Khi một giáo dân cảm thấy việc chuyển giáo xứ đáp ứng được những yêu cầu cá nhân của mình thì làm đơn xin chuyển giáo xứ để thể hiện ý chí của mình. Vậy mẫu đơn xin chuyển giáo xứ soạn thảo như thế nào? Cùng Luật Dương Gia tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin chuyển giáo xứ là gì?
– Giáo xứ (hoặc họ đạo, tiếng Latinh: paroecia hay parochia) là một cộng đoàn và đơn vị địa giới trong một giáo phận. Đây là cách phân chia về mặt mục vụ và quản trị trong một số giáo hội Kitô giáo như Công giáo Rôma, Chính thống giáo, Anh giáo, Lutheran, một số giáo hội Trưởng lão và Giám lý
– Mẫu đơn xin chuyển giáo xứ là mẫu đơn đề ra với các nội dung, thông tin để xin chuyển giáo xứ với các nội dung và thông tin để Linh Mục Quản xứ chấp thuận
Mẫu đơn xin được chuyển sang giáo xứ khác là mẫu đơn được lập ra để xin được chuyển sang giáo xứ khác với các nội dung và thông tin để Linh Mục Quản xứ chấp thuận
2. Mẫu đơn xin chuyển giáo xứ:
Giáo phận ………….
Giáo hạt …………….
Giáo xứ …………….
ĐƠN XIN CHUYỂN GIÁO XỨ
Kính gửi: Cha Quản Xứ Giáo xứ ……………….
Kính qua: Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ.
Ban Điều Hành Giáo khu………………………
Kính thưa Cha!
Chúng con là những thành viên trong gia đình gồm có
STT | Tên thánh Họ và tên | Năm sinh | Liên hệ gia đình |
Vì hoàn cảnh gia đình. Kính xin Cha chấp thuận cho gia đình chúng con được thuyên chuyển đến:
Giáo xứ:……………………….Thuộc Hạt:…………………….;Giáo Phận
Để gia đình chúng con được sớm gia nhập và sinh hoạt tại nơi ở mới.
Gia đình chúng con xin chân thành cảm ơn Cha!
Kính đơn.
………., ngày…tháng…năm…
Linh Mục Quản xứ chấp thuận
Ngày…tháng…năm…
TM.Gia đình
BĐH Giáo khu xác nhận
Ngày…tháng…năm…
3. Hướng dẫn làm Mẫu đơn xin chuyển giáo xứ:
– Ghi đầy đủ cá thông tin trong đơn
– lí do xin chuyển giáo xứ
– Gửi đơn lên giáo xứ
– kí và ghi rõ họ tên
4. Thông tin liên quan về xin chuyển giáo xứ:
4.1. Khái niệm giáo xứ:
– Theo Bộ Giáo luật hiện hành của Giáo hội Công giáo (ban hành năm 1983), giáo xứ (tiếng Latinh: paroecia) là một cộng đoàn tín hữu giáo dân, mà việc chăm sóc mục vụ được giao phó cho một linh mục, trực thuộc thẩm quyền của Giám mục của một giáo phận. Chỉ có Giám mục giáo phận có quyền thành lập, phân chia, giải tán, hoặc thay đổi địa giới các giáo xứ.
– Một khi đã được thành lập hợp lệ, giáo xứ đương nhiên được hưởng tính cách pháp nhân theo luật (x. GL đ.515).
Mỗi giáo xứ có phân định địa hạt rõ ràng với số lượng tín hữu cư trú trong đó (x. GL đ.518). Giáo xứ là đơn vị cơ bản cấu tạo thành Giáo hội Công giáo.
– Nhiều giáo xứ được tổ chức thành một giáo phận dưới quyền một Giám mục. Tất cả các giáo phận trên thế giới làm nên Giáo Hội toàn cầu dưới quyền Đức Giáo Hoàng, là Giám mục Roma. Ngài là vị Thủ Trưởng của Giám mục đoàn.
