Trong quá trình nhập khẩu, có nhiều mẫu biên bản ra đời. Một trong số đó là đơn xin xác nhận chưa nhập khẩu. Vậy, mẫu đơn xin xác nhận chưa nhập khẩu có nội dung như thế nào và được quy định ra sao?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin xác nhận chưa nhập khẩu là gì?
Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân. Ngày nay, hoạt động xuất nhập khẩu hành hóa rất phát triển và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống. Mẫu đơn xin xác nhận chưa nhập khẩu được lập ra và được sử dụng phổ biến trong thực tế đời sống.
Mẫu đơn xin xác nhận chưa nhập khẩu là mẫu đơn được cá nhân lập ra để xin được xác nhận về việc chưa nhập khẩu tại địa phương nào đó, thuận tiện cho việc nhập khẩu được rõ ràng và không bị vướng mắc về mặt pháp lý. Mẫu đơn nêu rõ thông tin của người làm đơn, nội dung xin xác nhận chưa nhập khẩu,… Sau khi hoàn thành việc lập biên bản người làm đơn phải ký và ghi rõ họ tên và phải có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn để biên bản có giá trị.
2. Mẫu đơn xin xác nhận chưa nhập khẩu:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–
…, ngày … tháng …năm …
ĐƠN XIN XÁC NHẬN CHƯA NHẬP KHẨU
Kính gửi: Công an xã/phường/thị trấn ………
Thông tin người xin xác nhận:
Tôi là:…. Sinh ngày: ……
CMND/CCCD số: …… ; Cấp ngày …/…/…… Nơi cấp……
Hộ khẩu thường trú:…….
Nơi ở hiện nay:……
Nghề nghiệp:……
Có con là: …… Sinh ngày: ……
Hiện trú tại:
Nội dung xin xác nhận chưa nhập khẩu
Nay tôi làm đơn này xin xác nhận con tôi chưa đăng ký hộ khẩu tại địa phương ……….để tôi tiến hành đăng ký hộ khẩu thường trú cho con tôi với bố mẹ đẻ của tôi tức ông bà nội/ngoại của cháu tại địa chỉ ……..
Tôi cam đoan những thông tin tôi trình bày ở trên là đúng sự thật và xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật.
Để chứng minh những nội dung tôi trình bày ở trên là có căn cứ, kèm theo đơn, tôi xin gửi các giấy tờ sau ……
Kính mong quý cơ quan tạo điều kiện giúp đỡ.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Xác nhận của Công an xã/phường/thị trấn ……………
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin xác nhận chưa nhập khẩu:
Mẫu đơn xin xác nhận chưa nhập khẩu gồm 02 phần chính:
– Phần trình bày các thông tin về cá nhân, địa chỉ thường trú, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, nội dung, lí do và xin xác nhận chưa nhập khẩu,
– Phần xác nhận của
Nội dung đơn xin xác nhận chưa nhập khẩu phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Người dân khi điền vào mẫu này không cần điền vào nội dung ở phần xác nhận
+ Kính gửi: viết tên công an phường (xã), quận (huyện), thành phố (tỉnh) nơi người làm đơn cần xin xác nhận hộ khẩu.
+ Họ tên, giới tính: ghi đầy đủ họ tên và giới tính của người làm đơn.
+ Sinh ngày…tại…: ghi theo giấy khai sinh.
+ Mục CMND/CCCD: ghi rõ số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc số hộ chiếu của người làm đơn, ngày cấp và nơi cấp trùng với thông tin trên giấy tờ đó.
+ Mục có hộ khẩu thường trú tại: ghi rõ địa chỉ nơi đăng ký thường trú của cá nhân.
+ Mục đích xin xác nhận chưa nhập hộ khẩu: ghi chính xác mục đích xin giấy xác nhận chưa nhập hộ khẩu của người yêu cầu.
+ Người làm đơn ghi địa chỉ, ngày, tháng, năm làm đơn, ký và ghi rõ họ tên.
Sau đó nộp lên Công an phường (xã) để xin xác nhận.
Mặc dù không có quy định nào yêu cầu người làm Đơn xin xác nhận hộ khẩu phải tuân thủ quy định về văn phong, chữ viết… Tuy nhiên, cần lưu ý một số nội dung sau:
+ Viết cùng một loại mực, không viết tắt, nội dung viết rõ ràng, mạch lạc.
+ Không tẩy xóa, sửa chữa nội dung trong mẫu Đơn xác nhận chưa nhập hộ khẩu. Nếu viết sai nên in lại mẫu mới để điền.
4. Một số vấn đề liên quan về nhập khẩu:
– Nhập khẩu là gì?
