Hiện nay, tình trạng giết con mới đẻ diễn ra nhiều và phổ biến. Trong Bộ luật hình sự đã quy định hình phạt đối với tội này. Nhưng tỉ lệ diễn ra các vụ án còn nhiều đặc biệt các thành phố lớn.
Hiện nay, tình trạng giết con mới đẻ diễn ra nhiều và phổ biến. Trong Bộ luật hình sự đã quy định hình phạt đối với tội này. Nhưng tỉ lệ diễn ra các vụ án còn nhiều đặc biệt các thành phố lớn.
Theo Điều 94 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Tội giết con mới đẻ
“Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
Phân tích các dấu hiệu pháp lý:
Tội giết con mới đẻ là trường hợp đặc biệt của tội giết người.
1.Về mặt chủ thể:
Đây là chủ thể đặc biệt, chỉ có người mẹ mới là chủ thể của tội giết con mới đẻ. Bởi vì Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết.
Ví dụ: như: khiếp sợ trước dư luận chê bai về việc mang thai và đẻ con ngoài giá thú, hoặc trước dư lận khắc nghiệt của nhà chồng cho đẻ con gái là tai họa v.v…) hoặc bị hoàn cảnh khác quan đặc biệt chi phối (như: đứa trẻ sinh ra có dị dạng
2.Về mặt khách thể: Là xâm phạm đến quan hệ nhân thân.
Tội giết con mới đẻ trực tiếp xâm phạm đến quyền sống của con người mà đối tượng bị xâm hại là trẻ mới được sinh ra đồng thời lại chính là con của người phạm tội . con mới đẻ là con sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi.
3.Về mặt chủ quan: Là lỗi cố ý.
Tội phạm thực hiện có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp
Người phạm tội có thể nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm đến tính mạng của đứa con nhưng vẫn mong muốn và cố ý để tước đi tính mạng của đứa trẻ. Nhưng cũng có thể người mẹ không muốn con mình chết, tuy nhiên đã nhận thức được hành vi có thể dẫn đến sự nguy hiểm cho tính mạng con mình nhưng vẫn vứt bỏ dẫn đến hậu quả đứa trẻ đã chết.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
4. Về mặt Khách quan.
Mặt khách quan có thể được thực hiện bởi một trong hai nhóm hành vi là hành động phạm tội hoặc không hành động phạm tội.
Hành động phạm tội: Đối với hành vi giết con mới đẻ đây là hành động giết con mới đẻ bằng cách tác động trực tiếp đến thân thể nhằm mục đích tước bỏ sự sống của con mình, các hành vi ở dạng này được phản ánh rất đa dạng như hành động bóp cổ, thắt cổ, đâm, chém, chôn sống, cho uống thuốc độc…
Không hành động phạm tội: Đối với hành vi vứt bỏ con mới đẻ không thực hiện nghĩa vụ phải nuôi dưỡng con mình như thủ đoạn không cho con bú, trẻ ốm mà không cho uống thuốc, bỏ con ngoài đường, cổng chùa, nơi công cộng…dẫn đến đứa trẻ chết.