Hiện nay dựa vào nhu cầu của người dân mà ngày càng nhiều những hãng sản xuất cây nước nóng lạnh đạt tiêu chuẩn cao. Chính vì vậy mà họ sẽ thanh lý cây nước nóng lạnh đã dùng rồi những vẫn còn tốt cho bên khác để mua cây nước nóng lạnh khác tốt hơn. Vậy biên bản thanh lý cây nước nóng lạnh là gì?
Mục lục bài viết
1. Biên bản thanh lý cây nước nóng lạnh là gì?
Biên bản thanh lý cây nước nóng lạnh là mẫu biên bản do hai cá nhân lập ra trong trường hợp hai bên cùng đồng ý thực hiện việc thanh lý cây nước nóng lạnh. Trong biên bản thanh lý cây nước nóng lạnh phải nếu được những thông tin về các bên tham gia biên bản, cây nước nóng lạnh được thanh lý và nội dung làm việc giữa hai bên.
Biên bản thanh lý cây nước nóng lạnh là văn bản ghi chép lại những thông tin về các bên tham gia biên bản, cây nước nóng lạnh được thanh lý và nội dung làm việc giữa hai bên. Biên bản thanh lý cây nóng lạnh còn cần phải được công khai và sự nhất trí thông qua của các bên lập biên bản.
2. Mẫu biên bản thanh lý cây nước nóng lạnh:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Địa danh, ngày tháng năm
BIÊN BẢN THANH LÝ CÂY NƯỚC NÓNG LẠNH
(Về việc: Thanh lý cây nước nóng lạnh)
Hôm nay, hồi… ngày… tháng… năm… tại…
Chúng tôi gồm:
– Bên A: Ông Nguyễn Văn A
Ngày sinh:
Số điện thoại:
Căn cước công dân số… cấp ngày… tại…
Chỗ ở hiện nay:
– Bên B: Ông Nguyễn Văn B
Ngày sinh:
Số điện thoại:
Căn cước công dân số… cấp ngày… tại…
Chỗ ở hiện nay:
Nội dung làm việc:
1. Bên A thanh lý… cây nước nóng lạnh cho bên B bao gồm:
-… cây nước hãng … kích thước …m x …m x …m
-…
2. Bên B thanh toán cho bên A số tiền… qua hình thức…
Hai bên cam kết không hoàn trả, mua lại những gì đã nhận.
Biên bản này gồm… trang, có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản làm căn cứ thực hiện.
Người lập Bên A Bên B
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết biên bản thanh lý cây nước nóng lạnh:
Biên bản thanh lý cây nước nóng lạnh cần ghi cụ thể địa điểm và thời gian lập biên bản. Tiếp theo là thông tin của các bên tham gia thanh lý cây nước nóng lạnh ( tên, căn cước công dân, địa chỉ, số điện thoại), nội dung thanh lý sẽ bao gồm thông tin của cây nước nóng lạnh, giá tiền thanh lý.
Cuối biên bản thanh lý cây nước nóng lạnh hai bên sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.
4. Quy định về thanh lý tài sản công theo quy định của pháp luật:
Căn cứ vào quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017 thì: “Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác.”
Thanh lý tài sản công theo quy định của pháp luật là một trong những hình thức khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công. Ngoài ra sẽ có những hình thức khai thác khác như giao quyền sử dụng tài sản công, cho thuê tài sản công; chuyển nhượng, cho thuê quyền khai thác, quyền sử dụng tài sản công; sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, liên doanh, liên kết;…
4.1. Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công:
Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công được quy định như sau:
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.
+ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
4.2. Trình tự, thủ tục thanh lý tài sản công:
Khi có tài sản công hết hạn sử dụng theo chế độ mà phải thanh lý; tài sản công chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả (dự toán chi phí sửa chữa lớn hơn 30% nguyên giá tài sản); nhà làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, giải phóng mặt bằng hoặc các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản công, gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 28
Hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản gồm:
+ Văn bản đề nghị thanh lý tài sản công của cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công (trong đó nêu rõ trách nhiệm tổ chức thanh lý tài sản; dự toán chi phí sửa chữa tài sản trong trường hợp xác định việc sửa chữa không hiệu quả): 01 bản chính;
+Văn bản đề nghị thanh lý tài sản công của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;
+ Danh mục tài sản đề nghị thanh lý (chủng loại, số lượng; tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; lý do thanh lý): 01 bản chính;
+ Ý kiến bằng văn bản của cơ quan chuyên môn có liên quan về tình trạng tài sản và khả năng sửa chữa (đối với tài sản là nhà, công trình xây dựng chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được): 01 bản sao;
+ Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị thanh lý tài sản (nếu có): 01 bản sao.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 28 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công quyết định thanh lý tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị thanh lý không phù hợp. Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm thẩm định về đề nghị thanh lý tài sản trong trường hợp việc thanh lý tài sản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo thẩm quyền.
Nội dung chủ yếu của Quyết định thanh lý tài sản công gồm:
– Cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý;
– Danh mục tài sản thanh lý (chủng loại, số lượng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; lý do thanh lý);
– Hình thức thanh lý tài sản (phá dỡ, hủy bỏ, bán);
– Quản lý, sử dụng tiền thu được từ thanh lý tài sản (nếu có);
– Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Trong thời hạn 60 ngày (đối với nhà làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất), 30 ngày (đối với tài sản khác), kể từ ngày có quyết định thanh lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý tổ chức thanh lý tài sản theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công.
Việc thanh toán tiền mua tài sản (nếu có) và nộp tiền vào tài khoản tạm giữ tại kho bạc nhà nước thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 24 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công (trong trường hợp bán đấu giá), khoản 6 Điều 26 Nghị định này (trong trường hợp bán niêm yết, bán chỉ định).
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thanh lý tài sản, cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý hạch toán giảm tài sản theo quy định của pháp luật về kế toán; báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định tại Điều 126, Điều 127 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công.
4.3. Thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước:
Bao gồm những chủ thể sau đây:
– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.
– Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.