Biên bản thẩm tra dự án là gì, mục đích của biên bản? Biên bản thẩm tra dự án 2021? Hướng dẫn soạn thảo biên bản? Những quy định liên quan đến thẩm tra dự án?
Trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư nhằm khảo sát hiện trạng và đánh giá rủi ro của dự án, các tổ chức, đơn vị liên quan sẽ thực hiện thẩm tra dự án, quá trình thẩm tra được ghi nhận qua mẫu biên bản thẩm tra dự án. Vậy mẫu biên bản này có nội dung và hình thức ra sao, những lưu ý về mẫu đơn này như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu để giúp người đọc hiểu rõ hơn về mẫu biên bản này?
1. Biên bản thẩm tra dự án là gì, mục đích của biên bản?
Biên bản thẩm tra dự án là văn bản ghi nhận quá trình thẩm tra dự án, nội dung biên bản bao gồm thành phần thẩm tra, các tài liệu kèm theo, đánh giá, kết quả thẩm tra…
Mục đích của biên bản thẩm tra dự án: Thẩm tra là công việc của các tổ chức, đơn vị trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư nhằm khảo sát hiện trạng và đánh giá rủi ro của dự án. Biên bản thẩm tra nhằm ghi lại quá trình làm việc của các bên trong quá trình thẩm tra dự án.
2. Biên bản thẩm tra dự án.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————-
BIÊN BẢN THẨM TRA
Hôm nay, ngày(1)……tháng…..năm……tại trụ sở Công ty Cổ phần ……………………..:…., quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Thành phần: Chúng tôi gồm có: (2)
1. CÔNG TY TNHH
– Bà: Chức vụ: Giám đốc
2. CÔNG TY
– Ông: Chức vụ: Giám đốc
3. CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG………………
– Ông: Chức vụ: Giám đốc
Nội dung: Tiến hành kết luận thẩm tra “Khu đất số ………… và …………. theo Trích lục Bản đồ địa chính” mà Công ty TNHH ……………………………… đã thuê đất 50 năm, sử dụng vào mục đích xây dựng Trung tâm thương mại và Bãi đỗ xe tại xã …………, thành phố ……………..
Xem xét tính hợp pháp và sự phù hợp của dự án như sau:
1. Hồ sơ pháp lý mà Công ty TNHH ……………………… cung cấp gồm có: (3)
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số……….. đối với mảnh đất ……. mục đích ……..
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số……….. đối với mảnh đất ……. mục đích ……..
– Và các giấy tờ khác có liên quan kèm theo biên bản này, gồm có: Biên bản bàn giao đất, Giấy phép xây dựng, Hồ sơ bản vẽ thiết kế, …
2. Kết quả khảo sát kiểm tra thực trạng khu đất: (4)
– Xác nhận mảnh đất đúng như bản vẽ và các giấy tờ sở hữu đã cung cấp.
– Hiện trạng đất trống, mới cải tạo một phần mặt bằng, lắp đặt điện nước phục vụ sinh hoạt hộ cá nhân, chưa tiến hành các hoạt động xây dựng trong mục đích thuê đất.
-………………………
3. Mục đích sử dụng: (5)
Đối với mảnh đất ……. theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số……….. mục đích sử dụng là …………..
Đối với mảnh đất ……………… m2 theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số……….. mục đích sử dụng là xây dựng Trung tâm thương mại.
4. Tính phù hợp của khu đất với các định hướng phát triển khu vực
a) Sự phù hợp, đánh giá nhu cầu thị trường:
Khu đất nằm tại đầu đường ……..,tiếp xúc ngã tư ……………., có hai mặt tiền, 1 hướng ra đường …………., 1 hướng ra đường …………., nơi tập trung giao thoa dân cư và phương tiện giao thông, phù hợp cho các hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn, siêu thị, các dịch vụ văn phòng đại diện và quảng bá thương hiệu,…
b) Mục tiêu đầu tư, hình thức đầu tư:
Khách sạn, nhà hàng.
c) Điều kiện khách quan và các yếu tố khác:
Thuộc khối mở rộng kinh tế địa phương.
Nối thẳng với khu Du lịch Kinh tế Sầm Sơn theo đường…….
Nằm trong khối đầu tư xây dựng của nhiều dự án tập trung dân cư, các cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước và các cơ quan hành chính nhà nước.
5. Phân tích tài chính dự án (6)
– Vốn đầu tư: Khoảng …………………………
– Doanh thu: N/A
– Chi phí sản xuất: N/A
– Lợi nhuận trước thuế: N/A
– Lợi nhuận ròng: N/A
– Tỷ suất lợi nhuận/vốn: N/A
6. Thời gian hoàn vốn của dự án:
Chưa xác định cụ thể.
Kết luận: Biên bản thẩm tra Khu đất số ………. và …………. theo Trích lục Bản đồ địa chính thuộc sở hữu của Công ty TNHH ………………, được Đại diện Phòng thẩm tra dự án trực tiếp Khảo sát, thông qua và trình lên Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng……………………, chờ quyết định chính thức./.
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản.
(1) Ghi rõ ngày tháng năm và địa điểm thực hiện biên bản;
(2) Ghi rõ thành phần thẩm tra: tên, chức vụ;
(3)Ghi rõ các giấy tờ kèm theo hồ sơ
(4) Kết quả khảo sát kiểm tra thực trạng khu đất
(5) Ghi rõ mục đích sử dụng đất của dự án
(6) phân tích tài chính dự án
4. Những quy định liên quan đến thẩm tra dự án.
4.1. Nguyên tắc thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế và dự toán xây dựng công trình:
Theo Điều 3
– Trình, thẩm định dự án, thiết kế và dự toán xây dựng công trình đúng thẩm quyền, bảo đảm quy trình và thời hạn thẩm định theo quy định.
