Điều 17 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định về Trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau:
Điều 17 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định về Trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau:
– Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi cả nước.
– Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Chủ trì hoặc phối hợp trong việc đề xuất, xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
+ Theo dõi chung và báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thống kê, xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
+ Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
+ Kiểm tra, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan tiến hành thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
– Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các bộ, ngành có trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này; kịp thời cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp về xử lý vi phạm hành chính để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; định kỳ 06 tháng, hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của cơ quan mình.
– Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình,
– Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân các cấp quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương, có trách nhiệm sau đây:
+ Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
+ Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
+ Kịp thời cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp về xử lý vi phạm hành chính để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; định kỳ 06 tháng, hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, Tòa án nhân dân có thẩm quyền xem xét, quyết định các biện pháp xử lý hành chính, cơ quan thi hành quyết định xử phạt, thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, cơ quan thi hành các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm gửi văn bản, quyết định quy định tại Điều 70, khoản 2 Điều 73, khoản 2 Điều 77, Điều 88, khoản 4 Điều 98, Điều 107, khoản 3 Điều 111, đoạn 2 khoản 3 Điều 112, khoản 1 và khoản 2 Điều 114 tới cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.
– Chính phủ quy định chi tiết Điều này.