Một trong những yêu cầu mà cơ sở nhập khẩu phải đảm bảo là nơi nuôi giữ thủy sản sống và sẽ được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra định kỳ, đột xuất, khi tiến hành đoàn kiểm tra sẽ tiến hành lập biên bản.
Mục lục bài viết
- 1 1. Biên bản kiểm tra định kỳ, đột xuất nơi nuôi lưu giữ thủy sản sống là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản kiểm tra định kỳ, đột xuất nơi nuôi lưu giữ thủy sản sống mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn biên bản kiểm tra định kỳ, đột xuất nơi nuôi lưu giữ thủy sản sống chi tiết nhất:
- 4 4. Các vấn đề pháp lý về nhập khẩu thủy sản sống:
- 4.1 4.1. Trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp phải đánh giá rủi ro:
- 4.2 4.2. Trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp không phải đánh giá rủi ro:
- 4.3 4.3.. Hiệu lực giấy phép nhập khẩu thủy sản sống:
- 4.4 4.4. Thành lập hội đồng đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu:
1. Biên bản kiểm tra định kỳ, đột xuất nơi nuôi lưu giữ thủy sản sống là gì?
Biên bản kiểm tra định kỳ, đột xuất nơi nuôi lưu giữ thủy sản sống là văn bản ghi nhận sự kiện kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền, với nội dung cơ bản là các vấn đề liên quan đến nơi nuôi giữ thủy sản sống.
Biên bản kiểm tra định kỳ, đột xuất nơi nuôi lưu giữ thủy sản sống được dùng làm căn cứ chứng minh sự kiện thực tế xảy ra, là cơ sở để cho thấy tính tuân thủ pháp luật của cơ sơ nhập khẩu thủy sản sống.
2. Mẫu biên bản kiểm tra định kỳ, đột xuất nơi nuôi lưu giữ thủy sản sống mới nhất:
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỔNG CỤC THỦY SẢN….
——-
Số: ………/………..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm ……..
BIÊN BẢN KIỂM TRA ĐỊNH KỲ, ĐỘT XUẤT NƠI NUÔI GIỮ THỦY SẢN SỐNG
Hôm nay ngày………. tháng ……năm ……, tại …………….
1. Thành phần đoàn kiểm tra:
a) Ông/bà …, chức vụ: ……..
b) Ông/bà …, chức vụ: ………..
2. Đại diện tổ chức, cá nhân nhập khẩu thủy sản sống: ……
Chức vụ: ………….
Số điện thoại: ……..Số fax: ………..E.mail: …….
Địa chỉ tổ chức, cá nhân nhập khẩu: ………
3. Tên thủy sản sống nhập khẩu: ……………..
4. Địa điểm kiểm tra: (Địa chỉ nơi nuôi giữ lô hàng): ……..
5. Số lượng đã nhập khẩu (tính từ thời điểm………… đến thời điểm ………): ……..
6. Hiện trạng về thủy sản sống đang nuôi lưu giữ tại thời điểm kiểm tra: ….
7. Điều kiện thực tế nơi nuôi giữ thủy sản sống nhập khẩu như sau:
– Sơ đồ khu vực nuôi giữ thuộc quyền sở hữu: ………….
– Mô tả chi tiết điều kiện nuôi giữ thủy sản sống và hệ thống xử lý nước thải:….
– Số lượng/khối lượng thủy sản sống tối đa có thể nuôi giữ trong cùng thời điểm: ……….
(kèm theo ảnh chụp khu vực nuôi thực tế có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu).
8. Kết quả thực hiện theo Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống đã được phê duyệt: ………..
9. Kết luận:
9. Kiến nghị, đề xuất:
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC CÁ NHÂN
(Họ và tên, chữ ký và đóng dấu)
……, ngày…….. tháng ….năm ….
CHI CỤC TRƯỞNG
(Họ và tên, chữ ký và đóng dấu)
3. Hướng dẫn biên bản kiểm tra định kỳ, đột xuất nơi nuôi lưu giữ thủy sản sống chi tiết nhất:
Người lập biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm tiến hành kiểm tra, thông thường là tại cơ sở nơi nuôi giữ thủy sản sống.
Ghi đầy đủ thành phần tham gia bao gồm các thành viên đoàn kiểm tra (gắn với chức vụ) và đại diện của của tổ chức, cá nhân nhập khẩu thủy sản.(đối với cá nhân này cần ghi tên, chức vụ và phương thức liên hệ)
Các nội dung khác được ghi phụ thuộc vào sự thật khách quan, những tình tiết diễn ra trong quá trình kiểm tra, do đó, người lập biên bản cần chú ý và theo dõi tỉ mỉ.
Cuối biên bản chi cục trưởng và đại diện tổ chức phải ký và ghi rõ họ tên, chữ ký và đóng dấu đề làm phát sinh giá trị của biên bản.