– Linh mục được trao trách nhiệm coi sóc giáo xứ gọi là Cha xứ, là người đứng đầu, đóng vai trò lãnh đạo giáo xứ như một người cha trong gia đình thiêng liêng của các con cái Chúa.
– Cha xứ là chủ chăn riêng của giáo xứ đã được giao phó, và thi hành việc săn sóc mục vụ phục vụ cộng đoàn được ủy thác dưới quyền của Giám mục giáo phận, ngõ hầu chu tất nhiệm vụ giảng dạy, thánh hóa và quản trị đối với cộng đoàn ấy, với sự cộng tác của các linh mục khác hoặc với các phó tế và cả sự hợp lực của các giáo dân, theo quy tắc luật định (x. GL đ.519).
4.2. Giáo xứ trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo:
– Đức Giêsu, Đấng sáng lập Đạo Công Giáo, là Thiên Chúa giáng thế làm người trong dân tộc Do Thái vùng Tiểu Á. Năm sinh của Ngài được cả thế giới lấy làm năm 01 khởi đầu để tính niên lịch, tới nay là năm 2016. Ngài chỉ sống ở trần thế hơn 30 năm, lấy gương sống và lời giảng dạy mà giáo dục loài người sống theo chân lý Ngài mạc khải để đạt tới hạnh phúc đích thực và trường tồn. Năm 33 Ngài tự hiến thân chịu tử nạn trên Thánh giá để lập công cứu chuộc đền tội thay cho cả nhân loại. Sau khi chết, Ngài được an táng trong mồ.
– Nhưng ngày thứ ba Ngài tự tác phép sống lại ra khỏi mồ rồi vinh hiển trở về thiên giới. Sinh thời tại thế Ngài tuyển chọn và huấn luyện 12 vị Tông đồ và 72 môn đệ để tiếp tục sự nghiệp cứu thế mà Ngài đã khởi sự. Trước khi từ biệt các ông mà về trời, Đức Giêsu truyền dạy các vị đó: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”(Mt 28, 19-20).
– Vâng lệnh Thầy Giêsu truyền dạy và với ơn sức Chúa Thánh Thần trợ lực, các Tông đồ và môn đệ nhiệt tâm loan báo Tin Mừng Đạo Chúa. Thâp niên 30-40 đã có nhiều người tin theo đạo liên kết với nhau thành cộng đoàn tín hữu đầu tiên tại Giêrusalem thủ đô nước Do Thái. Thế là giáo xứ tiên khởi được hình thành. Sinh hoạt của cộng đoàn tín hữu tiên khởi này gồm có việc chuyên cần đến nghe các Tông đồ giảng dạy, hằng ngày cầu nguyện chung với nhau, tham dự Thánh lễ các ngày Chủ Nhật, và tích cực làm các việc bác ái thương yêu giúp đỡ nhau trong tình hiệp thông (x. Cv 2, 42 tt). Địa điểm họ qui tụ cùng nhau sinh hoạt là các cư xá tư gia có nhà cửa rộng rãi, vì lúc đó chưa có điều kiện làm nhà thờ.
Tin Mừng mau chóng được loan đi các thành thị làng mạc khác trong nước Do thái. Số các cộng đoàn tín hữu thêm nhiều. Các Tông đồ lãnh đạo Giáo Hội phải phân chia địa hạt cho các cộng đoàn thành các giáo xứ, mỗi cộng đoàn giáo xứ được giao phó cho một vị phụ trách. Vị này chính là Cha xứ lãnh đạo và phục vụ cộng đoàn, dưới quyền Tông đồ đoàn.
– Dân chúng tin theo Tin Mừng đạo Chúa mau chóng trở thành phong trào lớn mạnh. Các nhà cầm quyền trong dân Do Thái ra tay cấm cản bắt bớ bằng bạo lực. Các tín hữu buộc phải trốn tránh di dân sang các nước lân cận vùng Tiểu Á, và đi đến đâu họ loan Tin Mừng đạo Chúa đến đó (x. Cv 8, 1-8).
