Hiện nay, nhu cầu không dùng tiền mặt ngày càng tăng cao do có nhiều thuận lợi trong việc bảo quản, di chuyển, tiện lợi trong quá trình thanh toán mà không bị lo rơi mất cắp tiền. Trong một số trường hợp người dùng muốn đề nghị phong tỏa tài khoản thì cần làm gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị phong tỏa tài khoản là gì?
Đơn đề nghị phong tỏa tài khoản là văn bản được một cá nhân sử dụng để đề nghị chủ thể có trách nhiệm thực hiện việc phong tỏa tài khoản của một chủ thể khác vì một mục đích nhất định (như để bảo đảm thi hành án, để tránh tẩu tán tài sản phạm tội,…).Trong một số trường hợp, đơn này là đơn đề nghị chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời “phong tỏa tài khoản ngân hàng” của một chủ thể khác.
Mẫu đơn đề nghị phong tỏa tài khoản được dùng để gửi tới chủ thể có thẩm quyền để phòng tỏa tài khoản khi cần thiết.
2. Mẫu đơn đề nghị phong tỏa tài khoản chi tiết nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–o0o—–———
…, ngày … tháng … năm …
ĐƠN ĐỀ NGHỊ PHONG TỎA TÀI KHOẢN
(V/v: Áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản của Ông/Bà …)
Kính gửi: -TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN (QUẬN, THỊ XÃ) …
-Ông: …- Chức vụ: …(người có thẩm quyền giải quyết yêu cầu)
(Trong trường hợp việc phong tỏa không liên quan đến việc tố tụng, mà chỉ đơn thuần là bạn đề nghị một chủ thể khác thực hiện việc phong tỏa, bạn có thể ghi phần kính gửi như sau:
Kính gửi: Ông/Bà/Công ty…)
– Căn cứ
– Căn cứ
– Căn cứ Hợp đồng …;
Tôi tên là: … Sinh năm: …
Chứng minh nhân dân số: … do CA … cấp ngày…./…./ …
Địa chỉ thường trú: …
Hiện đang cư trú tại: …
Số điện thoại liên hệ: …
Tôi xin trình bày sự kiện sau: …
(Trình bày nguyên nhân dẫn đến việc làm đơn đề nghị này)
Căn cứ Điều 124 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:
“Điều 124. Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước
Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.”
Tôi nhận thấy hành vi của Ông: … Sinh năm: …
Chứng minh nhân dân số: … do CA … cấp ngày…/…/…
Địa chỉ thường trú: …
Hiện đang cư trú tại: …
Là: … (ví dụ: bị đơn trong vụ án dân sự số …)
Đã đủ yếu tố để Quý cơ quan áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước của đối tượng trên. Kính mong Quý cơ quan xem xét và tổ chức áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác theo quy định trên đối với Ông: … để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tôi.
Tôi xin cam đoan những thông tin mình đã nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật và sẽ chịu mọi trách nhiệm về tính chính xác của thông tin này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đề nghị phong tỏa tài khoản chi tiết nhất:
-Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền gửi đơn đề nghị phong tỏa tài khoản
-Họ, tên và địa chỉ của người gửi đơn đề nghị phong tỏa tài khoản:
-Nếu là người đại diện của cơ quan, tổ chức thực hiện việc đề nghị phong tỏa tài khoản thì ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức mà mình được đại diện;
-Nếu là người được ủy quyền đề nghị phong tỏa tài khoản thì ghi rõ cơ quan, tổ chức, cá nhân ủy quyền.
-Nếu người đề nghị phong tỏa tài khoản không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.
-Ghi tóm tắt nội dung đề nghị phong tỏa tài khoản; ghi rõ cơ sở của việc đề nghị phong tỏa tài khoản; yêu cầu giải quyết đề nghị phong tỏa tài khoản.
4. Một số quy định pháp lý liên quan:
4.1.Đối với trường hợp quy định về phong tỏa tài khoản:
theo Thông tư liên tịch 07/2015/TTLT-TTCP-NHNN có chỉ ra các căn cứ tại Điều 6 như sau:
“1.Đối tượng thanh tra có dấu hiệu tẩu tán tài sản, bao gồm:
a)Thực hiện hoặc chuẩn bị thực hiện giao dịch chuyển tiền qua tài khoản khác với thông tin không rõ ràng về mục đích, nội dung, người nhận;
b)Có dấu hiệu chuyển dịch quyền sở hữu, sử dụng, cho tặng, thế chấp, cầm cố, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản;
c)Có hành vi làm sai lệch hồ sơ, sổ sách kế toán.”
Tại quy định của Khoản 1 ta có thể thấy sẽ có ba trường hợp để đối tượng có tài khoản bị thanh tra tài khoản ngân hàng. Trong trường hợp đối tượng có tài khoản ngân hàng đang trong quá trình tẩu tán tài sản dưới các hình thức như chuyển tiền trong tài khoản sang cho một đối tượng khác mà không rõ ràng về nội dung chuyển khoản hay chuyển khoản nhằm mục đích bất chính. Bên cạnh đó, trong trường hợp không thực hiện việc chuyển tiền trong tài khoản nhưng lại chuyển giao tài sản thực có như động sản, bất động sản thông qua hình thức chuyển nhượng, tặng cho hay các hình thức như thế chấp, cầm cố…..
Một trường hợp khác hay gặp hơn đối với chuyên môn nghiệp vụ kế toán hay thủ quỹ, sau đó có hành vi bỏ trốn hoặc tẩu tán tài sản trong quá trình điều tra xét xử, như hành vi làm sai lệch hồ sơ, làm sai lệch sổ sách liên quan đến kế toán hoặc thủ quỹ của một tổ chức cá nhân, doanh nghiệp.
