Để việc từ chức đúng theo quy định của pháp luật và đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ của mình thì cá nhân đó sẽ viết đơn xin từ chức gửi cho chủ thể có thẩm quyền. Vậy đơn xin từ chức tổng giám đốc là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin từ chức tổng giám đốc là gì?
Đơn xin từ chức tổng giám đốc là mẫu đơn do cá nhân đang giữ chức danh tổng giám đốc gửi cho chủ thể có thẩm quyền( chủ tịch Hội đồng quản trị) để được từ chức vì một lý do nhất định. Trong đơn xin từ chức tổng giám đốc phải nêu được những thông tin về cá nhân đang giữ chức danh tổng giám đốc, lý do tại sao lại xin từ chức, những cam kết khi từ chức,…
Đơn xin từ chức tổng giám đốc là văn bản ghi chép lại những thông tin về cá nhân đang giữ chức danh tổng giám đốc, lý do tại sao lại xin từ chức, những cam kết khi từ chức,…Ngoài ra, đơn xin từ chức tổng giám đốc còn là căn cứ để chủ thể có thẩm quyền tiếp nhận và chấp thuận việc từ chức của cá nhân đó.
2. Mẫu đơn xin từ chức tổng giám đốc:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
————–o0o————–
Địa danh, ngày … tháng … năm …
ĐƠN XIN TỪ CHỨC TỔNG GIÁM ĐỐC
– Căn cứ Điều lệ công ty
– Căn cứ Nghị định 159/2020/NĐ-CP quản lý người giữ chức vụ và người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp;
– Căn cứ
Kính gửi: Chủ tịch Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên….
Tên tôi là: …… Sinh ngày: …..
Chứng minh nhân dân số: … Cấp ngày: …… Tại: ……
Nơi ở hiện nay: ……
Công tác tại: …
Chức vụ: Tổng giám đốc
Tôi xin trình với Quý cơ quan nội dung sau:.
(Ví dụ: Vào Tháng … năm …, tôi được đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc công ty ………. Trong quá trình làm việc tôi luôn cố gắng làm tốt nhiệm vụ được giao. Nhận thấy, tình hình sức khỏe không đảm bảo để tiếp tục công tác và hoàn thành tốt nhất mọi nhiệm vụ được giao.)
Do đó, tôi làm đơn này đề nghị chủ tịch Hội đồng quản trị/thành viên xem xét, giải quyết đơn từ chức của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của chủ tịch HĐQT/HĐTV
Người làm đơn
( ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn xin từ chức tổng giám đốc:
phần kính gửi thì người làm đơn sẽ ghi cụ thể tên của chủ thể có thẩm quyền tiếp nhận đơn và xử lý vấn đề của cá nhân xin từ chức tổng giám đốc ( chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên).
Phần nội dung của đơn xin từ chức tổng giám đốc thì người làm đơn cần cung cấp đầy đủ, chính xác, chi tiết những thông tin cá nhân của mình, trình bày lý do tại sao lại xin từ chức.
Cuối đơn xin từ chức tổng giám đốc thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.
4. Chức danh trong doanh nghiệp:
– Chức danh của doanh nghiệp là trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm: công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước theo cơ cấu công ty mẹ – công ty con, công ty độc lập không thuộc cơ cấu công ty mẹ – công ty con (sau đây gọi chung là tập đoàn, tổng công ty, công ty) được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ quản lý ngành), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thành lập
+ Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm:
– Chủ tịch Hội đồng thành viên;
– Chủ tịch công ty;
– Thành viên Hội đồng thành viên;
– Kiểm soát viên;
– Tổng giám đốc;
– Phó Tổng giám đốc;
– Giám đốc;
– Phó Giám đốc;
– Kế toán trưởng.
Người được bổ nhiệm giữ chức danh Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc không là cán bộ, công chức, viên chức. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm giữ chức danh quản lý thì phải có quyết định thuyên chuyển, điều động công tác (đối với cán bộ, công chức) hoặc phải chấm dứt hợp đồng làm việc (đối với viên chức). Và không được kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp khác.
Việc từ chức của các chức danh trong doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Được quy định tại Điều 52, Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định về Từ chức như sau:
– Cấp có thẩm quyền xem xét chấp thuận từ chức đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Tự nguyện xin thôi giữ chức vụ để chuyển giao vị trí lãnh đạo;
+ Do tự nhận thấy không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vị trí công tác không phù hợp;
+ Vì lý do cá nhân khác.
– Người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên không được từ chức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật; nhiệm vụ phòng chống thiên tai, dịch bệnh mà việc từ chức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung;
+ Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của Đảng và pháp luật.
– Quy trình xem xét chấp thuận từ chức:
+ Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận đơn xin từ chức của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, cơ quan tham mưu hoặc lãnh đạo doanh nghiệp phải trao đổi với nhân sự có đơn xin từ chức. Trường hợp nhân sự rút đơn thì dừng việc xem xét; trường hợp nhân sự không rút đơn thì cơ quan tham mưu xem xét, đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
+ Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan tham mưu có văn bản đề xuất, tập thể lãnh đạo doanh nghiệp hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định chấp thuận để người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên từ chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo doanh nghiệp hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định.
– Khi đơn xin từ chức chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý thì người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên vẫn phải tiếp tục thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
– Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên sau khi có quyết định chấp thuận từ chức được bố trí công tác phù hợp với năng lực, sở trường, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo; được bảo lưu lương chức vụ, chức danh theo quy định hiện hành đến hết thời hạn giữ chức vụ.