Để được cấp giấy phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài thì điều đầu tiên cần làm không thể thiếu Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài. Vậy Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài là gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài là gì?
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài là mẫu đơn với các thông tin, nội dung đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, chấp thuận và cấp giấy phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài
Mẫu đơn đề nghị về việc cấp giấy phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài là mẫu đơn được lập ra để đề nghị về việc cấp giấy phép mang di vật, cổ vật ra ngước ngoài.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
TÊN THƯƠNG NHÂN
……., ngày…tháng…năm…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài
Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Tên thương nhân đề nghị (viết chữ in hoa): ………
– Ngày tháng năm sinh (đối với cá nhân): ………….
– Nơi sinh (đối với cá nhân): ……………
– Chứng minh thư nhân dân (đối với cá nhân): Số…… ngày cấp… nơi cấp……..
– Địa chỉ (nơi thường trú đối với cá nhân): ………..
– Điện thoại: ……….
2. Người đại diện theo pháp luật (đối với tổ chức): ……..
– Họ và tên (viết chữ in hoa): ……….
– Chức vụ:
– Địa chỉ: ………..
– Điện thoại: ……….
3. Căn cứ Thông tư số …./…./TT-BVHTTDL ngày …./…./…….của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về quản lý mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; căn cứ quy định của pháp luật về di sản văn hóa, trân trọng đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài cho … (số lượng) di vật, cổ vật thuộc quyền sở hữu hợp pháp của …………………. (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép).
– Mục đích: ………….
– Nơi mang đến: ………….
Danh sách di vật, cổ vật cụ thể như sau:
STT | Tên di vật, cổ vật | Đặc điểm chính | Nguồn gốc | Ghi chú |
1 | ||||
2 | ||||
… |
4. Cam kết: Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hiện vật và tính chính xác, trung thực của việc chuyển quyền sở hữu và hồ sơ đăng ký của những di vật, cổ vật đề nghị cấp phép mang ra nước ngoài kể trên; cam kết thực hiện đầy đủ các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình làm thủ tục đề nghị cấp phép mang ra nước ngoài và các quy định của pháp luật có liên quan.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA THƯƠNG NHÂN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức danh đối với tổ chức)
(Ký, ghi rõ họ tên đối với cá nhân)
3. Hướng dẫn làm đơn đề nghị cấp giấy phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài:
– Ghi đầy đủ các thông tin trong đơn
1. Tên thương nhân đề nghị (viết chữ in hoa): …….
– Ngày tháng năm sinh (đối với cá nhân): ……
– Nơi sinh (đối với cá nhân): …………
– Chứng minh thư nhân dân (đối với cá nhân): Số…… ngày cấp… nơi cấp……..
– Địa chỉ (nơi thường trú đối với cá nhân): …..
– Điện thoại: ……….
2. Người đại diện theo pháp luật (đối với tổ chức): ….
– Họ và tên (viết chữ in hoa): ……..
– Chức vụ:
– Địa chỉ: .- Điện thoại: …
– Gửi lên Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
4. Thông tin pháp lý liên quan về di vật cổ vật:
Căn cứ vào Luật số:
Thứ nhất:
– Mọi di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thu được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ và do tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp phải được tạm nhập vào kho bảo quản của bảo tàng cấp tỉnh nơi phát hiện. Bảo tàng cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và báo cáo Bộ Văn hóa – Thông tin.
– Căn cứ vào giá trị và yêu cầu bảo quản di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin quyết định giao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đó cho bảo tàng nhà nước có chức năng thích hợp.
– Tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được bồi hoàn chi phí phát hiện, bảo quản và được thưởng một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Thứ hai :
– Bảo vật quốc gia được bảo vệ và bảo quản theo chế độ đặc biệt. Nhà nước dành ngân sách thích đáng để mua bảo vật quốc gia.
– Bảo vật quốc gia phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa – thông tin. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đăng ký di vật, cổ vật thuộc sở hữu của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa – thông tin. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã đăng ký được Nhà nước thẩm định miễn phí, hướng dẫn nghiệp vụ bảo quản và tạo điều kiện để phát huy giá trị. Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin quy định cụ thể thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
– Khi thay đổi chủ sở hữu bảo vật quốc gia ở trong nước thì chủ sở hữu cũ phải
Thứ ba:
– Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu toàn dân, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội phải được quản lý trong các bảo tàng và không được mua bán, tặng cho; di vật, cổ vật thuộc các hình thức sở hữu khác được mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; bảo vật quốc gia thuộc các hình thức sở hữu khác chỉ được mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước theo quy định của pháp luật.
– Việc mang di vật, cổ vật ra nước ngoài phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa – thông tin.
– Việc mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được thực hiện theo giá thỏa thuận hoặc tổ chức đấu giá. Nhà nước được ưu tiên mua di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Thứ tư: Việc đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
– Có sự bảo hiểm từ phía tiếp nhận di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
– Có quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho phép đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài; quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin cho phép đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài.
Thứ năm: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải báo cáo Bộ Văn hóa – Thông tin về những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia tịch thu được do tìm kiếm, mua bán, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu trái phép để Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin quyết định việc giao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đó cho cơ quan có chức năng thích hợp.
Căn cứ như trên có thể thấy Nhà nước có chính sách và biện pháp đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia; góp phần phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới, tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, Việc mang di vật, cổ vật ra nước ngoài phải được cấp giấy phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài.
Trên đây là toàn bộ thông tin của chúng tôi về mẫu đơn xin cấp giấy phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài, hướng dẫn làm mẫu đơn xin cấp giấy phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài, các thông tin liên quan về di vật, cổ vật dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.