Bên cạnh đó tại khoản 2 có quy định thêm như sau:
“2.Đối tượng thanh tra không thực hiện đúng thời gian giao nộp tiền, tài sản theo quyết định thu hồi tiền, tài sản của cơ quan thanh tra nhà nước hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.”
Nếu tại khoản một việc thực hiện phong tỏa tài khoản diễn ra đối với những hành vi ban đầu khi vi phạm thì tại khoản 2 đối tượng thanh tra sẽ bị phong tỏa tài khoản nếu như đã có quyết định hoặc yêu cầu đối tượng bị phong tỏa tài sản phải giao nộp tài sản, giao nộp tiền do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra, nhưng chưa hoặc không thực hiện đúng thời hạn. Do đó đối với hành vi này cũng sẽ bị phong tỏa tài khoản ngân hàng.
4.2. Quy định đối với thủ tục phong tỏa tài khoản khi có quyết định phong tỏa tài sản:
Đối với quy định về thủ tục phong tỏa tài khoản được quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch 07/2015/TTLT-TTCP-NHNN như sau:
“1.Người có thẩm quyền yêu cầu phong tỏa tài khoản gửi Quyết định phong tỏa tài khoản cho tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản và đối tượng thanh tra.
2.Quyết định phong tỏa tài khoản phải do người có thẩm quyền được quy định tại Điều 5 Thông tư này ký và đóng dấu của cơ quan ra quyết định thanh tra. Quyết định phong tỏa tài khoản phải nêu rõ số tài khoản phong tỏa, mục đích phong tỏa; tên tài khoản bị phong tỏa; phạm vi phong tỏa; số tiền phong tỏa; thời điểm bắt đầu phong tỏa, thời gian phong tỏa; trách nhiệm thực hiện của tổ chức tín dụng và các thông tin khác (nếu có).
Quyết định phong tỏa tài khoản thực hiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.”
Khác với những thủ tục phong tỏa tài sản khác như bất động sản hay động sản, đối với thục tục tiến hành phong tỏa tài sản là tài khoản ngân hàng của đối tượng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ phải thực hiện thủ tục này qua một bên trung gian đó chính là tổ chức đang quản lý tài khoản ngân hàng đó. Bởi lẽ, tài khoản ngân hàng này đang là một tài sản nằm giữa đối tượng bị phong tỏa và tổ chức tín dụng là ngân hàng.
Do vậy, trong trường hợp này, quy định về thủ tục đối với việc phong tỏa tài khoản ngân hàng sẽ được thực hiện thông qua bên tín dụng. Việc phong tỏa cần có đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết như người chủ sở hữu tài khoản ngân hàng, số tài khoản ngân hàng bị phong tỏa. Thời điểm phong tỏa tài khoản và lý do thực hiện việc phong tỏa của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Tiếp theo đó, sau khi tổ chức tín dụng nhận được
“1.Khi nhận được Quyết định phong tỏa tài khoản của người có thẩm quyền, tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản có trách nhiệm thực hiện việc phong tỏa tài khoản theo Quyết định phong tỏa tài khoản.
2.Tổ chức tín dụng có trách nhiệm thông báo cho chủ tài khoản bị phong tỏa về việc phong tỏa tài khoản.”
Nội dung này được quy định tại Điều 8 của Thông tư liên tịch 07/2015/TTLT-TTCP-NHNN. Theo như quy định nêu trên thì trách nhiệm của tổ chức tín dụng sẽ phải chịu trách nhiệm căn cứ dựa vào thông báo hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo cho chủ tài khoản theo đúng tên chủ tài khoản, đúng số tài khoản dưới mọi hình thức và lập tức thực hiện việc phong tỏa tài khoản bị yêu cầu.
4.3.Thẩm quyền thực hiện việc phong tỏa tài khoản ngân hàng:
Tại Điều 5 Thông tư liên tịch 07/2015/TTLT-TTCP-NHNN quy định về thẩm quyền thực hiện việc phong tỏa tài sản có nêu ra nội dung như sau:
“1.Trưởng đoàn thanh tra hành chính, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành.
2.Người ra quyết định thanh tra hành chính, người ra quyết định thanh tra chuyên ngành”
Như vậy, ta có thể thấy rằng sau khi đã xem xét các nội dung liên quan như đối tượng bị bị phong tỏa tài khoản có rơi vào một trong những trường hợp phải phong tỏa tài sản tại Điều 6 hay không thì đơn vị tổ chức có thẩm quyền cũng như người có thẩm quyền thực hiện việc ra quyết định phong tỏa tài khoản như trưởng đoàn thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành có chức vụ trưởng đoàn thì mới thực hiện được việc ra quyết định phong tỏa này. và thủ tục này phải được thực hiện theo đúng quy định tại điều 7 của Thông tư liên tịch 07/2015/TTLT-TTCP-NHNN
4.4. Quy định pháp luật về việc hủy quyết định phong tỏa tài khoản:
Dựa vào Điều 6 thì tại Điều 9 Thông tư liên tịch 07/2015/TTLT-TTCP-NHNN ta có các trường hợp tương đương để giải quyết việc hủy quyết định phong tỏa tài khoản ngân hàng như sau:
“1.Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ khi đối tượng thanh tra thực hiện đầy đủ quyết định thu hồi tiền, tài sản hoặc những căn cứ để ra Quyết định phong tỏa tài khoản không còn nữa, người có thẩm quyền ra Quyết định phong tỏa tài khoản có trách nhiệm hủy Quyết định phong tỏa tài khoản. Quyết định hủy phong tỏa tài khoản phải được gửi tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản bị phong tỏa và đối tượng thanh tra.