4. Các vấn đề pháp lý về nhập khẩu thủy sản sống:
Thủy sản sống là loài động vật thủy sản, rong, tảo có khả năng sinh trưởng, phát triển.
4.1. Trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp phải đánh giá rủi ro:
– Hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp phép theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Bản chính bản thuyết minh đặc tính sinh học của thủy sản sống nhập khẩu theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Bản chính Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
– Trình tự cấp phép:
+ Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản theo hình thức gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc theo cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến (nếu có);
+ Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Tổng cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ của hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản thẩm định hồ sơ; nếu hồ sơ không hợp lệ, Tổng cục Thủy sản thông báo bằng văn bản cho tổ chức cá nhân và nêu rõ lý do;
+ Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản tổ chức thực hiện đánh giá rủi ro theo quy định tại Chương III Thông tư này, cấp Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống kèm theo Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu được phê duyệt theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp phép nhập khẩu, Tổng cục Thủy sản trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;
+ Tổng cục Thủy sản trả Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến hoặc cơ chế một cửa quốc gia.
4.2. Trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp không phải đánh giá rủi ro:
– Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thủy sản sống để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp phép theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Bản chính Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Bản chính Báo cáo kết quả nhập khẩu, nuôi giữ theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, bản sao chụp biên bản kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản theo Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này (áp dụng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu thủy sản sống từ lần thứ hai trở đi).
– Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thủy sản sống để nghiên cứu khoa học bao gồm:
+ Thành phần hồ sơ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;
+ Bản chính đề cương nghiên cứu khoa học đã được cơ quan có chức năng nghiên cứu khoa học hoặc cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt.
– Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thủy sản sống để trưng bày tại hội chợ, triển lãm bao gồm:
+ Thành phần hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
+ Bản chính hoặc bản sao chứng thực giấy tờ chứng minh về việc tham gia hội chợ, triển lãm và phương án xử lý sau khi kết thúc hội chợ, triển lãm theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
– Trình tự cấp phép nhập khẩu:
+ Thực hiện theo quy định tại điểm a, b và điểm đ khoản 2 Điều 5 Thông tư này;
+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản cấp Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống kèm theo Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống được phê duyệt (đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư này) hoặc phương án xử lý sau khi kết thúc hội chợ, triển lãm được phê duyệt (đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư này) theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
4.3.. Hiệu lực giấy phép nhập khẩu thủy sản sống:
– Hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí, nghiên cứu khoa học căn cứ trên đề xuất của tổ chức, cá nhân nhập khẩu hoặc kết quả đánh giá rủi ro nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày cấp.
– Hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống để trưng bày tại hội chợ, triển lãm căn cứ trên đề xuất của tổ chức, cá nhân và kế hoạch tổ chức hội chợ, triển lãm nhưng không quá thời điểm kết thúc hội chợ, triển lãm.
(Theo Điều 7 Thông tư số 25/2018/TT-BNNPTNT)
4.4. Thành lập hội đồng đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu:
– Thành lập hội đồng:
+ Hội đồng do Tổng cục Thủy sản thành lập có 07-11 thành viên gồm chủ tịch, phó chủ tịch, 02 ủy viên phản biện, các ủy viên và thư ký. Trường hợp cần thiết, Tổng cục Thủy sản mời đại diện tổ chức, cá nhân nhập khẩu thủy sản sống và một số đại biểu có liên quan tham dự phiên họp để cung cấp thông tin bổ sung.
+ Yêu cầu đối với thành viên hội đồng: thành viên hội đồng là nhà khoa học có uy tín, có chuyên môn phù hợp, cán bộ quản lý có kinh nghiệm thực tiễn có liên quan.
+ Phiên họp đánh giá rủi ro phải đảm bảo có ít nhất 2/3 tổng số thành viên hội đồng tham dự. Trường hợp chủ tịch hội đồng vắng mặt thì phó chủ tịch hội đồng điều hành phiên họp.
-Trách nhiệm của hội đồng:
+ Thực hiện đánh giá rủi ro theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 Thông tư này để tư vấn cho Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản quyết định cấp phép hoặc không cấp phép nhập khẩu thủy sản sống;
+ Thành viên hội đồng thực hiện đánh giá rủi ro theo Mẫu số 08 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính khoa học, tính chính xác đối với những ý kiến nhận xét, đánh giá độc lập, bảo mật thông tin theo quy định;
+ Lập Biên bản họp hội đồng đánh giá rủi ro theo Mẫu số 09 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
– Kinh phí hoạt động của hội đồng do tổ chức, cá nhân chi trả theo định mức họp hội đồng khoa học và công nghệ cấp Bộ.
(Theo Điều 10 thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT Thành lập hội đồng đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu)