Quy định về tạm sử dụng vỉa hè? Hồ sơ và thủ tục cấp giấy phép tạm sử dụng vỉa hè? Xử phạt vi phạm về sử dụng vỉa hè trái phép?
Theo quy định của pháp luật, vỉa hè là bộ phận của đường đô thị phục vụ chủ yếu cho người đi bộ và kết hợp là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kĩ thuật đô thị dọc tuyến, Vỉa hè cũng là nơi sử dụng với các mục đích chính đáng khác nhau của người dân. Việc sử dụng vỉa hè được pháp luật quy định cụ thể bởi các quy định. Vậy Hồ sơ và thủ tục cấp giấy phép tạm sử dụng vỉa hè được quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về vấn đề này
Cơ sở pháp lý:
–
–
Luật sư
1. Quy định về tạm sử dụng vỉa hè
1.1. Sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông
Tại Điều 25a
1. Việc sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông, không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.
2. Hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông trong các trường hợp dưới đây:
a) Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 30 ngày; trường hợp thời gian sử dụng tạm thời lớn hơn 30 ngày phải được Bộ Giao thông vận tải (đối với quốc lộ) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các hệ thống đường địa phương) chấp thuận;
b) Tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám tang của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ, trường hợp đặc biệt không được quá 72 giờ;
c) Tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ;
d) Điểm trông, giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá thời gian tổ chức hoạt động văn hóa đó;
đ) Điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình của hộ gia đình; thời gian sử dụng từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
3. Vị trí hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
a) Phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5 mét;
b) Hè phố có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời.
4. Đối với trường hợp sử dụng hè phố quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều này, hộ gia đình phải thông báo với Ủy ban nhân phường, xã sở tại trước khi sử dụng tạm thời một phần hè phố. Đối với các trường hợp quy định tại các Điểm a, d, đ Khoản 2 Điều này, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định thủ tục hành chính về cho phép sử dụng tạm thời hè phố.
Như vậy, theo quy định tại Nghị định 100/2013/NĐ-CP quy định thì việc sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông chỉ trong các trường hợp quy định của pháp luật đề ra Nếu trong trường hợp không sử dụng vỉa hè trong các trường hợp quy định như trên thì bạn sẽ không có quyền sử dụng phần đất vỉa hè này không vào mục đích giao thông. và đối với các trường hợp Nếu sử dụng hành vi của bạn là hành vi lấn chiếm vỉa hè và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật
Theo đó quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 6
1.2. Sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường để trông, giữ xe
Tại Điều 25c.Nghị định 100/2013/NĐ-CP.. Sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường để trông, giữ xe quy định về việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố để trông, giữ xe có thu phí không được gây mất trật tự, an toàn giao thông với các mục đích chính đáng được đề ra thì Sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường để trông, giữ xe trên thực tế có rất nhiều các hành vi sử dụng với các mục đích làm ảnh hưởng tới khu vực vỉa hè
Đối với khu vực Vị trí hè phố, lòng đường được phép sử dụng tạm thời có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời và phải đáp ứng đủ các điều kiện như vỉa hè đó Không thuộc tuyến quốc lộ đi qua đô thị và Phần lòng đường còn lại dành cho các loại phương tiện có bề rộng tối thiểu bố trí đủ 02 làn xe cơ giới và 01 làn xe thô sơ cho một chiều đi theo quy định. Đối với Phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5 mét.
Thẩm quyền quản lý và phê duyệt Giao Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường đến năm 2023; quy định thủ tục hành chính về cho phép sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường quy định của pháp luật và
– Giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, khai thác sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường để trông giữ xe, việc thu phí và nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Hồ sơ và thủ tục cấp giấy phép tạm sử dụng vỉa hè
Tóm tắt câu hỏi:
Gửi Công ty Luật TNHH Dương Gia, Mình bên nhà hàng Relish & Sons, bên công ty mình cần thủ tục, các giấy tờ để đăng ký sử dụng vỉa hè. Công ty có thể gửi cho mình danh sách những gì cần thiết không ạ? Cám ơn công ty thật nhiều! Kính chúc quý công ty thật nhiều sức khỏe.
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất: Về điều kiện sử dụng
Theo quy định tại Nghị định 100/2013/NĐ-CP:
Điều 25c. Sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường để trông, giữ xe
1. Việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố để trông, giữ xe có thu phí không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.
2. Vị trí hè phố, lòng đường được phép sử dụng tạm thời có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời và phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
a) Không thuộc tuyến quốc lộ đi qua đô thị;
b) Phần lòng đường còn lại dành cho các loại phương tiện có bề rộng tối thiểu bố trí đủ 02 làn xe cơ giới và 01 làn xe thô sơ cho một chiều đi;
c) Phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5 mét.
