Khái quát về cá nhân hoạt động thương mại? Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã trong quản lý cá nhân hoạt động thương mại?
Trong sự phát triển của nền kinh tế nước ta hiện nay, bên cạnh các doanh nghiệp, hộ gia đình, hợp tác xã thì các cá nhân hoạt động thương mại ngày càng có sự đóng góp không nhỏ. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của của cá nhân hoạt động thương mại trong việc giúp cho việc mua bán hàng hóa của người thành thị trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn, mặt khác những gánh hàng rông, những quán ăn vỉa hè…là nguồn mưu sinh của bao người dân quê, người nghèo, người thất nghiệp,..giúp họ trang trải cuộc sống.
Nếu như quy định của pháp luật cho phép họ quyền tự do kinh doanh thì song hành với đó phải có quy định về cơ chế quản lý trong sự gia tăng số lượng cá nhân hoạt động thương mại tại các khu đô thị, thành phố lớn. Xem xét sự quản lý cần phải gắn trách nhiệm với một chủ thể nhất định, mà một trong những chủ thể có sự quản lý sát nhất với công dân là Ủy ban nhân dân cấp xã. Nhận thấy được tầm quan trọng về quản lý đối với cá nhân hoạt động thương mại, trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ tập trung phân tích quy định về “Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã trong quản lý cá nhân hoạt động thương mại”.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
Nghị định
1. Khái quát về cá nhân hoạt động thương mại?
Trên thực tế, các cá nhân hoạt động thương mại đã hiện diện và hoạt động kinh doanh từ rất lâu. Tuy nhiên, phải đến Nghị định
Có thể thấy rằng khái niệm cá nhân hoạt động thương mại được ghi nhận tại Nghị định 39 đã thể hiện được những nét đặc trưng nhất của nhóm chủ thể này. Đây cũng là ghi nhận pháp lý chính thức đầu tiên về cá nhân hoạt động thương mại, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc bảo vệ và đảm bảo quyền tự do kinh doanh của nhóm chủ thể này trên thực tế. Không chỉ đưa ra khái niệm cá nhân hoạt động thương mại là gì mà còn chỉ ra các cá nhân hoạt động thương mại là những ai và đưa ra các đặc điểm để nhận diện các chủ thể đó, cụ thể:
– Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
– Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
– Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
– Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
– Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
– Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Như vậy, pháp luật đã có ghi nhận khá đầy đủ về các cá nhân hoạt động thương mại, việc phân loại cụ thể các cá nhân hoạt động thương mại có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tư cách chủ thể.
Đặc điểm của cá nhân hoạt động thương mại: Cá nhân hoạt động thương mại là chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy, trước hết chủ thể này cũng mang đầy đủ các đặc điểm của một chủ thể kinh doanh. Bên cạnh đó, cá nhân hoạt động thương mại cũng mang một số nét đặc thù riêng so với các chủ thể tiến hành hoạt động thương mại khác. Có thể kể đến một số đặc điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, cá nhân hoạt động thương mại được nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Hoạt động thương mại của cá nhân hoạt động thương mại được quy định bởi các văn bản quy phạm pháp luật và chịu sự quản lý của ủy ban nhân dân cấp xã, phường.
Thứ hai, cá nhân hoạt động thương mại là chủ thể thực hiện các hoạt động thương mại, theo đó, cá nhân hoạt động thương mại sẽ tiến hành các hoạt động như bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Trong đó, hoạt động bán hàng và cung ứng dịch vụ là những hoạt động mà cá nhân hoạt động thương mại thực hiện chủ yếu và thường xuyên nhất.
Thứ ba, cá nhân hoạt động thương mại có quy mô kinh doanh nhỏ lẻ, thường không có địa điểm kinh doanh cố định. Đây là đặc điểm quan trong để phân biệt giữa cá nhân hoạt động thương mại với thương nhân. Nếu như các thương nhân thường là các chủ thể kinh doanh chuyên nghiệp, họ thường kinh doanh với quy mô lớn, có tổ chức và luôn có địa điểm kinh doanh cố định thù quy mô kinh doanh của các cá nhân hoạt động thương mại thường rất nhỏ lẻ, không được tổ chức dưới hình thức các pháp nhân chặt chẽ như thương nhân, địa điểm kinh doanh lại không cố định, vốn kinh doanh thấp, thu nhập thấp hơn mức thu nhập khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân.
Thứ tư, cá nhân hoạt động thương mại được thực hiện các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên. Khi thực hiện các hoạt động thương mại, cá nhân hoạt động thương mại nhân danh chính mình, vì lợi ích của chính bản thân mình và tự chịu trách nhiệm về hành vi mà mình thực hiện.
