Quy định của pháp luật về điều kiện bổ nhiệm đối với viên chức? Quy định của pháp luật về bổ nhiệm, thay đổi nghề nghiệp đối với viên chức?
Việc bổ nhiệm, thay đổi nghề nghiệp đối với viên chức được diễn ra khi một viên chức hay còn được biết đến là người lao động trong quá trình làm việc đã luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được đồng nghiệp thủ trưởng tín nhiệm để bổ nhiệm, hoặc thay đổi nghề nghiệp đối với những viên chức này để một phần xứng đáng với năng lực và cống hiến của viên chức đó, và việc thay đổi nghề nghiệp sẽ giúp tìm ra một công việc phù hợp đối với viên chức để họ có thể hoạt động một cách tốt hơn. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành đã có quy định về bổ nhiệm, thay đổi nghề nghiệp đối với viên chức là gì? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung về bổ nhiệm, thay đổi nghề nghiệp đối với viên chức như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
1. Quy định của pháp luật về điều kiện bổ nhiệm, thay đổi nghề nghiệp đối với viên chức
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì không phải bất cứ người lao động nào tham gia vào quá trình lao động của đơn vj sự nghiệp công lập thì cũng có thể bổ nhiệm, thay đổi nghề nghiệp viên chức mà việc bổ nhiệm, thay đổi nghề nghiệp viên chức phải căn cứ vào nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập nơi đang thiếu viên chức thì hiện nay có thể bổ nhiệm dựa vào nguồn nhân sự tại chỗ hoặc chuyển nơi từ nơi khác đến và viên chức được bổ nhiệm, thay đổi nghề nghiệp viên chức phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
Chính vì những nhu cầu đó mà để các viên chức được bổ nhiệm, thay đổi nghề nghiệp viên chức vào các đơn vị sự nghiệp công lập thì phải đạt tiêu chuẩn theo quy định về hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức và tiêu chuẩn cụ thể của các chức danh bổ nhiệm, thay đổi nghề nghiệp theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, không vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm hoặc là viên chức không được làm, không vi phạm pháp luật và không bị xử lý kỷ luật và đạt tiêu chuẩn của chức vụ quản lý theo quy định của cơ quan.
Đồng thời, đơn vị có thẩm quyền được bổ nhiệm, thay đổi nghề nghiệp viên chức như là trong thời gian công tác dược đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời gian thông thường là ba năm liên tục gần nhất, thuộc đối tượng quy hoạch chức danh bổ nhiệm hoặc chức danh tương đương với chức danh bổ nhiệm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đảm bảo tiêu chuẩn chính trị về chính trị và chính trị hiện nay theo quy định hiện hành.
+ Viên chức được bổ nhiệm, thay đổi nghề nghiệp viên chức khi được bổ nhiệm phải có hồ sơ. Thu nhập đầy đủ, rõ ràng và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Có đầy đủ hồ sơ cá nhân được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xác minh rõ ràng; có
+ Khi bổ nhiệm, thay đổi nghề nghiệp viên chức phải trong độ tuổi bổ nhiệm theo quy định.Thông thường các chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng cấp huyện và tương đương thì tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 45 tuổi đối với cả nam và nữ.
+Viên chức được bổ nhiệm, thay đổi nghề nghiệp phải có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao;
+ Trong thời gian bổ nhiệm, thay đổi nghề nghiệp viên chức phải không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
+ Có tư duy đổi mới và phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc .
Người bổ nhiệm, thay đổi nghề nghiệp phải am hiểu về tình hình địa phương các chính sách chủ trương ở lĩnh vực công tác được phân công. Có năng lực quan lý điều hành để pháp huy được sức mạnh tập thể.
+ Có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm được giao theo quy định của chức danh nghề nghiệp
Theo quy định của pháp luật thời hạn bổ nhiệm, thay đổi nghề nghiệp đối với viên chức quản lý là năm năm, trừ trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền.
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc bổ nhiệm, thay đổi nghề nghiệp giải quyết thôi giữ chức vụ hoặc miễn nhiệm đối với viên chức giữ chức vụ quản lý theo phân cấp.
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ, cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện hoặc phân cấp việc bổ nhiệm, thay đổi nghề nghiệp giải quyết thôi giữ chức vụ quản lý hoặc miễn nhiệm đối với viên chức.
Việc lựa chọn được người bổ nhiệm, thay đổi nghề nghiệp viên chức lãnh đạo vừa phải có tâm và có tầm để phát huy sức mạnh tập thể, tăng tình đoàn kết và nhận được sự tín nhiệm, tin tưởng của nhân dân.
2. Quy định của pháp luật về bổ nhiệm, thay đổi nghề nghiệp đối với viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
“Thay đổi chức danh nghề nghiệp” là việc viên chức được bổ nhiệm một chức danh nghề nghiệp khác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đang đảm nhiệm.
Thứ nhất: Bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức được quy định cụ thể tại Điều 31 Luật viên chức:
“1. Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó;
b) Người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó.
2. Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện thông qua thi hoặc xét theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
3. Viên chức được đăng ký thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định cụ thể quy trình, thủ tục thi hoặc xét, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp của viên chức, phân công, phân cấp việc tổ chức thi hoặc xét, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp của viên chức.
Các bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt động của viên chức chủ trì, phối hợp với Bộ Nội Vụ quy định cụ thể tiêu chuẩn Chức danh nghề nghiệp; điều kiện thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức.”
Thứ hai: Quy trình, thủ tục tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức được quy định tại Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Thành phần hồ sơ:
– Sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức;
– Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức hoặc của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức theo quy định;
– Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng; Trường hợp viên chức có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; Trường hợp viên chức được miễn thi môn ngoại ngữ, môn tin học quy định thì được miễn chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học;
– Các yêu cầu khác theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng.
Trình tự thực hiện
Bước 1. Căn cứ tổ chức thăng hạng chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức (Mục 2, Nghị định 115/2020/ND-CP):
– Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau: Xét chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác tương ứng cùng mức độ phức tạp công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm; Thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp; Xét thăng hạng đặc cách vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn tương ứng với chức danh được công nhận, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
– Việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức được căn cứ vào:
Việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và phù hợp với cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Viên chức được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật.
Kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
Bước 2. Tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp:
Bước 3: Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp (Điều 38 Nghị định 115/2020/ND-CP).
Bước 4. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp (Điều 40 Nghị định 115/2020/ND-CP)
Bước 5. Bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trúng tuyển kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp (Điều 42 Nghị định 115/2020/ND-CP)
Như vậy để tổ chức thăng hạng chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp thì cần phải tuân thủ thực hiện theo các trình tự thủ tục được nêu ra ở trên. Đảm bảo thực hiện đầy đủ các bước theo như quy định của pháp luật hiện hành cho quá trình thực hiện việc bổ nhiệm nhiệm và thay đổi chức danh nghề nghiệp viên chức.