Các chủ trang trại muốn đề nghị cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại thì phải làm đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Vậy, mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị chứng nhận kinh tế trang trại là gì?
Mẫu đơn đề nghị chứng nhận kinh tế trang trại là mẫu đơn do chủ trang trại/ hộ gia đình trang trại lập ra gửi đến cơ quan có thẩm quyền đề nghị chứng nhận kinh tế trang trại. Mẫu đơn đề nghị chứng nhận kinh tế nêu rõ thông tin về chủ trang trại hoặc đại diện hộ gia đình trang trại, số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nội dung đơn đè nghị chứng nhận kinh tế trang trại..
Mẫu đơn đề nghị chứng nhận kinh tế trang trại là mẫu đơn do cá nhân là chủ trang trại hoặc đại diện hộ gia đình trang trại lập ra gửi đến Uỷ ban nhân dân huyện để đề nghị chứng nhận kinh tế trang trại. Mẫu đơn đề nghị chứng nhận kinh tế trang trại là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét về đề nghị chứng nhận kinh tế trang trại của người làm đơn
2. Mẫu đơn đề nghị chứng nhận kinh tế trang trại:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
…., ngày…tháng…năm…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KINH TẾ TRANG TRẠI
Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện ………(1)
Họ và tên chủ trang trại hoặc (đại diện hộ gia đình trang trại):…… Nam/Nữ….(2)
Năm sinh………(3)
Chứng minh nhân dân số…….ngày cấp…../…./…….Nơi cấp:…….(4)
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND)……(5)
Ngày cấp…….…/……/……Ngày hết hạn……./……/……… Nơi cấp…………
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:……(6)
Chỗ ở hiện tại:……(7)
Đề nghị cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại với những thông tin sau:
Địa điểm trang trại:………(8)
Lĩnh vực sản xuất của trang trại:……(9)
Diện tích đất của trang trại: Tổng diện tích đất nông nghiệp (ha):………(10)
Trong đó:
+) Diện tích đất lâm nghiệp:……(11)
+) Diện tích các loại đất nông nghiệp khác:……(12)
Giá trị sản lượng hàng hóa năm liền kề: (13)
TT | Tên sản phẩm | Sản lượng hàng hóa | Giá bán sản phẩm (1000đ) | Giá trị sản lượng hàng hóa trong năm | |
Đơn vị tính | Số lượng | ||||
Tổng cộng |
Tôi cam kết và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung kê khai trên đơn./.
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên nơi tiếp nhận đơn
(2): Điền tên chủ trang trại/ đại diện hộ gia đình trang trại
(3): Điền năm sinh của chủ trang trại/ đại diện hộ gia đình trang trại
(4): Điền số chứng minh nhân dân
(5): Điền giấy tờ chứng thực cá nhân khác
(6): Điền nơi đăng ký hộ khẩu thường trú
(7): Điền chỗ ở hiện tại
(8): Điền địa điểm trang trại
(9): Điền lĩnh vực trang trại của trang trại
(10): Điền diện tích đất của trang trại
(11): Điền diện tích đất lâm nghiệp
(12): Điền diện tích các loại đất nông nghiệp khác
(13): Điền giá trị sản lượng hàng hóa năm liền kề
4. Quy định về cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại:
Cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại (GCN.KTTT) ( Điều 4 Hướng dẫn số 159/SNN&PTNT)
– Đăng ký cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại
– Đối với những trang trại có đủ điều kiện trở thành doanh nghiệp thì đăng ký hoạt động theo
– Đối với những trang trại không đăng ký hoạt động theo
– Việc cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại phải đảm bảo nguyên tắc và yêu cầu sau:
+ Đúng đối tượng và phải đạt 1 trong 2 tiêu chí như trên
+ Sử dụng đất đai hợp pháp, không có tranh chấp
+ Thủ tục đơn giản, gọn nhẹ
– Thủ tục để cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại
Để được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại thì chủ trang trại phải nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại tại phòng Nông nghiệp – Địa chính huyện thị. Hồ sơ bao gồm:
– Báo cáo tóm tắt về loại hình trang trại, quy mô, kết quả đầu tư và tình hình sản xuất, kinh doanh của trang trại theo mẫu quy định kèm theo, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trang trại hoạt động
– Nộp bản sao hợp lệ (có công trình hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã) giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc
Thẩm quyền cấp và thu hồi giấy chứng nhận kinh tế trang trại: Thẩm quyền cấp và thu hồi GCN KTTT là Ủy ban Nhân dân huyện, thị xã. Theo đó, đăng ký cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại được pháp luật quy định, theo đó việc cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại được thực hiện theo những nguyên tắc: đúng đối tượng và phải đáp ứng 1 trong 2 tiêu chí theo quy định, sử dụng đất đai hợp pháp, không có tranh chấp và thủ tục đơn giản, gọn nhẹ
Nhiệm vụ của phòng Nông nghiệp – Địa chính( Điều 5 Hướng dẫn số 159/SNN&PTNT)
– Phòng Nông nghiệp- địa chính có nhiệm vụ quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về thủ tục, nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định hồ sơ, lập
– Trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận thừa kế, chuyển nhượng hợp pháp toàn bộ trang trại đã được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, hộ gia đình cá nhân phải đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp đổi giấy chứng nhận kinh tế trang trại.