3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường đến năm 2023; quy định thủ tục hành chính về cho phép sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường quy định tại Điều này.
4. Giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, khai thác sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường để trông giữ xe, việc thu phí và nộp ngân sách nhà nước.
Thứ hai: Hồ sơ
– Đơn đề nghị sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông hoặc công văn của tổ chức, cá nhân có nội dung đầy đủ thông tin (có xác nhận của UBND phường, xã nơi cư trú)
– Giấy cam kết đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị;
– Sơ đồ vị trí (thể hiện đầy đủ kích thước và hiện trạng của khu vực đối với trường hợp sử dụng địa điểm cố định).
– Người có nhu cầu sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông nhưng không phải là chủ sở hữu nhà, chủ sử dụng đất bên trong vỉa hè đó thì phải được sự đồng ý bằng văn bản (có công chứng hoặc chứng thực) của người có quyền sở hữu nhà, người có quyền sử dụng đất bên trong đó.
Tuy nhiên, cần lưu ý tại mỗi địa phương sẽ có quyết định riêng của Ủy Ban nhân dân tỉnh về việc xây dựng và sử dụng vỉa hè. Chính vì vậy, bạn cần phải xem xét tại địa phương có quyết định về vấn đề này chưa để xem xét giải quyết phù hợp.
Theo đó khi Sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường để trông, giữ xe cần lưu ý thực hiện đầy đủ các trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật và các điều kiện hay yêu cầu cụ thể để được Sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường để trông, giữ xe
3. Xử phạt vi phạm về sử dụng vỉa hè trái phép
Theo quy định tại Điều 12
– Mức phạt tiền đối với cá nhân từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, đối với tổ chức từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng khi nằm trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Buôn bán các loại hàng rong, hàng hóa nhỏ lẻ khác ngay trên lòng đường đô thị hoặc trên phần vỉa hè của các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ một số hành vi vi phạm khác được quy định tại các điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 của Điều 12 Nghị định này;
+ Hành vi phơi rơm, rạ, thóc, lúa, các sản phẩm nông, lâm, thủy – hải sản trên đường bộ;
+ Hành vi đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.
– Mức phạt từ 300.000 – 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng – 800.000 đồng đối với tổ chức khi thực hiện một trong các hành vi sau:
+ Xả nước không đúng nơi quy định trong hệ thống giao thông đường bộ, trừ hành vi cá nhân, tổ chức xả nước thải trong quá trình xây dựng từ các công trình ra đường phố.
+ Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: Bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5; điểm d, điểm e khoản 6 Điều này;
+ Trong phạm vi đất dành cho giao thông đường bộ mà lại trồng cây gây hậu quả làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông;
+ Tiến hành họp chợ, thực hiện các giao dịch mua, bán hàng hóa trên phạm vi đất của đường bộ mà ở đoạn đường nằm ngoài khu vực đô thị (tuy nhiên đối với các hành vi vi phạm theo điểm d khoản 5; điểm d, điểm i khoản 6 Điều 12 Nghị định này không áp dụng mức xử phạt này);
+ Khai thác, sử dụng tạm thời đất hành lang an toàn đường bộ để thực hiện việc canh tác, sản xuất nông nghiệp mà làm ảnh hưởng đến an toàn công trình đường bộ và ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ;
– Mức phạt đối với cá nhân từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng, đối với tổ chức từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Treo các biểu ngữ, băng rôn một cách trái phép trong phạm vi phần đất dành cho đường bộ gây hậu quả ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ;
+ Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, diễu hành, lễ hội trên phần đường bộ trái quy định;
+ Sử dụng phần đất của đường bộ ở đoạn đường thuộc khu vực ngoài đô thị để làm nơi rửa xe, bơm nước mui xe; nơi sửa chữa các phương tiện, máy móc, thiết bị mà gây nên những ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ.
+ Dựng các cổng chào hoặc các vật khác nhằm mục đích che chắn trái với các quy định trong phần phạm vi đất dành cho đường bộ mà gây ảnh hưởng đến an toàn, trật tự giao thông đường bộ;
+ Đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo trên đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị. Tuy nhiên đối với hành vi đặt các biển quảng cáo trên diện tích đất hành lang an toàn đường bộ khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức dựng biển quảng cáo trên phần đất dọc 02 bên đường bộ mà phần đất này dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.
