Luận án tiến sĩ là kết quả nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh, trong đó chứa đựng những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn ở lĩnh vực chuyên môn, có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học và giải quyết trọn vẹn vấn đề đặt ra của đề tài luận án.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin bảo vệ luận án tiến sĩ cấp trường là gì?
Mẫu đơn xin bảo vệ luận án tiến sĩ cấp trường là mẫu đơn với các thông tin, nội dung thông tin của người làm đơn, đề tài nghiên cứu bảo vệ tiến sĩ, tên chuyên ngành và mã số chuyên ngành về việc xin bảo vệ luận án tiến sĩ cấp trường
Mẫu đơn xin bảo vệ luận án tiến sĩ cấp trường là mẫu đơn được cá nhân lập ra để xin được bảo vệ luận án tiến sĩ cấp trường.
2. Mẫu đơn xin bảo vệ luận án tiến sĩ cấp trường:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–
ĐƠN XIN BẢO VỆ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CẤP TRƯỜNG
Kính gửi: Ban giám hiệu Trường Đại học
Đồng kính gửi: Phòng Sau đại học
Tôi tên là:………
Công tác tại:…………Tôi được công nhận là nghiên cứu sinh theo quyết định số: …./……ngày ……/……/…… của trường ĐH Dược Hà Nội, hình thức đào tạo……………………………… thời hạn từ ngày ……/……/……… đến ngày ……/……/………; văn bản gia hạn số: (Nếu có văn bản về những thay đổi trong quá trình đào tạo thì ghi tiếp ở đây).
Sau một thời gian học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành luận án tiến sĩ với đề tài:
Thuộc chuyên ngành:……………
Mã số chuyên ngành:…………
Tôi đã hoàn thành chương trình học tập theo quy định cho nghiên cứu sinh, đã báo cáo luận án của mình tại cơ sở đào tạo và đã được Hội đồng đánh giá luận án cấp Bộ môn thông qua
Vì vậy tôi làm đơn này đề nghị Ban Giám hiệu, phòng Sau đại học cho phép tôi được bảo vệ luận án trước Hội đồng chấm luận án cấp trường.
Tôi xin trân trọng cám ơn.
……….., ngày…tháng….năm…
Ý kiến của tập thể CB hướng dẫn
Người viết đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn làm đơn bảo vệ luận án tiến sĩ cấp trường:
– Ghi đày đủ các thông tin của người bảo vệ luận án tiến sĩ
– Trong đơn nêu rõ:
+ Thuộc chuyên ngành
+ Mã số chuyên ngành
– Gửi đơn lên Ban giám hiệu Trường Đại học
– Kí và ghi rõ họ tên
4. Thông tin liên quan về trình độ tiến sĩ:
Căn cứ vào thông tư Số: 18/2021/TT-BGDĐT thông tư ban hành quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ quy định một số điều như sau:
4.1. Đối tượng và điều kiện dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ:
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT quy định Đối tượng và điều kiện dự tuyển như sau:
1. Yêu cầu chung đối với người dự tuyển:
– Đã tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học hạng giỏi trở lên ngành phù hợp, hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành đào tạo tiến sĩ;
– Đáp ứng yêu cầu đầu vào theo chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và của chương trình đào tạo tiến sĩ đăng ký dự tuyển;
– Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu; hoặc bài báo, báo cáo khoa học đã công bố; hoặc có thời gian công tác từ 02 năm (24 tháng) trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ;
– Có dự thảo đề cương nghiên cứu và dự kiến kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa.
2. Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ được minh chứng bằng một trong những văn bằng, chứng chỉ sau:
– Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài;
– Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
– Có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ quy định tại Phụ lục II của Quy chế này còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ khác tương đương trình độ bậc 4 (theo khung năng ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) do Bộ Giáo dục Giáo dục Đào tạo công bố.
3. Người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ bằng tiếng Việt phải có chứng chỉ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài và phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai do cơ sở đào tạo quyết định, trừ trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.
4. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định chi tiết yêu cầu về trình độ chuyên môn phù hợp, năng lực ngoại ngữ, kinh nghiệm công tác và những yêu cầu khác đối với người dự tuyển tùy theo đặc điểm của từng lĩnh vực, ngành đào tạo và chương trình đào tạo cụ thể của cơ sở đào tạo trên cơ sở những yêu cầu tối thiểu quy định tại Điều này.
4.2. Công nhận trình độ và cấp bằng tiến sĩ:
Căn cứ theo Điều 19 Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT quy định Công nhận trình độ và cấp bằng tiến sĩ như sau:
1. Nghiên cứu sinh được xét công nhận trình độ và cấp bằng tiến sĩ khi đáp ứng những yêu cầu sau:
– Luận án của nghiên cứu sinh đã được Hội đồng đánh giá luận án của cơ sở đào tạo đồng ý thông qua;
– Nghiên cứu sinh đã nộp cho cơ sở đào tạo (cả bản in và bản điện tử) luận án hoàn chỉnh cuối cùng có chữ ký của nghiên cứu sinh, xác nhận của người hướng dẫn; xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận án sau khi đã hoàn thành chỉnh sửa, bổ sung luận án (nếu có);
– Nghiên cứu sinh đã nộp Thư viện Quốc gia Việt Nam (cả bản điện tử và bản in) tóm tắt luận án và toàn văn luận án hoàn chỉnh cuối cùng có chữ ký của nghiên cứu sinh, chữ ký của người hướng dẫn và xác nhận của cơ sở đào tạo.
2. Cơ sở đào tạo đăng toàn văn luận án hoàn chỉnh cuối cùng của nghiên cứu sinh trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo (trừ những luận án được đánh giá theo chế độ mật) trong thời gian 03 tháng kể từ khi nghiên cứu sinh đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, cơ sở đào tạo tổ chức xét và ban hành quyết định công nhận trình độ tiến sĩ cho nghiên cứu sinh.
4. Cơ sở đào tạo lập hồ sơ xét công nhận trình độ tiến sĩ và cấp bằng tiến sĩ, bao gồm:
– Biên bản của buổi đánh giá luận án tại cơ sở đào tạo;
– Quyết nghị đồng ý thông qua luận án của Hội đồng đánh giá luận án của cơ sở đào tạo;
–
– Bản nhận xét, đánh giá của người hướng dẫn nghiên cứu sinh; bản xác nhận đã hoàn thành chỉnh sửa, bổ sung luận án của người hướng dẫn và Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận án (nếu có);
– Những tài liệu khác theo quy định của cơ sở đào tạo.
5. Cơ sở đào tạo thực hiện việc cấp bằng tiến sĩ cho nghiên cứu sinh trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày quyết định công nhận trình độ tiến sĩ có hiệu lực.