– Họ truyền giảng cho đồng bào Do Thái và cho cả dân ngoại nữa, và có rất đông người tin theo (x. Cv 11, 19-24). Các cộng đoàn tín hữu mới bên ngoài nước Do Thái gia tăng theo cấp số nhân nơi các sắc tộc khác nhau. Các Tông đồ phải phân chia nhau đi khắp các nước mỗi vị phụ trách một miền thuộc địa đế quốc La Mã. Mỗi miền đó hình thành một giáo phận dưới quyền một vị Tông đồ. Vị này lo việc loan báo Tin Mừng trong giáo phận mình và cắt đặt những vị phụ trách cấp dưới điều hành các cộng đoàn tín hữu mới theo đạo được thiết lập thành các giáo xứ mới.
– Tín hữu của các giáo xứ này lại loan báo Tin Mừng cho những miền lân cận. Tin Mừng đạo Chúa truyền bá tới đâu cũng bị cấm cản bách hại, dầu vậy Tin Mừng như vết dầu loang chỉ trong 3 thế kỷ đã loan truyền khắp các nước thuộc quyền đế quốc La Mã đương thời (tức là bao gồm các nước Âu châu, Tiểu Á, Trung đông và Bắc Phi ngày nay). Các vị Tông đồ hầu hết bị giết trong các cơn bách hại đạo. Nhưng các ngài lại truyền chức cho các người kế vị, đó là các Giám mục.
– Các Giám mục lại truyền chức cho những người cộng tác cấp dưới, đó là các linh mục, và cắt đặt họ phụ trách các giáo xứ được hình thành khắp nơi. Tiến trình loan báo Tin Mừng theo lệnh của Đức Giêsu cứ như thế tiếp tục qua các thế kỷ, tới nay đã bao trùm khắp các nước trên thế giới.
4.3. Những nhân tố cốt yếu của một giáo xứ:
Điểm qua thực tế lịch sử Giáo Hội và căn cứ vào những qui định của bộ Giáo luật hiện hành, thì có 2 nhân tố cốt yếu làm nên một giáo xứ : Đó là sự hiện diện một cộng đoàn tín hữu trong một địa bàn xác định, và một vị linh mục được Giám mục giáo phận bổ nhiệm làm cha xứ phụ trách điều hành cộng đoàn tín hữu ấy. Tương quan giữa hai nhân tố cốt yếu này với nhau lại phụ thuộc vào khả năng phục vụ của cha xứ.
Vậy muốn thành lập một giáo xứ phải căn cứ vào 3 tiêu chí liên quan tương ứng với nhau:
1- số lượng các tín hữu trong một giáo xứ,
2- diện tích địa lý của giáo xứ,
3- khả năng phục vụ của cha xứ. Thực tế mục vụ cho thấy một linh mục thông thường chỉ phục vụ các nhu cầu tâm linh cơ bản cho khoảng từ 500 đến 1000 người giáo dân trong một giáo xứ, tùy theo hoàn cảnh địa lý và giao thông của khu vực: Cụ thể mật độ dân số càng ít thì diện tích giáo xứ càng rộng; diện tích giáo xứ càng rộng và đi lại giao thông càng khó khăn, thì số lượng giáo dân mà khả năng cha xứ phục vụ được càng ít.
4.4. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người:
Tại Điều 6. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
3. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
4. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
5. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
6. Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều này.
Dựa theo điều luật trên có thể thấy mội người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. và việc chuyển giáo xứ là một trong các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo tín ngưỡng tôn giáo. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo. và việc tự do tín ngưỡng đó phải dựa trên các quy định của pháp luật.
Căn cứ vào các thông tin nêu như trên thì việc xin chuyển giáo xứ phải được lập đơn xin chuyển giáo xứ đề lên giáo xư với các thông tin để được xem xét giải quyết. Trên đây là mẫu đơn xin chuyển giáo xứ, Hướng dẫn làm mẫu đơn xin chuyển giáo xứ và các thông tin liên quan khác về giáo xứ.
Căn cú pháp lý:
– Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016