+ Sử dụng phần dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để xe, trông xe, giữ xe;
– Mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng áp dụng đối với cá nhân và từ 2.000.000 đồng – 4.000.000 đồng áp dụng đối với tổ chức khi mà đổ rác ra đường bộ không đúng nơi quy định, riêng các trường hợp vi phạm quy định tại các điểm a khoản 6 Điều này; khoản 3, khoản 4 Điều 20 Nghị định này thì bị xử phạt với mức tiền khác.
– Mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng – 3.000.000 đồng khi là cá nhân, từ 4.000.000 đồng – 6.000.000 đồng khi là tổ chức nếu:
+ Có hành vi sử dụng trái phép phần lòng đường đô thị, hè phố nhằm các mục đích sau đây: đặt, xây bục bệ; họp chợ; bày, bán hàng hóa; kinh doanh dịch vụ ăn uống; sửa chữa các phương tiện, máy móc, thiết bị; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; rửa xe; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ một số hành vi vi phạm khác theo quy định;
+ Dựng lều quán, rạp, cổng ra vào, các loại tường rào, dựng các công trình khác một cách trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ;
+ Chiếm dụng phần lòng đường đô thị hoặc chiếm dụng hè phố có tổng diện tích chiếm dụng dưới 05 m2 hoặc chiếm dụng những phần đường dành cho xe chạy hoặc chiếm dụng phần lề đường của đường ngoài đô thị có diện tích dưới 20 m2 để làm nơi trông xe, giữ xe.
– Mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng khi là cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng khi là tổ chức khi rơi vào một trong các trường hợp sau:
+ Tự ý gắn các nội dung không liên quan tới mục đích, ý nghĩa của công trình đường bộ vào các công trình báo hiệu đường bộ;
+ Tự ý san, lấp, đào, đắp mặt bằng nằm trong phần hành lang an toàn giao thông đường bộ hay phần đất dọc hai bên đường bộ được sử dụng nhằm mục đích bảo vệ, quản lý, bảo trì công trình đường bộ;
+ Tập kết, trung chuyển các máy móc, thiết bị, hàng hóa, vật tư, vật liệu xây dựng và các loại vật dụng khác trên đường bộ hoặc trên phần hành lang an toàn đường bộ;
+ Để, đổ một cách trái phép các vật liệu, phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ trường hợp người điều khiển các loại xe đổ trái phép đất, cát, rác, đá, vật liệu, chất phế thải trong phần phạm vi đất được quy định dành cho đường bộ nằm ở đoạn đường ngoài đô thị hoặc đường phố;
+ Dựng các công trình, rạp, lều quán không được cho phép trong khu vực đô thị tại các vị trí như cầu vượt, gầm cầu vượt, hầm đường bộ, hầm cho người đi bộ trừ hành vi xây dựng nhà ở sẽ được xử phạt với mức phạt khác theo quy định.
+ Chiếm dụng từ 05 m2 đến dưới 10 m2 đối với diện tích lòng đường đô thị, hè phố hoặc chiếm dụng từ 20 m2 trở lên đối với lề đường của đường ngoài đô thị, phần đường xe chạy để làm nơi trông, giữ xe;
+ Bày, buôn bán các loại vật tư, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị hoặc tiến hành sản xuất, gia công hàng hóa trên diện tích lòng đường đô thị, hè phố;
+ Xả thải nước thải xây dựng từ các công trình ra đường phố.
– Mức phạt tiền đối với cá nhân ừ 6.000.000 đồng – 8.000.000 đồng, đối với tổ chức từ 12.000.000 đồng – 16.000.000 đồng khi sử dụng diện tích từ 10 m2 đến dưới 20 m2 để làm nơi trông, giữ xe trên phần lòng đường đô thị hoặc hè phố.
– Mức phạt tiền đối với cá nhân từ 10.000.000 đồng – 15.000.000 đồng, đối với tổ chức từ 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng khi:
+ Cá nhân, tổ chức dựng các biển quảng cáo trên phần đất hành lang an toàn đường bộ khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền hoặc trên phần đất dọc theo hai bên đường bộ mà được dùng để bảo trì, quản lý, bảo vệ công trình đường bộ;
+ Chiếm dụng diện tích từ 20 m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe tại lòng đường đô thị hoặc hè phố.
– Đối với cá nhân bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng – 20.000.000 đồng, từ 30.000.000 đồng – 40.000.000 đồng đối với tổ chức khi có các hành vi vi phạm sau:
+ Mở các đường nhánh để đấu nối trái phép vào các đường chính;
+ Chiếm dụng phần đất đường bộ hoặc hành lang an toàn đường bộ với mục đích xây dựng nhà ở.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Hồ sơ và thủ tục cấp giấy phép tạm sử dụng vỉa hè và các thông tin khác liên quan về Hồ sơ và thủ tục cấp giấy phép tạm sử dụng vỉa hè dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.