Rừng là lá phổi xanh của đất nước. Tài nguyên rừng của nước ta hiện nay đang bị tàn phá rất nhiều. Nhà nước ta đang trong công cuộc xây dựng và bảo vệ rừng. Như vậy, Mẫu biên bản nghiệm thu công tác bảo vệ rừng là gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản nghiệm thu công tác bảo vệ rừng là gì?
Nghiệm thu công tác bảo vệ rừng là việc của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện bằng văn bản nghiệm thu thẩm định, kiểm tra một số yêu cầu về công tác bảo vệ rừng trong từng giai đoạn nhất định đối với các chủ thể có trách nhiệm bảo vệ rừng trong khu vực.
Mẫu biên bản nghiệm thu công tác bảo vệ rừng là mẫu biên bản được hai bên lập ra để ghi chép về việc nghiệm thu thu công tác bảo vệ rừng.
Mẫu biên bản nghiệm thu công tác bảo vệ rừng gồm các nội dung sau:
+Thông tin hai bên ký kết
+Đối tượng nghiệm thu
+Thời gian nghiệm thu
+Nội dung nghiệm thu
Mẫu biên bản nghiệm thu công tác bảo vệ rừng được lập ra để ghi chép lại nội dung nghiêm thu công tác bảo vệ rừng. Dựa vào ghi chép này để theo dõi mức độ bảo vệ rừng của nước ta tới đâu.
2. Mẫu biên bản nghiệm thu công tác bảo vệ rừng mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
—————–
…., Ngày…. tháng …. năm ….
NGHIỆM THU CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG
Căn cứ Quyết định số:…./…-….. của … về thành lập Đoàn phúc tra nghiệm thu kết quả quản lý, bảo vệ diện tích rừng năm …;
Căn cứ …;
Thành phần tham gia nghiệm thu gồm:
Bên nghiệm thu
Người đại diện Ông/Bà: … Chức vụ: …
Công ty ….
Mã số thuế: …
Trụ sở chính: …
Số điện thoại liên hệ: …
Chủ rừng
Ông/Bà: … Chức vụ ( Nếu có).
Cơ quan ( Nếu có): …
CMND/CCCD số: …Ngày cấp: … Nơi cấp: …
HKTT: …
Chỗ ở hiện nay: …
Số điện thoại liên hệ: …
Ngày…/…./….., các bên tiến hành nghiệm thu công tác bảo vệ rừng các nội dung sau:
1.Đối tượng nghiệm thu
Nghiệm thu công tác bảo vệ rừng.
Tại địa điểm: …
2.Thời gian nghiệm thu
Nghiệm thu công tác bảo vệ rừng được thực hiện:
Bắt đầu hồi….h, ngày… tháng … năm …
Kết thúc vào …h, ngày … tháng … năm …
3.Nội dung cụ thể:
– Thông tin về rừng quản lý:
+ Diện tích rừng: … m2.
+ Giống cây lâm nghiệp..
+ Mục đích rừng trồng: …
– Kiểm tra, đánh giá hiện trạng rừng.
+ Sử dụng rừng .
+ …
– Đánh giá nhiệm vụ quản lý và bảo vệ rừng: …
– Các nội dung khác: …
4.Kết luận
Sau quá trình thẩm định, kiểm tra nhận thấy đơn vị chủ rừng được quản lý, bảo vệ tốt nên diện tích rừng hiện có ít bị tác động, đủ điều kiện để cung ứng dịch vụ môi trường rừng …
Sau khi tiến kết thúc nghiệm thu các bên đi đến thống nhất và thực hiện việc ký tên xác nhận bên dưới.
Biên bản nghiệm thu này được lập thành … bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ….bản./.
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
(Ký và ghi rõ họ tên)
CHỦ RỪNG
( Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản nghiệm thu công tác bảo vệ rừng mới nhất:
-Ghi rõ thông tin của bên nghiệm thu và chủ rừng
+Bên nghiệm thu
Người đại diện Ông/Bà:(Ghi rõ họ và tên) Chức vụ( nêu rõ chức vụ là gì?)
Công ty( Ghi rõ tên công ty); Mã số thuế; Trụ sở chính; Số điện thoại liên hệ: …
+Chủ rừng
Ông/Bà(Ghi rõ họ và tên) Chức vụ ( Nếu có); Cơ quan ( Nếu có); CMND/CCCD số: …Ngày cấp: … Nơi cấp; HKTT; Chỗ ở hiện nay; Số điện thoại liên hệ…
-Ghi rõ ngày lập biên bản nghiệm thu;
4. Một số quy định về công tác bảo vệ rừng:
4.1.Trình tự nghiệm thu công tác bảo vệ rừng:
Thời gian nghiệm thu công tác bảo vệ rừng được tiến hành vào cuối năm kế hoạch, hoàn thành chậm nhất vào tháng 01 năm sau. Nội dung, phương pháp nghiệm thu: kiểm tra thực địa toàn bộ diện tích, căn cứ bản đồ thiết kế để xác định vị trí, ranh giới, tỷ lệ kết quả thực hiện, cụ thể:
-Trường hợp 100% diện tích rừng không bị tác động phá hoại: được nghiệm thu và thanh toán 100% giá trị hợp đồng.