Thứ năm, cá nhân hoạt động thương mại thực hiện các hoạt động thương mại vì mục tiêu lợi nhuận. Mục tiêu này của cá nhân là hoàn toàn chính đáng, hoạt động hương mại mang lại nguồn thu nhập chủ yếu nuôi sống bản thân và gia đình cá nhân hoạt động thương mại.
Thứ sáu, cá nhân hoạt động thương mại không phải đăng ký kinh doanh. Đăng ký kinh doanh là một thủ tục hành chính nhằm thừa nhận tư cách pháp lý cho các chủ thể đầu tư. Đây là hoạt động thẻ hiện sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động kinh tế.
Thứ bảy, cá nhân hoạt động thương mại không được gọi là “thương nhân”. Theo đó, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt đông thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh, vì vậy, một trong những điều kiện quan trong để xác định một chủ thể có tư cách thương nhân là phải có đăng ký kinh doanh.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã trong quản lý cá nhân hoạt động thương mại?
Xuất phát từ vai trò là chủ thể quản lý gần nhất với công dân trên địa bản, pháp luật Giao Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý các hoạt động thương mại của cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn theo quy định của Nghị định 39/2007/NĐ-CP và pháp luật có liên quan. Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thực hiện các công việc sau:
(1) Lập sổ theo dõi cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn quản lý (bao gồm cá nhân hoạt động thương mại cư trú trên địa bàn và cá nhân ở nơi khác thường xuyên đến địa bàn quản lý hoạt động thương mại) và tình hình hoạt động, chấp hành pháp luật của các đối tượng này. Hoạt động này nhằm quản lý chặt chẽ, theo sát và thống kê hiệu quả nhất đối với các cá nhân.
(2) Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách và quy định pháp luật liên quan về quản lý cá nhân hoạt động thương mại tới đối tượng trực tiếp thực hiện, cán bộ quản lý và toàn thể nhân dân trên địa bàn. Đây là biện pháp mang tính rộng rãi, tác động tới nhận thức của tất cả các chủ thể có liên quan.
(3) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý, các tổ chức và cá nhân có thẩm quyền và trách nhiệm trong việc quản lý cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn. Sự phối hợp này thường thể hiện giữa ủy ban nhân dân xã với công an xã trong việc cưỡng chế đối với các cá nhân có hành vi vi phạm mà còn chống đối.
(4) Triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch và phân công trách nhiệm quản lý hoạt động thương mại cụ thể của cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn theo hướng dẫn và phân cấp của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên. Quy định này hoàn toàn phù hợp với lí do là cơ quan hành chính nhà nước cấp thấp nhất.
(5)
(6) Triển khai thực hiện các giải pháp tổ chức hoạt động thương mại và hình thức quản lý phù hợp, bảo đảm hoạt động bình thường của các khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm hoặc cho phép cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại; bảo đảm an ninh, an toàn cho các hoạt động hợp pháp của cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn quản lý. Quy định này nhằm đảm bảo sự thống nhất trong công tác quản lý, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
(7) Thực hiện các giải pháp tổ chức, quản lý bảo đảm cho cá nhân hoạt động thương mại tuân thủ đúng các quy định về phạm vi hoạt động được quy định trong Nghị định 39/2007/NĐ-CP; không tự ý bố trí sắp xếp và để cho cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại tại các khu vực, tuyến đường, địa điểm bị cấm theo quy định của Nghị định này. Trách nhiệm này gắn với các trách nhiệm khác một cách chặt chẽ.
(8) Thực hiện các quy định của pháp luật về thuế, phí và lệ phí đối với cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn quản lý. Nếu cá nhân hoạt động thương mại có thu nhập chịu thuế, thì ủy ban nhân dân phải tiến hành thực hiện các nghĩa vụ này giúp cho cá nhân.
(9) Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân hoạt động thương mại theo thẩm quyền. Đó là việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phù hợp với hành vi.
(10) Định kỳ hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên về tình hình phát triển, tổ chức, quản lý và hoạt động của cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn và kiến nghị các vấn đề liên quan đến việc quản lý hoạt động của các đối tượng này. Đây là căn cứ để cơ quan cấp trên quản lý thống nhất và đồng bộ.
Như vậy pháp luật đã trao cho Ủy ban nhân dân với rất nhiều nhiệm vụ và quyền hạn, sự quản lý chặt chẽ của cơ quan này là cơ sở để kiện toàn cho cả hệ thống quản lý đối với cá nhân hoạt động thương mại.