Quyền phản tố nếu được thực hiện một cách hiệu quả, đáp ứng đúng quy định của pháp luật sẽ giúp các chủ thể tiết kiệm thời gian, công sức trong quá trình theo đuổi, giải quyết vụ kiện của bị đơn khi tham gia tố tụng tại tòa án.
Mục lục bài viết
1. Đơn yêu cầu phản tố là gì?
Người có yêu cầu phản tố cần phải nộp đơn phản tố cho
Để đơn phản tố của bị đơn có hiệu lực thì biên bản này phải đáp ứng đủ các điều kiện của pháp luật. Mẫu đơn yêu cầu phản tố của bị đơn chỉ phát sinh khi có nguyên đơn kiện bị đơn, tòa án có thẩm quyền thụ lý vụ việc đối với yêu cầu của nguyên đơn và bị đơn trong vụ việc cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm nên đã làm đơn yêu cầu tòa án giải quyết những vấn đề có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn trong cùng một vụ án dân sự.
Yêu cầu phản tố là quyền của bị đơn đưa ra trong vụ án dân sự và được pháp luật Việt Nam công nhận, đề nghị với tòa án buộc nguyên đơn hoặc những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải thực hiện đối với mình.
Mẫu đơn yêu cầu phản tố là mẫu đơn được lập ra để yêu cầu về việc phản tố. Mẫu nêu rõ thông tin của người làm đơn, người bị phản tố, nội dung phản tố…
2. Mẫu đơn yêu cầu phản tố:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
……., ngày…. tháng…. năm…….
ĐƠN PHẢN TỐ
(V/v: …….)
– Căn cứ
Kính gửi: Thẩm phán ……
Người phản tố: …… Sinh ngày: ……
CMND/CCCD số: …… Ngày cấp…….. Do: …..
Hộ khẩu thường trú: ……
Nơi ở hiện nay: ………
Là bị đơn trong vụ án ……. theo
Người bị phản tố:
Họ tên: …… Sinh ngày: … / … / …
Nơi ở hiện nay: ……..
Là nguyên đơn trong vụ án ……. theo
Nội dung phản tố:……
(Ví dụ: Ngày 05 tháng 01 năm 2019 Tòa án nhân dân quận MT có thông báo về việc đã thụ lý vụ án dân sự sơ thẩm về vụ án “Tranh chấp hôn nhân và gia đinh” nguyên đơn là Nguyễn T.T với nội dung: yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn, không có con chung nên không yêu cầu tòa giải quyết, về tài sản không yêu cầu tòa án giải quyết.
Tuy nhiên, xét thấy tôi và vợ là Nguyễn T.T có:
– 01 căn hộ chung cư tại ……
– 01 xe ô tô BMW với biển số: ……
Là tài sản chung của vợ chồng.
Nay bằng đơn phản tố này, tôi yêu cầu Thẩm phán xem xét giải quyết cho tôi yêu cầu sau:
Tôi có nguyện vọng được quyền sở hữu căn hộ chung cư …….. và chiếc xe BMW biển số: ……. Nguyễn T.T được nhận số tiền mặt là 5 tỷ đồng).
Kính mong quý Tòa án xem xét giải quyết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn yêu cầu phản tố:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm viết đơn.
+ Tên biên bản cụ thể là đơn phản tố…
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Căn cứ pháp lý.
+ Thông tin thẩm phán tiếp nhận đơn.
+ Thông tin người yêu cầu phản tố.
+ Thông tin về vụ án dân sự.
+ Thông tin người bị phản tố.
+ Nội dung phản tố.
– Phần cuối biên bản:
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của người làm đơn.
4. Một số quy định về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn:
4.1. Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn:
Theo Điều 200
“1. Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
2. Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
c) Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
3. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.”
4.2. Thủ tục yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập:
Theo Điều 202 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định nội dung như sau:
“Thủ tục yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập được thực hiện theo quy định của Bộ luật này về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn.”
