Hệ thống thông gió bao gồm đường ống, các chi tiết và thiết bị. Hệ thống thông gió là thiết bị không thể thiếu trong hầu hết các công trình xây dựng hiện nay. Sau khi lắp đặt hệ thống thông gió thì cần phải nghiệm thu hệ thống thông gió và được lập thành biên bản nghiệm thu hệ thống thông gió.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản nghiệm thu hệ thống thông gió là gì?
Mẫu biên bản nghiệm thu hệ thống thông gió là mẫu biên bản được lập ra khi tiến hành nghiệm thu hệ thống thông gió để kiểm tra về an toàn kỹ thuật, tiêu chuẩn hệ thông thông gió…
Mẫu biên bản nghiệm thu hệ thống thông gió là mẫu biên bản được dùng để ghi chép lại quá trình nghiệm thu hệ thống thông gió. trong đơn có quy định nội dung các thông tin về quá trình nghiệm thu và kết quả công trình
2. Mẫu biên bản nghiệm thu hệ thống thông gió:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–
….………., ngày…tháng…năm…
BIÊN BẢN SỐ ………………….
NGHIỆM THU HỆ THỐNG THÔNG GIÓ
CÔNG TRÌNH……………
1.Thiết bị/Cụm Thiết bị được nghiệm thu:
Hệ thống thông gió trong công trình ……(1)
Địa chỉ: ……(2)
2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu: (3)
a) Người giám sát thi công xây dựng hệ thống thông gió trong công trình………..
b) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của Nhà thầu thi công hệ thống thông gió trong công trình………..
(Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu công việc xây dựng của tổng thầu với nhà thầu phụ).
Thời gian nghiệm thu: (4)
Bắt đầu: ………. ngày………. tháng……… năm……….
Kết thúc: …….. ngày………. tháng……… năm……….
Tại: ……
4. Đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện: (5)
5. a) Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:
– Đơn xác nhận đã hoàn thành hệ thống thông gió trong công trình…..……….. của người phụ trách công trình
– Đơn xin nghiệm thu hệ thống thông gió của Chủ nhà thầu
– Biên bản các quy trình của công trình xây dựng
– Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 232:1999 về Hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh – Chế tạo, lắp đặt và nghiệm thu
- b) Về chất lượng công trình
– Sai số chế tạo ống gió: Khi chế tạo ống gió bằng kim loại sai số cho phép của đường kính ngoài hoặc cạnh ngoài như sau:
+ 1mm nếu kích thước cạnh lớn (hoặc đường kính) ống nhỏ hơn hoặc bằng 300mm
+ 2mm nếu kích thước cạnh lớn (hoặc đường kính) ống lớn hơn 300mm
Sai số cho phép của đường kính trong của mặt bích tròn hoặc cạnh dài trong của mặt bích tiết diện chữ nhật là +2mm, độ không bằng phẳng không được quá 2mm.
– Yêu cầu về khúc ngoặt của ống gió
Bán kính cong và số đốt tối thiểu của ngoặt tiết diện tròn (bán kính tính theo đường trục) phải phù hợp với quy định………..
Đối với ngoặt tiết diện chữ nhật có cung tròn phía trong hoặc đường chéo ở trong khi kích thước A lớn hơn hoặc bằng 500mm phải đặt lá hướng dòng.
Chạc ba và chạc tư của ống gió tiết diện tròn thì góc kẹp nên là 15° đến 60°, sai số cho phép của góc kẹp phải nhỏ hơn 3°.
– Bộ phận giải nhiệt: ……
– Thiết bị chống rung:……
– Quạt gió: ………
c) Các ý kiến khác nếu có……
d) Ý kiến của người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư về công tác nghiệm thu công việc xây dựng của tổng thầu đối với nhà thầu phụ.
Kết luận: (6) (6): Điền kết luận
Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc xây dựng tiếp theo.
Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc xây dựng đã thực hiện và các yêu cầu khác nếu có.
GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG 1
(Ghi rõ họ tên, chức vụ)
GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG 2
(Ghi rõ họ tên, chức vụ)
KĨ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP
(Ghi rõ họ tên, chức vụ)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên công trình có lắp hệ thống thông gió
(2): Điền địa chỉ công trình
(3): Điền thành phần trực tiếp nghiệm thu
(4): Điền thời gian nghiệm thu
(5): Điền đánh giá công việc xây dựng
4. Quy định tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam về hệ thống thông gió:
* Lắp đặt thiết bị của hệ thống thông gió và điều hòa không khí
– Quạt gió
+ Quạt, động cơ và các bộ phận điều khiển phải bố trí sao cho dễ lui tới để vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa. Tất cả các bộ phận truyền động phải được bảo vệ hợp lí. Khi lắp đặt phải chú ý đặc biệt tới các mối nối liên kết đầu vào và đầu ra của quạt để tránh sự giảm áp lực quá mức hoặc tạo ra dòng không khí quẩn vì chúng có thể gây ảnh hưởng tới sự làm việc của quạt. Đế quạt và các thiết bị chống rung cần được kiểm tra kĩ trước khi lắp đặt.
– Vận chuyển, lắp, đặt quạt thông gió phải tuân theo các yêu cầu sau:
+ Quạt thông gió lắp tổng thể thì khi vận chuyển, cẩu lắp không được buộc dây cẩu vào ổ quay, vỏ máy hoặc nắp ổ trục,
+ Khi cẩu lắp quạt thông gió ở hiện trường thì dây buộc của cẩu không được làm hư hại các bộ phận của quạt. Không được trực tiếp buộc dây cẩu vào ổ quay, cổ trục và vỏ máy.
+ Đối với quạt thông gió để vận chuyển các chất khí ăn mòn, không được làm hư hại các lớp lót bảo vệ bên trong ổ quay và vỏ máy.
– Các miệng cửa gió vào và ra của quạt gió phải có giá đỡ riêng và liên kết chặt chẽ với móng máy. Liên kết đường ống gió với quạt gió phải đảm bảo vỏ không bị co kéo mạnh, và không gánh chịu trọng lượng của các bộ phận khác để tránh bị biến dạng.
– Bộ phận hở của thiết bị truyền động của quạt gió phải có nắp bảo vệ. Phần miệng vào của quạt gió hoặc ống gió nhô ra ngoài trời phải có lưới bảo vệ hoặc có biện pháp khác để bảo vệ.
– Phải chừa các lối đi hợp lí xung quanh khu vực đặt quạt. Nếu đặt quạt trong phòng phải chừa chiều cao không gian hợp lí để đảm bảo xoay chuyển, tháo dỡ, bảo hành máy.
– Đối với các quạt li tâm loại lớn khi chuyển đến công trường ở dạng từng bộ phận thì yêu cầu phải có các vỏ bọc chống gẫy, vỡ. Trước khi lắp đặt phải kiểm tra lại toàn bộ các bộ phận của quạt theo chứng từ xuất xưởng của nhà máy và theo các tài liệu kĩthuật của thiết bị, bôi trơn lại dầu mỡ trước khi cho chạy thử.
– Tháo dỡ, rửa sạch và lắp ráp lại quạt gió phải tuân thủ theo các quy định sau:
+ Tháo vỏ máy, hộp ổ trục và tháo bánh đà ra để rửa sạch. Đối với loại quạt gió truyền động trực tiếp thì có thể không tháo ra rửa.
+ Độ chính xác khi lắp các bộ phận phải phù hợp với yêu cầu trong các tài liệu kĩ thuật của máy.
– . Đối với quạt gió để vận chuyển không khí ẩm ướt, ở dưới đáy vỏ quạt phải đặt một van xả nước có đường kính 15 ¸ 20mm, phải có một ống xi phông bịt nước.