– Thẩm định thiết kế và dự toán xây dựng được thực hiện với toàn bộ công trình hoặc từng công trình của dự án hoặc theo giai đoạn, gói thầu của dự án nhưng phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ về nội dung, cơ sở tính toán trong các kết quả thẩm định.
– Công khai, minh bạch về trình tự, thủ tục, hồ sơ, kết quả thẩm định và tuân thủ các quy định về cải cách thủ tục hành chính trong quá trình thẩm định.
– Phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình đúng thẩm quyền hoặc theo ủy quyền sau khi có Thông báo kết quả thẩm định và hồ sơ trình phê duyệt đã được bổ sung, hoàn thiện theo yêu cầu của cơ quan thẩm định.
– Đối với dự án có số bước thiết kế nhiều hơn so với quy định, cơ quan chuyên môn về xây dựng chỉ thẩm định hồ sơ thiết kế tại bước thiết kế theo quy định của pháp luật, các bước thiết kế còn lại do người quyết định đầu tư quyết định việc tổ chức thẩm định, phê duyệt. Trường hợp tên gọi và nội dung của các bước thiết kế của dự án thực hiện theo thông lệ quốc tế khác với bước thiết kế theo quy định, cơ quan chuyên môn về xây dựng chỉ thẩm định hồ sơ thiết kế có nội dung tương ứng với bước thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công.
4.2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình:
Theo Điều 3
– Trách nhiệm của người quyết định đầu tư:
Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng quy trình thẩm định phù hợp với quy mô, nguồn vốn sử dụng của dự án, loại và cấp công trình xây dựng. Đối với dự án sử dụng vốn hỗn hợp, người quyết định đầu tư xác định loại nguồn vốn sử dụng để làm cơ sở thực hiện trình, thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình;
Phân công, kiểm tra việc thực hiện công tác thẩm định của cơ quan chuyên môn trực thuộc;
Phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình theo quy định của pháp luật.
– Trách nhiệm của chủ đầu tư:
Trình thẩm định dự án, thiết kế cơ sở và thiết kế, dự toán xây dựng công trình theo quy định của Thông tư này; tổ chức thẩm định làm cơ sở xem xét, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình đối với trường hợp thiết kế ba bước;
Kiểm tra, soát xét và chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm định và pháp luật về tính pháp lý, nội dung của hồ sơ trình thẩm định; giải trình, hoàn thiện hồ sơ trình thẩm định theo yêu cầu của cơ quan thẩm định;
Lựa chọn trực tiếp tư vấn có đủ Điều kiện năng lực để thực hiện công tác thẩm tra phục vụ thẩm định và chịu trách nhiệm kiểm tra nội dung công tác thẩm tra của tư vấn đáp ứng yêu cầu thẩm tra;
Lưu trữ hồ sơ theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 của
– Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thẩm định:
Tổ chức thẩm định dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình theo quy định của pháp luật;
Tuân thủ quy định về quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thẩm định theo quy định tại Điều 71 và Điều 87 của
Báo cáo, giải trình về công tác thẩm định theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi cần thiết;
Lưu trữ hồ sơ, tài liệu cần thiết có liên quan đến công tác thẩm định theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 của Thông tư này.
– Trách nhiệm của tổ chức
Tuân thủ các quyền và nghĩa vụ của
Cung cấp đầy đủ hồ sơ và giải trình, chỉnh sửa nội dung hồ sơ trình thẩm định theo yêu cầu của chủ đầu tư và cơ quan thẩm định.
4.3. Trình tự thẩm định dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình:
Theo Điều 5 Thông tư số 18/2016/TT-BXD
Trình tự thẩm định dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 11 và Điều 30 của
– Người đề nghị thẩm định có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ trước khi trình thẩm định dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình.
– Trình thẩm định dự án:
Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Hồ sơ trình thẩm định được gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp để thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng;
Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách: Hồ sơ trình thẩm định được gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp để thẩm định thiết kế cơ sở (hoặc thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình đối với dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật) và đến cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư để thẩm định các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng, thiết kế công nghệ (nếu có);
Đối với dự án sử dụng vốn khác: Hồ sơ trình thẩm định được gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp để thẩm định thiết kế cơ sở (hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật) đối với dự án đầu tư xây dựng có công trình cấp đặc biệt, cấp I, công trình công cộng, công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn cộng đồng. Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng, thiết kế công nghệ (nếu có);
Đối với các dự án còn lại không thuộc đối tượng thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng, cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định toàn bộ các nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
– Trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và dự toán xây dựng công trình:
Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Hồ sơ trình thẩm định được gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp để thẩm định;
Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách: Hồ sơ trình thẩm định được gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp để thẩm định. Riêng đối với phần thiết kế công nghệ, thiết kế của công trình cấp IV, công trình xây dựng lưới điện trung áp, hồ sơ trình thẩm định được gửi đến cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư để thẩm định;
Đối với công trình của dự án sử dụng vốn khác thuộc đối tượng do cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của
Đối với công trình không thuộc đối tượng thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng, cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định toàn bộ các nội dung của thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và dự toán xây dựng công trình.
– Cơ quan thẩm định tổ chức thực hiện thẩm định theo trình tự, nội dung quy định từ Điều 5 đến Điều 9 của Thông tư này.