-Trường hợp rừng bị phá hoại (chặt phá, xâm lấn, phát, đốt rừng làm nương, rẫy, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trái pháp luật…), căn cứ tình hình cụ thể sẽ xác định thanh toán giá trị thực hiện hợp đồng theo tỷ lệ, cụ thể:
Ngoài ra người nhận khoán bảo vệ rừng, người nhận hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng được giao phát hiện rừng bị xâm hại và báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền (bên giao khoán hoặc chính quyền địa phương hoặc kiểm lâm địa bàn): hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ rừng và được thanh toán tiền công bảo vệ theo hợp đồng.
Như vậy, người nhận khoán bảo vệ rừng, người nhận hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng được giao không phát hiện được rừng bị xâm hại, hoặc phát hiện nhưng không báo cho cơ quan có thẩm quyền: được thanh toán tiền công bảo vệ đối với diện tích rừng không bị xâm hại; đối với diện tích rừng bị xâm hại thì tùy theo mức độ, sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật.
4.2.Các quy định về bảo vệ rừng:
Theo Luật bảo vệ rừng quy định một số điều về bảo vệ rừng như sau:
Cơ quan nhà nước, tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ rừng, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về bảo vệ rừng theo quy định của Luật này, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động trong rừng, ven rừng có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ rừng;
(Điều 36 Luật bảo vệ rừng)
-Chủ rừng có trách nhiệm bảo vệ rừng của mình; xây dựng và thực hiện phương án, biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng; phòng, chống chặt phá rừng; phòng, chống săn, bắt, bẫy động vật rừng trái phép; phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định của Luật này, pháp luật về đất đai, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Từ điều trên chủ rừng không thực hiện trách nhiệm của mình như biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng; phòng, chống chặt phá rừng; phòng, chống săn, bắt, bẫy động vật rừng trái phép; phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng mà để mất rừng được Nhà nước giao, cho thuê thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. (Điều 37 Luật bảo vệ rừng)
Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
-Việc khai thác thực vật rừng phải thực hiện theo quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định và quy trình, quy phạm về khai thác rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
-Việc săn, bắt, bẫy, nuôi nhốt động vật rừng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tuân theo các quy định của pháp luật về bảo tồn động vật hoang dã.
-Những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nguồn gen thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm phải được quản lý, bảo vệ theo chế độ đặc biệt.
Chính phủ quy định Chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Danh mục những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc khai thác thực vật rừng, săn bắt động vật rừng, công cụ và phương tiện bị cấm sử dụng hoặc bị hạn chế sử dụng; chủng loài, kích cỡ tối thiểu thực vật rừng, động vật rừng và mùa vụ được phép khai thác, săn bắt; khu vực cấm khai thác rừng. (Điều 38 Luật bảo vệ rừng)
Quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng như sau:
-Ở những khu rừng tập trung, rừng dễ cháy, chủ rừng phải có phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; khi trồng rừng mới tập trung phải thiết kế và xây dựng đường ranh, kênh, mương ngăn lửa, chòi canh lửa, biển báo, hệ thống thông tin theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
-Trường hợp được đốt lửa trong rừng, gần rừng để dọn nương rẫy, dọn đồng ruộng, chuẩn bị đất trồng rừng, đốt trước mùa khô hanh hoặc dùng lửa trong sinh hoạt thì người đốt lửa phải thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.
-Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân xây dựng, tiến hành các hoạt động trên các công trình đi qua rừng như đường sắt, đường bộ, đường dây tải điện và hoạt động du lịch sinh thái, hoạt động khác ở trong rừng, ven rừng phải chấp hành các quy định về phòng cháy, chữa cháy; tuân thủ các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chủ rừng.
-Khi xảy ra cháy rừng, chủ rừng phải kịp thời chữa cháy rừng, báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trong trường hợp cần thiết Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm và thẩm quyền huy động mọi lực lượng, phương tiện cần thiết ở địa phương, điều hành sự phối hợp giữa các lực lượng để kịp thời chữa cháy rừng có hiệu quả.
Như vậy khi chủ rừng được giao rừng trong trường hợp cháy rừng xảy ra trên diện rộng có nguy cơ gây thảm họa dẫn đến tình trạng khẩn cấp thì việc chữa cháy rừng phải tuân theo các quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp. Để tránh tình trang làm cháy rừng lây lan trên diện rộng ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên rừng và những loài động thực vật sinh sống trong rừng bị chết.