Thẩm quyền bãi miễn nhiệm viên chức quản lý? Trình tự thủ tục bãi miễn nhiệm viên chức quản lý? Phân biệt bãi nhiệm và miễn nhiệm?
Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức thôi giữ chức vụ nào đó khi chưa hết nhiệm kì hoặc có thể chưa hết thời hạn bổ nhiệm. Đối với chức danh viên chức quản lý cũng vậy, khi thực hiện miễn nhiệm một cá nhân nào đó cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện đúng quy định của pháp luật. Vậy thẩm quyền, trình tự thủ tục bãi miễn nhiệm viên chức quản lý được pháp luật quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý: Nghị định Số: 115/2020/NĐ-CP quy đinh về tuyển dụng sử dụng và quản lý viên chức
1. Thẩm quyền bãi miễn nhiệm viên chức quản lý
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn luật sư tư vấn cho tôi một vấn đề như sau: Tôi là người đã bổ nhiệm anh Nguyễn T.H vào giữ chức vụ viên chức quản lý của đơn vị. Nay tôi chuẩn bị về nghỉ hưu, vậy sau khi tôi nghỉ hưu thì ai sẽ chịu trách nhiệm về việc bãi miễn hay xử lý kỉ luật khác đối với anh này? Mong luật sư tư vấn giúp tôi! Xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp này thì tùy thuộc vào việc đơn vị sự nghiệp công lập nơi bạn làm việc đã được giao quyền tự chủ hay chưa mà ra quyết định miễn nhiệm viên chức quản lý. Như bạn trình bày ở trên thì bạn là người trực tiếp bổ nhiệm anh T.H vào giữ chức vụ viên chức quản lý, như vậy có thể hiểu rằng đơn vị của bạn đã được giao quyền tự chủ. Do đó, sau khi bạn về hưu thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sẽ tiếp nhận nhiệm vụ miễn nhiệm hay kỉ luật đối với anh H. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm về điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý, được quy định cụ thể tại Điều 44. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Nghị định Số: 115/2020/NĐ-CP quy đinh về tuyển dụng sử dụng và quản lý viên chức quy định cụ thể:
1. Bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm theo quy định của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
2. Phải được quy hoạch chức vụ bổ nhiệm nếu là nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch chức vụ tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác. Trường hợp đơn vị mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có
4. Điều kiện về tuổi bổ nhiệm:
a) Viên chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý cao hơn thì tuổi bổ nhiệm phải còn đủ 05 năm công tác tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
b) Viên chức được đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý mà thời hạn giữ chức vụ dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành thì tuổi công tác phải đủ một nhiệm kỳ;
c) Viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này.
5. Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
6. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của Đảng và của pháp luật; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ
Thông qua quy định trên thì các cá nhân bị miễn nhiệm sẽ phát sinh hậu quả sau khi bị miễn nhiệm đó là người miễn nhiệm hoặc người bị miễn nhiệm không còn làm việc và giữ chức vụ đó tại cơ quan nhà nước mà có thể làm việc tại một vị trí, chức vụ khác trong cơ quan nhà nước. Khác với bãi nhiệm và cách thức thì cán bộ sẽ không còn làm việc tại cơ quan nhà nước nữa. Theo quy định về sử dụng và quản lý công chức thì công chức sau khi miễn nhiệm hưởng một số chế độ cụ thể như sau:
+ Công chức sau khi thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý do miễn nhiệm được người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức bố trí, phân công công tác khác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và trình độ, năng lực của công chức.
+ Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý miễn nhiệm do không đủ sức khỏe để tiếp tục lãnh đạo, quản lý được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong 6 tháng kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm.
+ Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý miễn nhiệm do không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm kỷ luật của Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước nhưng chưa đến mức bị kỷ luật bằng hình thức cách chức; do không đủ năng lực, uy tín để làm việc; do vi phạm quy định của cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ chính trị nội bộ thì thôi hưởng phụ cấp chức vụ kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm.
2. Trình tự thủ tục bãi miễn nhiệm viên chức quản lý
Thực hiện việc xem xét miễn nhiệm đối với viên chức quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau:
+ Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
+ Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế;
+ Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn bổ nhiệm;
+ Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ;
+ Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật.
Như vậy nếu thuộc các trường hợp như trên đây thì tiến hành miễn nhiệm viên chức quản lý với trình tự và thủ tục theo quy định. Quy trình xem xét miễn nhiệm đối với viên chức quản lý như sau:
Bước 1: Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm đối với viên chức quản lý quy định tại khoản 1 Điều này, người đứng cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng viên chức hoặc bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
Bước 2: Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc miễn nhiệm, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định miễn nhiệm đối với viên chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định.
Bước 3: Viên chức quản lý sau khi bị miễn nhiệm, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập bố trí công tác phù hợp; viên chức có trách nhiệm chấp hành quyết định phân công của cấp có thẩm quyền. Trường hợp viên chức bị miễn nhiệm do xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liên tiếp thì đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền cho thôi việc theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Hồ sơ xem xét miễn nhiệm viên chức quản lý thực hiện như quy định tại khoản 5 Điều 54 Nghị định Số: 115/2020/NĐ-CP quy đinh về tuyển dụng sử dụng và quản lý viên chức quy định.
3. Phân biệt bãi nhiệm và miễn nhiệm
Tiêu chí | Bãi nhiệm | Miễn nhiệm |
Căn cứ | – khoản 7 điều 7, điều 30, điều 54 của luật cán bộ công chức 2008 | Khoản 6, điều 7, điều 78 luật cán bộ công chức 2008
|
Khái niệm | – Bãi nhiệm là trường hợp cán bộ công chức bị buộc thôi giữ chức vụ vì vi phạm pháp luật, về đạo đức phẩm chất. Việc này tác động gây ra việc cán bộ, công chức không xứng đáng để tiếp tục giữ chức vụ đã được cơ quan nhà nước giao cho, hình thức bị thôi giữ chức vụ là do bầu cử mặc dù chủ thể chưa bị hết nhiệm kỳ | – Miễn nhiệm là khi mà cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ hoặc do cán bộ, công chức đó chủ động yêu cầu, đề nghị xin cho thôi giữ chức vụ mặc dù chưa hết nhiệm kỳ, chưa hết về thời gian bổ nhiệm.
|
Mức độ | Nặng | Nhẹ |
Lý do | – Cá nhân vi phạm pháp luật – Cá nhân vi phạm về đạo đức, phẩm chất – Chức vụ chủ thể được cơ quan nhà nước giao không còn xứng đáng đảm nhiệm.
| – Nhiệm vụ được giao không hoàn thành. – Sức khỏe của cá nhân không đủ hoặc do lý do khác để phục vụ đảm nhiệm vị trí hiện tại -Thiếu trách nhiệm trong công việc |
Hình thức | – Thẩm quyền thực hiện bãi nhiệm là cử tri, cơ quan ( tổng số phiếu tán thành ít nhất là 2/3 trở lên thì được bãi nhiệm) | – Người đang giữ chức vụ yêu cầu, đề nghị cấp trên xin miễn nhiệm – Người đang giữ chức vụ bị nhận quyết định miễn nhiệm từ phía cấp trên vì lý do: nhiệm vụ không hoàn thành, thiếu trách nhiệm |
Bản chất | – Bị xử lý kỷ luật | – Cho thôi việc, ngừng giữ chức vụ đang làm việc. |
Hệ quả | – Không được làm việc hoặc giữ bất kỳ chức vụ nào trong cơ quan nhà nước | – Không được làm việc ở cơ quan nhà nước – Có thể làm việc ở vị trí, chức vụ khác tại cơ quan nhà nước. |
Từ bảng trên đây chúng ta có thể thấy đó là việc cơ quan có thẩm quyền áp dụng bãi miễn nhiệm theo quy định, tránh hiểu nhầm giữa bãi nhiệm và miễn nhiệm các chức vụ chúng tôi đưa ra các tiêu chí như trên hi vọng thông tin sẽ hữu ích đối với bạn đọc.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Thẩm quyền, trình tự thủ tục bãi miễn nhiệm viên chức quản lý” và các thông tin pháp lý kèm theo dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.