Như vậy, thủ tục yêu cầu phản tố được quy định như sau:
+ Thẩm quyền giải quyết: TAND thụ lý vụ án.
+ Trình tự thực hiện:
Bước 1: Gửi đơn yêu cầu phản tố tới TAND có thẩm quyền.
Bước 2: Thẩm phán xem xét đơn yêu cầu phản tố của bị đơn.
Bước 3: Bị đơn bổ sung đơn yêu cầu phản tố hoặc nhận lại (nếu không được chấp nhận yêu cầu).
+ Cách thức thực hiện: Có thể nộp đơn trực tiếp hoặc bằng đường bưu tiện tới TAND có thẩm quyền giải quyết vụ án.
+ Yêu cầu thực hiện:
Phải gửi yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên hộp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án bị đơn phải gửi yêu cầu phản tố nếu có.
+ Thành phần hồ sơ:
Thứ nhất, đơn yêu cầu phản tố.
Thứ hai, Các tài liệu chứng minh tính hợp pháp của yêu cầu phản tố.
Số lượng: 01 bộ hồ sơ.
+ Lệ phí hành chính: Không mất phí.
+ Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ, thẩm phán sẽ ra quyết định chấp nhận hay không chấp nhận đơn phản tố.
+ Đối tượng thực hiện: Bị đơn.
+ Kết quả:
Yêu cầu hợp lý: Thẩm phán chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn.
Yêu cầu không hợp lý: Thẩm phán không chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn.
Điều kiện để được phản tố của bị đơn:
– Thứ nhất, về thời điểm nộp đơn phản tố: đơn phản tố cần phải nộp trước thời điểm phiên họp hòa giải‚ kiểm tra việc bàn giao‚ nộp lại‚ tiếp cận và công khai các chứng cứ diễn ra (điều kiện này được quy định rõ ràng tại khoản 3 điều 200 của
– Thứ hai, về nội dung của đơn phản tố cần đảm bảo một trong các điều kiện sau đây thì mới được tòa án nhân dân có thẩm quyền thụ lý vụ án chấp thuận:
+ Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập nếu yêu cầu đó độc lập, không cùng với yêu cầu mà nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập yêu cầu tòa án giải quyết.
+ Yêu cầu trong đơn phản tố nhằm mục đích bù trừ nghĩa vụ cho yêu cầu của nguyên đơn‚ những người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan đến vụ án dân sự này sẽ có yêu cầu độc lập khác (Nội dung này được quy định cụ thể tại điểm a khoản 2 điều 200 của
+ Nội dung yêu cầu của bị đơn trình bày trong đơn phản tố khi được tòa án chấp thuận sẽ dẫn đến hệ quả là loại trừ sự chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu của nguyên đơn‚ những người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan đến vụ án dân sự này sẽ có yêu cầu độc lập khác.(Nội dung này được quy định cụ thể tại điểm b khoản 2 điều 200 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015). Tức là yêu cầu phản tố của bị đơn dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố lại đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và nếu yêu cầu đó được chấp nhận, thì loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vì không có căn cứ.
– Thứ ba là về quy trình và thủ tục cần thực hiện để phản tố:
+ Quy trình tiến hành phản tố của bị đơn thì cũng phải tuân thủ theo hình thức như đối với khởi kiện của một vụ việc dân sự khác.
+ Tức là‚ đầu tiên bị đơn cũng cần phải soạn thảo‚ viết ra đơn phản tố bằng văn bản sau đó cũng gửi tới tòa án có thẩm quyền.
+ Rồi tiếp tục hoàn tất các nghĩa vụ về tài chính cụ thể là nộp tạm ứng án phí như nguyên đơn đã nộp đơn khởi kiện trước đó.
+ Trong trường hợp này‚ thời gian chuẩn bị cho việc xét xử sẽ được tính lại bắt đầu từ ngày bị đơn hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí đúng theo quy định.
– Thứ tư, bị đơn phải nộp đầy đủ số tiền tạm ứng án phí theo như quy định.