Việc thử thuốc trên lâm sàng phải tuân theo đúng các quy định của pháp luật về khoa học công nghệ và phải có đơn đề nghị thử thuốc trên lâm sàng. Vậy, đơn đề nghị thử thuốc trên lâm sàng có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị thử thuốc trên lâm sàng là gì?
Mẫu đơn đề nghị thử thuốc trên lâm sàng là mẫu đơn do đơn vị/ cá nhân có sản phẩm nghiên cứu gửi đến Bộ Y tế .
Mẫu đơn đề nghị thử thuốc trên lâm sàng được dùng để đề nghị thử thuốc trên lâm sàng.
2. Mẫu đơn đề nghị thử thuốc trên lâm sàng:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————-
………., ngày … tháng … năm …
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THỬ THUỐC TRÊN LÂM SÀNG
Kính gửi: Bộ Y tế
(Vụ Khoa học và Đào tạo)
Đơn vị/cá nhân có sản phẩm nghiên cứu:………….(1)
Số chứng minh thư hoặc hộ chiếu (đối với cá nhân):……..(2)
Địa chỉ giao dịch:……..(3)
Điện thoại:……..Fax:…………(4)
Email:……….(5)
Tài khoản:…….(6)
Làm đơn đề nghị Bộ Y tế xem xét cho phép thử nghiệm trên lâm sàng: ( 7)
Tên thuốc:
Lô số:
Nồng độ:
Hàm lượng:
Dạng bào chế:
Đường dùng:
Hạn dùng:
Phân loại:
Thuốc tân dược:
Thuốc đông dược:
Vắc xin:
Sinh phẩm y tế dùng cho điều trị:
Đề nghị thử nghiệm trên lâm sàng giai đoạn: (8)
hoặc đề nghị thử nghiệm lâm sàng từ giai đoạn:……….đến giai đoạn:……
hoặc đánh giá tính dung nạp trên người Việt Nam
Thuốc đã hoàn thành nghiên cứu ở giai đoạn:
Đề xuất chủ nhiệm đề tài:……….
Đề xuất cơ quan nhận thử:………..
Hồ sơ kèm theo gồm:…………….(9)
Đề nghị Bộ Y tế xem xét và cho phép nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng sản phẩm nêu trên.
Đại diện Đơn vị có sản phẩm
đăng ký thử thuốc trên lâm sàng
Ký tên đóng dấu
3. Hướng dẫn soạn thảo.
(1): Điền tên đơn vị/ cá nhân có sản phẩm nghiên cứu
(2): Điền số chứng minh thư hoặc hộ chiếu (đối với cá nhân)
(3): Điền địa chỉ giao dịch
(4): Điền điện thoại/ fax
(5): Điền email
(6): Điền tài khoản
(7): Điền các thông tin về thuốc được thử nghiệm ( tên thuốc; số lô; nồng độ; hàm lượng; dạng bào chế; đường dùng; hạn dùng; phân loại thuốc)
(8): Điền gian đoạn đề nghị thử nghiệm
(9): Điền hồ sơ kèm theo
4. Quy định về thử thuốc trên lâm sàng.
– Cơ sở pháp lý:
+ Thông tư 29/2018/TT- BYT
* Các trường hợp đánh giá, thanh tra, kiểm tra việc đáp ứng Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng
Quy định Điều 6 Thông tư 29/2018/TT- BYT như sau
– Đánh giá lần đầu dược thực hiện cùng với việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng và cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc (sau đây gọi tắt là cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc). Đối với cơ sở thử thuốc trên lâm sàng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư này, đánh giá lần đầu được thực hiện khi cơ sở có triển khai hoạt động thử thuốc trên lâm sàng.
– Đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng GCP được thực hiện 03 năm một lần kể từ ngày ký biên bản đánh giá của lần đánh giá liền trước (không bao gồm các đợt đánh giá đột xuất, thanh tra, kiểm tra của Bộ Y tế, Sở Y tế).
– Đánh giá đột xuất việc đáp ứng GCP được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này.
– Công tác thanh tra, kiểm tra việc duy trì đáp ứng GCP của cơ sở thử thuốc trên lâm sàng được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra.
* Mức độ tuân thủ Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng
Điều 7 Thông tư 29/2018/TT- BYT quy định
Việc đánh giá tuân thủ GCP của cơ sở thử thuốc trên lâm sàng theo 03 mức độ sau đây:
– Mức độ 1: Cơ sở thử thuốc trên lâm sàng đáp ứng GCP trong trường hợp không có nội dung cần khắc phục, sửa chữa.
– Mức độ 2: Cơ sở thử thuốc trên lâm sàng còn có nội dung phải khắc phục, sửa chữa để đáp ứng GCP trong trường hợp nội dung cần khắc phục, sửa chữa không ảnh hưởng đến chất lượng nghiên cứu và an toàn, sức khỏe của người tham gia thử thuốc.
– Mức độ 3: Cơ sở thử thuốc trên lâm sàng không đáp ứng GCP trong các trường hợp sau:
+ Có nội dung sai lệch với tiêu chuẩn GCP có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nghiên cứu và/hoặc sức khỏe, an toàn của đối tượng tham gia thử thuốc;
+ Gian lận, giả mạo, sửa chữa số liệu, dữ liệu, tài liệu.
* Quy trình thử thuốc trên lâm sàng
Điều 18 Thông tư 29/2018/TT- BYT quy định
Thử thuốc trên lâm sàng bao gồm các giai đoạn và quy trình được thực hiện theo quy định tại các Điều 86, Điều 95 của Luật Dược và được quy định cụ thể như sau:
– Đăng ký nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng;
– Phê duyệt nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng bao gồm phê duyệt lần đầu và phê duyệt thay đổi trong quá trình thực hiện thử thuốc trên lâm sàng khi cơ sở thử thuốc trên lâm sàng có thay đổi đề cương nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng hoặc bản cung cấp thông tin nghiên cứu và phiếu tình nguyện tham gia nghiên cứu của người tham gia thử thuốc trên lâm sàng;
– Tổ chức thực hiện thử thuốc trên lâm sàng;
– Phê duyệt kết quả thử thuốc trên lâm sàng.
* Hồ sơ thử thuốc trên lâm sàng
Điều 19 Thông tư 29/2018/TT- BYT
– Hồ sơ thử thuốc trên lâm sàng bao gồm hồ sơ đăng ký nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng; hồ sơ đề nghị phê duyệt nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng; hồ sơ đề nghị phê duyệt thay đổi nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng; hồ sơ đề nghị phê duyệt kết quả thử thuốc trên lâm sàng, được quy định cụ thể như sau:
– Hồ sơ đăng ký nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng bao gồm:
+ Đơn đăng ký nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Hồ sơ thông tin sản phẩm nghiên cứu (thông tin chung về thuốc thử lâm sàng: tên, thành phần, chỉ định, tính chất vật lý, hóa học, bào chế và các thông tin liên quan khác); tài liệu nghiên cứu tiền lâm sàng; tài liệu nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng các giai đoạn trước) bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Anh kèm theo bản tóm tắt bằng tiếng Việt.
– Hồ sơ đề nghị phê duyệt nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng bao gồm:
+ Đơn đề nghị phê duyệt nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Hồ sơ thông tin về thuốc thử lâm sàng bao gồm:
– Tài liệu nghiên cứu về thuốc: thành phần công thức, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, phiếu kiểm nghiệm thuốc (đối với thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền: phiếu kiểm nghiệm của cơ sở kiểm nghiệm thuốc của nhà nước đáp ứng GLP hoặc cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc đạt GLP phù hợp với phạm vi hoạt động thực hiện hoặc của nhà sản xuất đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP); đối với vắc xin: phiếu kiểm nghiệm chất lượng của cơ quan kiểm định quốc gia hoặc chứng nhận xuất xưởng đối với lô vắc xin, sinh phẩm);
-Tài liệu nghiên cứu tiền lâm sàng của thuốc cần thử: các báo cáo nghiên cứu về tác dụng dược lý, độc tính, tính an toàn, đề xuất về liều dùng, đường dùng, cách sử dụng;
– Tài liệu nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng các giai đoạn trước (nếu đề nghị thử thuốc trên lâm sàng ở giai đoạn tiếp theo và thuốc không thuộc đối tượng được miễn thử các giai đoạn trước đó).