– Bên cạnh đó, Phòng Nông nghiệp- địa chính có nhiệm vụ theo dõi tình hình hoạt động của trang trại về quy mô sản xuất, kinh doanh giá trị sản lượng hàng hóa dịch vụ bình quân hàng năm của trang trại, và có thẩm quyền thu hồi chứng nhận kinh tế trang trại:
– Phòng Nông nghiệp- địa chính có nhiệm vụ lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận kinh tế trang trại trong các trường hợp sau:
(1) Trang trại chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh
Phòng nông nghiệp- địa chính có nhiệm vụ quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về thủ tục, nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định hồ sơ, lập
(2) Chế độ báo cáo (Điều 6 Hướng dẫn số 159/SNN&PTNT)
– Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn lập sổ theo dõi tình hình hoạt động của trang trại, đồng thời lập báo cáo định kỳ tháng, quý, năm gởi về Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
– Chế độ báo cáo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và hoạt động của các chủ trang trại trong quan hệ giao dịch với các tổ chức kinh tế – xã hội để phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và được hưởng các chính sách đối với trang trại, đề nghị các địa phương tổ chức triển khai thực hiện nhanh hướng dẫn này. Các khó khăn vướng mắc phát sinh đề nghị phản ánh về Sở Nông nghiệp & PTNT để làm tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
Phân loại trang trại (Điều 2 Thông tư 02/2020/TT- BNNPTNT)
– Trang trại chuyên ngành được xác định theo lĩnh vực sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, diêm nghiệp và tỷ trọng giá trị sản xuất của lĩnh vực chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản xuất của trang trại trong năm. Trang trại chuyên ngành được phân loại như sau:
+ Trang trại trồng trọt;
+Trang trại chăn nuôi;
+Trang trại lâm nghiệp;
+Trang trại nuôi trồng thủy sản;
+Trang trại sản xuất muối.
– Trang trại tổng hợp là trang trại trong đó không có lĩnh vực sản xuất nào có tỷ trọng giá trị sản xuất chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản xuất của trang trại trong năm.
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh trang trại
– Bước 1: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trang trại sản xuất. Đối với cơ sở sản xuất nằm trên địa bàn nhiều xã thì cá nhân, hộ gia đình tự quyết trong việc lựa chọn Ủy ban nhân dân cấp xã nào nộp hồ sơ cho thuận tiện nhất. Trường hợp cấp đổi, chủ trang trại nộp hồ sơ tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã thực hiện cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại.
– Bước 2: Xử lý hồ sơ:
+ Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ tiếp nhận hồ sơ khi có đủ giấy tờ theo quy định và phải được điền đầy đủ thông tin vào Đơn đề nghị cấp, cấp đổi giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải trao Giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ trong đó ghi rõ ngày hẹn trả kết quả.
+ Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, xác nhận Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại và chuyển hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.
+ Trường hợp không xác nhận Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại, Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.
Thời hạn trả lời: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
– Bước 3: Cấp giấy chứng nhận
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại trong thời hạn 3 ngày làm việc nếu đáp ứng đủ điều kiện. Giấy chứng nhận kinh tế trang trại sau khi cấp được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp xã và trả cho chủ trang trại trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại.