Mục đích của một buổi họp báo đó là đưa ra được một thông tin để công chúng biết rõ hơn về những gì sự kiện được nói đến, muốn được tổ chức họp báo thì cần xin phép sở thông tin và truyền thông tổ chức họp báo đẻ được xem xét.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin phép họp báo là gì?
Mẫu đơn xin phép họp báo là mẫu đơn với các nội dung, thông tin về việc xin phép tổ chức họp báo gửi lên cơ quan có thẩm quyền xem xét.
Mẫu đơn xin phép họp báo là mẫu đơn để được xem xét việc tổ chức họp báo để đưa ra một thông tin cho các sự kiện được diễn ra.
2. Mẫu đơn xin phép họp báo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày…….tháng……năm…..
ĐƠN XIN PHÉP HỌP BÁO
Kính gửi SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TỈNH/THÀNH PHỐ…
Tôi là:……… Sinh ngày…………
Giấy chứng minh nhân dân số: ……… cấp ngày …/…/… tại……
Hộ khẩu thường trú: ………………
Nơi ở hiện tại: ……………………
Số điện thoại liên hệ: ………………
Là đại diện theo pháp luật/theo ủy quyền của công ty……..
Tôi làm đơn này kính đề nghị Sở Thông tin và truyền thông tỉnh/thành phố…… xem xét, chấp thuận cho công ty tôi được tổ chức họp báo theo các nội dung sau
1. Mục đích họp báo:
2. Nội dung họp báo:
3. Thành phần tham dự buổi họp báo
4. Người chủ trì họp báo…………… Chức vụ
5. Thời gian, địa điểm họp báo
6. Các chi tiết kèm theo tại buổi họp báo (tài liệu, hiện vật, chiếu phim….)
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng nội quy và các quy định về tổ chức họp báo theo pháp luật hiện hành
Người làm đơn
(Kí và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn làm Mẫu đơn xin phép họp báo:
– Ghi đầy đủ các thông tin trong đơn
– Kí và ghi rõ họ tên
– Gửi đơn lên sở thông tin và truyền thông
4. Thông tin liên quan:
4.1. Quy định chung về họp báo và thủ tục xin giấy phép mở họp báo:
Căn cứ vào
Về Họp báo
1. Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có quyền tổ chức họp báo để công bố, tuyên bố, giải thích, trả lời các nội dung có liên quan tới nhiệm vụ, quyền hạn hoặc lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
Việc họp báo của cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Khoản 10 Điều 56 của Luật này.
2. Người phát ngôn hoặc người chịu trách nhiệm cung cấp thông tin của tổ chức chính trị, Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước; các cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương và cấp tỉnh; các bộ, cơ quan ngang bộ; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm họp báo định kỳ và đột xuất để cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí.
3. Cơ quan, tổ chức không thuộc quy định tại Khoản 2 Điều này và công dân có quyền tổ chức họp báo để cung cấp thông tin cho báo chí. Cơ quan, tổ chức, công dân tổ chức họp báo phải
a) Cơ quan, tổ chức trực thuộc trung ương
b) Cơ quan, tổ chức không thuộc Điểm a Khoản này và công dân thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức họp báo.
4. Nội dung thông báo gồm những thông tin sau đây:
a) Địa Điểm họp báo;
b) Thời gian họp báo;
c) Nội dung họp báo;
d) Người chủ trì họp báo.
5. Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí có trách nhiệm trả lời cơ quan, tổ chức, công dân về việc họp báo trong thời gian quy định tại Khoản 3 Điều này; trường hợp không có văn bản trả lời, tổ chức, công dân được tiến hành họp báo.
Nội dung họp báo phải đúng với nội dung đã được cơ quan quản lý nhà nước về báo chí trả lời chấp thuận, trường hợp không có văn bản trả lời thì phải đúng với nội dung đã thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.
6. Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí có quyền đình chỉ cuộc họp báo nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc nội dung họp báo có thông tin quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 9 của Luật này.
Thủ tục xin phép họp báo
Người/ tổ chức xin phép họp báo nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ – Sở thông tin và truyền thông Tỉnh/ Thành phố…
Khi nhận hồ sơ, Sở Thông tin và Truyền thông kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện:
– Nội dung họp báo phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và mục đích của Công ty, Doanh nghiệp hoặc Tổ chức đó.
– Không vi phạm các quy định tại Điều 10
– Phải báo trước bằng văn bản chậm nhất là 24 tiếng đồng hồ trước khi họp báo (đối với Công ty, Doanh nghiệp, Tổ chức, cá nhân trong nước).
– Phải đăng ký bằng văn bản chậm nhất trước 48 giờ (đối với cơ quan nước ngoài và cá nhân người nước ngoài).
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì chuyên viên viết biên nhận và giao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì Chuyên viên sẽ hướng dẫn hằng văn bản hoặc thông báo cho Công ty, Doanh nghiệp, Tổ chức hay cá nhân bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.
Thời hạn giải quyết trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4.2. Thông tin chung về họp báo:
– Họp báo trong tiếng Anh còn được gọi là Press Conference. Về mặt giải thích từ ngữ, Press là một từ khá phổ biến được dùng nhiều trong ngôn ngữ Anh còn được gọi là báo chí. Theo các thông tin, thì họp báo xuất phát từ nước Anh vào thế kỉ 17, lịch sử ghi nhận ở đây là nơi diễn ra các cuộc họp báo chí tại các phòng kín cho những tổ chức lớn. Mãi về sau này, khi mọi thứ tiến bộ hơn, công chúng mới được tham gia nhiều hơn vào các buổi họp báo. Những cuộc họp được ghi nhận sẽ có sự tham gia từ các bên bao gồm doanh nghiệp, nhà báo, chính phủ và các nghiệp đoàn. Họ sẽ ngồi với nhau để tìm ra các giải pháp cho một sự kiện nào đó, hoặc đơn giản là công bố một thông tin ra bên ngoài.
– Thông tin nào được đưa ra trong họp báo: Các thông tin được đưa ra trong buổi họp báo khá đa dạng như việc thông báo các cơ chế chính sách, thông báo một sự kiện của công ty,.. Nhưng về cơ bản, các thông tin được đưa ra thường sẽ là công bố sản phẩm mới với tính năng mới, phát triển các dòng sản phẩm mới,..
– Những tác dụng của họp báo: Với những ai thường xuyên theo dõi các trang tin tức, hẳn sẽ không còn xa lạ với các bài báo hiện nay. Những bài báo này thường được đưa ra có chủ đích giúp cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu có lợi về mặt truyền thông để tạo ra những lợi thế trong hoạt động.
– Quy trình tổ chức họp báo chi tiết: Đối với bất kỳ buổi sự kiện gì, việc tổ chức ra được một buổi họp báo tốt sẽ trả lời rõ ràng nhất cho câu hỏi họp báo là gì. Việc tổ chức họp báo sẽ được dựa trên các yếu tố sau
Mục tiêu họp báo: Đối với bất kỳ nhà báo nào thì buổi họp ngày hôm đó sẽ là một buổi lấy thông tin vì họ luôn trong tình trạng cần những thông tin. Hãy đảm bảo rằng những thông tin của bạn là chất lượng nhất và độc đáo để họ có nhiều hơn ý tưởng viết bài.
– Không khí buổi họp báo : Vì đây đều là những nhà báo, những người được đào tạo nhiều năm và được tiếp xúc với rất nhiều người, nên khi tiếp xúc, bạn hãy giữ cho mình và không khí lịch sự và tôn trọng. Bạn nên cố gắng liên hệ cá nhân từng người để mọi người thấy được sự tận tình của bạn trong việc mời họ đến tham gia buổi họp báo.
– Địa điểm tổ chức buổi họp báo: Một điều lưu ý là trong quá trình tổ chức họp báo, bạn phải có sự chuẩn bị kĩ cho phần trình bày như ánh sáng, âm thanh, bố cục, … Đặc biệt các bạn cần phải chuẩn bị kĩ các vật dụng nhỏ, điều này thể hiện được sự chuyên nghiệp và tinh tế của bạn trong quá trình tổ chức đối với các nhà báo.
Căn cứ dựa trên những thông tin đã đề cập như trên thì việc họp báo tổ chức cần chú ý không được làm sai các quy định của pháp luật về họp báo. Trên đây là Mẫu đơn xin phép họp báo, hướng dẫn làm Mẫu đơn xin phép họp báo, các thông tin liên quan về họp báo khác dựa trên các quy định của pháp luật về việc họp báo, tổ chức họp báo nội dung họp báo phải đúng với nội dung đã được cơ quan quản lý nhà nước về báo chí trả lời chấp thuận, trường hợp không có văn bản trả lời thì phải đúng với nội dung đã thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.