Nhập khẩu là việc mua bán hàng hóa với nước ngoài nhằm phát triển sản xuất kinh doanh đời sống của đất nước ta. Tuy nhiên, mua bán ở đây có những nét riêng phức tạp hơn trong nước như giao dịch với người có quốc tịch khác nhau, thị trường rộng lớn khó kiểm soát, mua bán qua trung gian chiếm tỷ trọng lớn, đồng tiền thanh toán bằng ngoại tệ mạnh, hàng hóa vận chuyển qua biên giới cửa khẩu, cửa khẩu các quốc gia khác nhau phải tuân theo các tập quán quốc tế cũng như địa phương khác nhau.
– Đặc điểm:
+ Nhập khẩu là hoạt động cơ bản cấu thành nên hoạt động ngoại thương. Nhập khẩu là hoạt động buôn bán diễn ra trên phạm vi ngoài quốc gia. Hoạt động nhập khẩu phức tạp hơn rất nhiều so với kinh doanh trong nước. Điều này được thể hiện ở chỗ:
+ Thị trường rất rộng lớn, phạm vi toàn thế giới nên khó kiểm soát. Chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp… của các quốc gia khác nhau. Thanh toán bằng đồng tiền ngoại tệ, hàng hóa được vận chuyển qua biên giới quốc gia, phải tuân theo những tập quán buôn bán quốc tế.
+ Nhập khẩu là hoạt động lưu thông hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia, nó rất phong phú và đa dạng, thường xuyên bị chi phối bởi các yếu tố như chính sách, luật pháp, văn hóa, chính trị,… của các quốc gia khác nhau. Nhà nước quản lý hoạt động xuất-nhập khẩu thông qua các công cụ chính sách như: Chính sách thuế, hạn ngạch, các văn bản pháp luật khác, qui định các mặt hàng xuất-nhập khẩu,…
– Vai trò:
Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế, nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống. Nhập khẩu là để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại cho sản xuất và các hàng hóa cho tiêu dùng mà sản xuất trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng nhu cầu. Nhập khẩu còn để thay thế, nghĩa là nhập khẩu những thứ mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng xuất khẩu, làm được như vậy sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối và khai thác tiềm năng, thế mạnh của nền kinh tế quốc dân về sức lao động , vốn , cơ sở vật chất, tài nguyên và khoa học kĩ thuật.
Như vậy, nhập khẩu vai trò như sau:
+ Nhập khẩu giúp thúc đẩy nhanh quá trình sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước ta.
+ Bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế , đảm bảo một sự phát triển cân đối ổn định. khai thác đến mức tối đa tiềm năng và khả năng của nền kinh tế vào vòng quay kinh tế.
+ Nhập khẩu đảm bảo đầu vào cho sản xuất tạo việc làm ổn định cho người lao động góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của người dân.
+ Nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu góp phần nâng cao chất lượng sản xuất hàng xuất khẩu ,tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế đặc biệt là nước nhập khẩu.
Với những vai trò trên, ta có thể thấy rằng vai trò của nhập khẩu là hết sức quan trọng đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam trong việc cải thiện đời sống kinh tế, thay đổi một số lĩnh vực ,nhờ có nhập khẩu mà tiếp thu được những kinh nghiệm quản lí ,công nghệ hiện đại,… thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng.
– Hạn chế:
Mặc dù nhập khẩu đem lại rất nhiều thuận lợi song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế:
+ Cạnh tranh dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán hàng nhập khẩu. Nếu không có sự kiểm soát của Nhà nước một cách chặt chẽ kịp thời sẽ gây các thiệt hại khi buôn bán với nước ngoài. Các hoạt động xấu về kinh tế xã hội như buôn lậu, trốn thuế, ép cấp, ép giá dễ phát triển.
+ Cạnh tranh sẽ dẫn đến thôn tính lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế bằng các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh như phá hoại cản trở công việc của nhau…việc quản lý không chỉ đơn thuần tính toán về hiệu quả kinh tế mà còn phải chú trọng tới văn hóa và đạo đức xã hội.
– Yêu cầu đối với các doanh nghiệp xuất-nhập khẩu:
+ Xác định mặt hàng nhập khẩu phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ,khoa học kĩ thuật của đất nước và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
+ Giành ngoại tệ cho nhập khẩu vật tư để phụ sản xuất trong nước xét thấy có lợi hơn nhập khẩu.
+ Nghiên cứu thị trường để nhập khẩu được hàng hóa thích hợp với giá cả có lợi phục vụ cho sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân.
+ Nhập khẩu thiết bị kỹ thuật tiên tiến hiện đại. Việc nhập khẩu thiết bị máy móc và nhận chuyển giao công nghệ ,kể cả thiết bị theo con đường đầu tư hay viện trợ đều phải nắm vững phương trâm đón đầu đi thẳng vào tiếp thu công nghệ hiện đại. Nhập phải chọn lọc, tránh nhập những công nghệ lạc hậu các nước đang tìm cách thải ra.
+ Cần tính toán và tranh thủ các lợi thế của nước ta trong từng thời kỳ để bảo hộ và mở mang sản xuất trong nước vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa vừa tạo ra được nguồn hàng xuất khẩu mở rộng thị trường ngoài nước.