– Hồ sơ pháp lý của thuốc thử lâm sàng bao gồm:
– Bản sao văn bản chấp thuận đăng ký nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng của Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế.
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có dấu của cơ sở có xuất trình bản chính để đối chiếu văn bản yêu cầu thử thuốc trên lâm sàng giai đoạn 4 của cơ quan quản lý về dược có thẩm quyền đối với thuốc đề nghị thử lâm sàng giai đoạn 4;
– Tờ hướng dẫn sử dụng đã được cấp phép lưu hành đối với các thuốc đề nghị thử lâm sàng giai đoạn 4;
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có dấu của cơ sở có xuất trình bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc;
– Văn bản xác nhận tham gia của các tổ chức nghiên cứu đối với nghiên cứu đa trung tâm tại Việt Nam;
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có dấu của cơ sở có xuất trình bản chính để đối chiếu Văn bản chấp thuận tham gia nghiên cứu của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với các nghiên cứu tại thực địa;
–
– Đề cương nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng và bản thuyết minh bao gồm:
– Thuyết minh đề cương nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng theo Mẫu số 08 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
–
– Lý lịch khoa học và bản sao giấy chứng nhận hoàn thành khóa học Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng của nghiên cứu viên chính do Bộ Y tế hoặc do các cơ sở có chức năng đào tạo về GCP cấp;
– Bản cung cấp thông tin nghiên cứu và phiếu tình nguyện tham gia nghiên cứu của người tham gia thử thuốc trên lâm sàng theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
– Biên bản thẩm định về khoa học và đạo đức trong nghiên cứu của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở;
– Nhãn thuốc nghiên cứu theo Thông tư số 01/2018/TT-BYT ngày 18/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
– Hồ sơ đề nghị phê duyệt thay đổi nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng bao gồm:
+ Đơn đề nghị phê duyệt thay đổi nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng theo Mẫu số 10 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Phiên bản cập nhật của các tài liệu tương ứng quy định tại khoản 2 Điều này đã được thay đổi;
+ Biên bản thẩm định của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở đối với những thay đổi nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và quyền lợi người tham gia thử thuốc hoặc ảnh hưởng đến thiết kế, quy trình và thủ tục nghiên cứu.
– Hồ sơ đề nghị phê duyệt kết quả thử thuốc trên lâm sàng bao gồm:
+ Đơn đề nghị phê duyệt kết quả thử thuốc trên lâm sàng theo Mẫu số 11 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Bản sao đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt;
+ Bản sao Quyết định phê duyệt đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt;
+ Biên bản thẩm định kết quả thử thuốc trên lâm sàng của hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở;
+ Báo cáo toàn văn kết quả nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng theo Mẫu số 12 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
* Quyền và trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng ( Điều 52 Luật Dược 2016)
– Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng có các quyền sau đây:
+ Quyền quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 42 của Luật này;
+ Tiến hành hoạt động thử thuốc trên lâm sàng theo quy định;
+ Nhập khẩu, mua hóa chất, chất chuẩn, mẫu thuốc phục vụ cho hoạt động thử thuốc trên lâm sàng;
+ Sử dụng kết quả nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng theo thỏa thuận với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng.
– Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng có các trách nhiệm sau đây:
+ Trách nhiệm quy định tại các Điểm a, b, c, d, e, g, h, i, m và n Khoản 2 Điều 42 của Luật này;
+ Chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng;
+ Chịu trách nhiệm về sự an toàn của người tham gia thử thuốc trên lâm sàng và bồi thường thiệt hại cho người tham gia thử thuốc trên lâm sàng nếu rủi ro xảy ra do lỗi của cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng theo quy định của pháp luật;
+ Bảo đảm trung thực, khách quan trong thử thuốc trên lâm sàng;
+ Độc lập về kinh tế, tổ chức nhân sự đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thuốc thử trên lâm sàng.