Nhằm giúp đỡ những người không may mắc các bệnh hiểm nghèo và với tinh thần nhân đạo chữa bệnh cứu người nên một cá nhân có thể làm đơn đơn tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết gửi cơ quan, chủ thể có thẩm quyền.
Mục lục bài viết
1. Đơn tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết là gì?
Đơn tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết là mẫu đơn hành chính do cá nhân hoặc người thân của cá nhân đó lập ra gửi cho Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền để tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể người chết. Trong đơn tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết phải nếu được những thông tin của người đã tự nguyện hiện mô, bộ phận sau khi chết, thông tin về mô, bộ phận hiến và lý do tại sao lại hiến,…
Đơn tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết là văn bản ghi chép lại những thông tin về người đã tự nguyện hiện mô, bộ phận sau khi chết, thông tin về mô, bộ phận hiến và lý do tại sao lại hiến,…Đồng thời, đơn tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết là cơ sở để Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền thực hiện việc lấy mô, bộ phận cơ thể của người sau khi chết.
2. Mẫu đơn tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-——-——-——-
ĐƠN TỰ NGUYỆN HIẾN MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ Ở NGƯỜI SAU KHI CHẾT
Kính gửi:
Tên tôi là:
Ngày tháng năm sinh:
Giới:
Địa chỉ thường trú:
Nghề nghiệp:
Nơi công tác (nếu có):
Giấy CMND/Hộ chiếu số…… ;cấp ngày……… ; nơi cấp:………
Điện thoại (nếu có)
Vì sự phát triển nền Y học nước nhà, nhằm giúp đỡ những người không may mắc các bệnh hiểm nghèo và với tinh thần nhân đạo chữa bệnh cứu người. Sau khi được cán bộ y tế tư vấn, tôi xin tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể của mình sau khi tôi qua đời mà không yêu cầu kèm theo bất cứ một điều kiện nào.
Tôi đề nghị giữ ( hoặc không giữ ) bí mật danh tính của tôi đối với người nhận.
Tôi viết đơn này trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, tỉnh táo và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình .
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Địa danh, ngày… tháng… năm 200…
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên )
3. Hướng dẫn viết đơn tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết:
Phần kính gửi của của đơn tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết thì người làm đơn sẽ ghi cụ thể tên của Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký và lấy mô, bộ phận cơ thể ở người( Bộ trưởng Bộ y tế).
Phần nội dung của đơn tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết sẽ là những thông tin của cá nhân tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, lý do tại sao là hiến, những mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết,…Người làm đơn cân cam kết những nội dung trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai sẽ tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Cuối đơn tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.
4. Đăng lý hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết:
4.1. Thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết:
Được quy định tại Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006:
“1. Người có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 của Luật này có quyền bày tỏ nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết với cơ sở y tế.
2. Khi nhận được thông tin của người có nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết, cơ sở y tế có trách nhiệm
3. Khi nhận được
4. Khi nhận được thông báo của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này có trách nhiệm sau đây:
a) Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan đến hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người;
b) Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn; thực hiện việc kiểm tra sức khỏe cho người hiến;
c) Cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết cho người hiến;
d) Báo cáo danh sách người đăng ký hiến đã được cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
5. Việc đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết có hiệu lực kể từ khi người đăng ký được cấp thẻ đăng ký hiến.
6. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết; việc tư vấn, kiểm tra sức khỏe cho người hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết.”
4.2. Điều kiện lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết:
+ Chỉ cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 mới được tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết.
+ Việc lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
– Có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết;
– Có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết và đã được công bố là chết não theo quy định tại khoản 5 Điều 27 của Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006;
– Trường hợp không có thẻ hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết thì việc lấy phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó hoặc vợ, chồng hoặc đại diện các con đã thành niên của người đó.
4.3. Các hành vi bị nghiêm cấm hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác bao gồm những hành vi sau đây:
+ Lấy trộm mô, bộ phận cơ thể người; lấy trộm xác.
+ Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến.
+ Mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác.
+ Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.
+ Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới mười tám tuổi.
+ Ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
+ Cấy tinh trùng, noãn, phôi giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong phạm vi ba đời.
+ Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.
+ Tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép trái với quy định của pháp luật.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm sai lệch kết quả xác định chết não.
5. Chết não:
Chết não là tình trạng toàn não bộ bị tổn thương nặng, chức năng của não đã ngừng hoạt động và người chết não không thể sống lại được.
Thủ tục và thẩm quyền xác định chết não
+ Người đứng đầu cơ sở y tế quy định tại điểm c khoản 2 Điều 26 của Luật Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 ra quyết định phê duyệt danh sách chuyên gia tham gia xác định chết não.
+ Danh sách chuyên gia xác định chết não là các chuyên gia thuộc các lĩnh vực sau đây:
– Hồi sức cấp cứu;
– Thần kinh hoặc phẫu thuật thần kinh;
– Giám định pháp y.
+ Khi cần xác định chết não, người đứng đầu của cơ sở y tế quy định tại khoản 1 Điều 27, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 chỉ định nhóm chuyên gia gồm ba người thuộc danh sách chuyên gia tham gia xác định chết não và thuộc ba lĩnh vực theo quy định tại khoản 2 Điều 27, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 Bác sỹ trực tiếp tham gia ghép mô, bộ phận cơ thể người và bác sĩ đang trực tiếp điều trị cho người chết não không được tham gia nhóm chuyên gia xác định chết não.
+ Kết luận chết não của nhóm chuyên gia xác định chết não chỉ được công bố khi có kết luận chết não bằng văn bản của cả ba thành viên.
Thành viên nhóm chuyên gia xác định chết não phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính khoa học, chính xác trong kết luận chết não của mình.
+ Người đứng đầu của cơ sở y tế quy định tại khoản 1 Điều 27, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 công bố kết luận chết não bằng văn bản.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006.