– Chạy thử quạt thông gió
Trước khi chạy thử phải cho dầu nhờn vào khớp nối giữa động cơ điện và guồng cánh quạt ở mức vừa phải và kiểm tra các mục đảm bảo an toàn. Bánh quay thử không có hiện tượng bị chẹt hoặc va chạm, chiều quay của guồng cánh phải đúng. Nhiệt độ cao nhất của trục bi không được quá 70oC, nhiệt độ cao nhất của trục bạc không được quá 80oC.
– Buồng xử lí nhiệt ẩm không khí
– Lắp ghép các đoạn của buồng xử lí nhiệt ẩm không khí bằng kim loại phải ngay ngắn, chắc chắn, liên kết kín khít, vị trí chính xác, không được rò rỉ nước ra ngoài.
– Cửa kiểm tra ở buồng phun không được phép rò rĩ nước, ống dẫn hoặc máng dẫn nước phải thông suốt, không được tràn ra ngoài.
– Khi chuyển các thiết bị gia nhiệt ra công trường để lắp đặt cần chú ý kiểm tra các điểm sau đây:
+ Các bộ gia nhiệt bằng hơi hoặc nước nóng đã được làm sạch bên trong ống. Các bộ phận dễ bị hư hại do các điều kiện khí hậu dã được bảo vệ một cách hợp lí.
+ Trong trường hợp bộ gia nhiệt bằng điện thì tất cả các bộ phận như mối tiếp xúc, dây dẫn, các thanh góp ở bên trong kể cả hộp số điều khiển phải được bọc chống ẩm khi chuyển đến công trường.
+ Đối với các bộ gia nhiệt bằng khí hoặc dầu, các đường ống dẫn vào và ra, buồng đốt và các bộ phận khác đều phải được bảo vệ để chống lại bụi bẩn và ẩm.
+ Đối với những thiết bị dạng khối có quạt đi đồng bộ, tất cả các gối đỡ, neo giữ phải thỏa mãn các yêu cầu đặt ra và quạt phải xoay được một cách tự do, không bị kẹt.
+ Thiết bị gia nhiệt phải được kiểm tra kĩ trước khi lắp đặt xem có xuất hiện những dấu hiệu hư hại, kiểm tra xem có những chỉdẫn lắp đặt và bảo quản đặc biệt nào không từ phía nhà chế tạo.
Nếu chưa cần lắp đặt ngay thì phải bảo quản chúng ở nơi khô ráo để chống ảnh hưởng tác động của thời tiết.
Các bộ gia nhiệt lớn đòi hỏi phải có đế kê. Đế kê phải được thi công từ vật liệu có độ bền cao và cứng, không cháy. Gối kê phải có cùng cốt ở tất cả các hướng.
– Các bộ gia nhiệt bằng nước nóng hoặc hơi nước cần được kiểm tra các điểm sau :
+ Có đủ khoảng cách trống, thoáng xung quanh bộ gia nhiệt để làm vệ sinh, tháo dỡ bộ gia nhiệt, sửa chữa các van điều khiển, các bộ thu hơi nước và các bộ phận khác.
+ Có đủ các van trên hệ thống ống nối vào bộ gia nhiệt để cách li, thoát nước và tháo dỡ khi cần. Cần lưu ý khi lắp van điều khiển phải lắp một rắc-co kèm theo để cho phép thực hiện công việc thay thế khi van bị hỏng
– Bộ gia nhiệt bằng điện khi kiểm tra cần lưu ý các điểm sau:
a) Cần có đủ khoảng trống để tiện cho việc sử dụng, thay thế và sửa chữa các bộ phận của bộ gia nhiệt.
b) Chú ý cách điện an toàn cho các cửa khi mở ra.
– Các bộ gia nhiệt bằng khí hoặc dầu cần kiểm tra các điều sau:
+ Có khoảng trống cần thiết xung quanh thiết bị gia nhiệt để tiện cho việc sử dụng, sửa chữa và thay thế khi cần thiết.
+ Có một van chặn trên đường ống cấp nhiên liệu.
Không được để một bề mặt dễ cháy nào lộ ra trước các bề mặt nóng của thiết bị đốt hoặc hệ thống ống dẫn khí nóng.