường hợp yêu cầu phản tố của bị đơn được Tòa án chấp nhận thì yêu cầu này được Tòa án xem xét giải quyết như đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền, nghĩa vụ liên quan, tức bị đơn sẽ thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình tương tự như nguyên đơn với yêu cầu khởi kiện, cụ thể như nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm. Đồng thời, trong phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, bị đơn được trình bày yêu cầu phản tố; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án.
+ Trường hợp đặc biệt trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, theo Khoản 2 Điều 217 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định:
Nếu nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, không đề nghị xét xử vắng mặt và trong vụ án đó có bị đơn yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì giải quyết như sau:
+ Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút toàn bộ yêu cầu độc lập thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án;
+ Bị đơn không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu phản tố thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; bị đơn trở thành nguyên đơn, nguyên đơn trở thành bị đơn;
+ Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu độc lập thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người nào bị khởi kiện theo yêu cầu độc lập trở thành bị đơn.
Nếu bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt lần hai mà không có người đại diện tham gia phiên tòa sơ thẩm thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật theo Điểm c Khoản 2 Điều 227 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
Trong phiên tòa sơ thẩm, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn trình bày ý kiến của bị đơn đối với yêu cầu phản tố và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp. Bị đơn có quyền bổ sung ý kiến theo Điểm b Khoản 1 Điều 248 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Đồng thời, trong bản án sơ thẩm, nội dung vụ án và nhận định của Tòa án phải ghi yêu cầu phản tố của bị đơn.
3. Mẫu đơn phản tố mới nhất và hướng dẫn viết:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
………., ngày…. tháng…. năm…….
ĐƠN PHẢN TỐ
(V/v: ……..)
– Căn cứ
Kính gửi: Thẩm phán ……
Người phản tố: …… Sinh ngày: ……
CMND/CCCD số: …… Ngày cấp…… Do: ……
Hộ khẩu thường trú: ……
Nơi ở hiện nay: ……
Là bị đơn trong vụ án ……. theo thông báo thụ lý số: …./…./TB-TLVA ngày … tháng … năm … của tòa án nhân dân …
Người bị phản tố:
Họ tên: …… Sinh ngày: … / … / …
Nơi ở hiện nay: ……
Là nguyên đơn trong vụ án ……. theo thông báo thụ lý số: …./…./TB-TLVA ngày … tháng … năm … của tòa án nhân dân …
Nội dung phản tố:
……
(Ví dụ: Ngày 05 tháng 01 năm 2019 Tòa án nhân dân quận MT có thông báo về việc đã thụ lý vụ án dân sự sơ thẩm về vụ án “Tranh chấp hôn nhân và gia đinh” nguyên đơn là Nguyễn T.T với nội dung: yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn, không có con chung nên không yêu cầu tòa giải quyết, về tài sản không yêu cầu tòa án giải quyết.
Tuy nhiên, xét thấy tôi và vợ là Nguyễn T.T có:
– 01 căn hộ chung cư tại ……
– 01 xe ô tô BMW với biển số: ……
Là tài sản chung của vợ chồng.
Nay bằng đơn phản tố này, tôi yêu cầu Thẩm phán xem xét giải quyết cho tôi yêu cầu sau:
Tôi có nguyện vọng được quyền sở hữu căn hộ chung cư ……. và chiếc xe BMW biển số: ……. Nguyễn T.T được nhận số tiền mặt là 5 tỷ đồng).
Kính mong quý Tòa án xem xét giải quyết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn nộp đơn yêu cầu phản tố:
* Hồ sơ
Số lượng: 01 bộ đầy đủ hồ sơ bao gồm:
+ Đơn yêu cầu phản tố về nội dung…..
+ Các tài liệu, giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của nội dung đã yêu cầu phản tố.
* Cách thức nộp đơn phản tố
+ Nộp trực tiếp đến Tòa án có thẩm quyền;
+ Nộp bằng đường bưu điện.
* Trình tự thực hiện
Bước 1: Gửi đơn yêu cầu phản tố đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết cùng với các giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của yêu cầu khởi tố.
Phải gửi đơn yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và tiến hành các bước hòa giải.
Trong thời hạn khoảng 15 ngày kể từ ngày nhận được toàn bộ thông báo về việc tiến hành thụ lý vụ án bị đơn trong vụ án dân sự phải tiến hành gửi các yêu cầu phản tố nếu có mong muốn.
Bước 2: Thẩm phán được phân công phải tiến hành việc xem xét đơn yêu cầu phản tố.
Bước 3: Bị đơn phải tiến hành bổ sung, củng cố nội dung đơn yêu cầu phản tố hoặc nhận lại (nếu không được Tòa án thụ lý chấp nhận yêu cầu phản tố).
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ, Thẩm phán sẽ ra quyết định:
+ Chấp nhận yêu cầu phản tố nếu yêu cầu đó hợp lý.
+ Không chấp nhận yêu cầu phản tố nếu yêu cầu đó không hợp lý.