Hiện tại mọi người đang sống trên một mảnh đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không có sổ hộ khẩu, không có chứng minh thư nhân dân. Vậy tôi phải làm thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư! Tôi có một vấn đề muốn nhờ luật sư tư vấn như sau: Tôi có một người bà con. Gia đình của người bà con của tôi gồm 7 thành viên là người dân tộc Khơmer. Hiện tại mọi người đang sống trên một mảnh đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không có sổ hộ khẩu. Tất cả đều không có chứng minh thư nhân dân từ lâu cho đến nay. Vậy luật sư cho tôi hỏi thủ tục làm sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân như thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp tôi!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
A- Theo quy định tại Luật Cư trú thì Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.
Điều 25 Luật Cư trú quy định Sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình như sau:
“1. Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có người từ đủ mười tám tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được cử một người trong hộ làm chủ hộ.
Những người ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu.
2. Nhiều hộ gia đình ở chung một chỗ ở hợp pháp thì mỗi hộ gia đình được cấp một sổ hộ khẩu.
3. Người không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này và được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình thì được nhập chung vào sổ hộ khẩu đó”.
Điều 26 Luật Cư trú quy định Sổ hộ khẩu cấp cho cá nhân như sau:
“1. Sổ hộ khẩu được cấp cho cá nhân thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có chỗ ở độc lập với gia đình của người đó, người sống độc thân, người được tách sổ hộ khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này;
b) Người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác, nếu họ không sống theo hộ gia đình;
c) Thương binh, bệnh binh, người thuộc diện chính sách ưu đãi của Nhà nước, người già yếu, cô đơn, người tàn tật và các trường hợp khác được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung;
d) Chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo mà sống tại cơ sở tôn giáo.
2. Người không thuộc đối tượng quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 25 nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này và được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu cấp cho cá nhân thì được nhập chung vào sổ hộ khẩu đó”.
Việc cấp Sổ hộ khẩu cho cá nhân, hộ gia đình được thực hiện theo trình tự sau:
1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Công dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo đúng quy định.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
a.Địa điểm tiếp nhận: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
b.Thời gian tiếp nhân: Trong giờ hành chính các ngày từ Thứ 2 đến Thứ 7 (trừ ngày nghỉ, lễ tết theo quy định).
c.Trình tự tiếp nhận: Kiểm tra giấy tờ theo quy định pháp luật, người đến nộp hồ sơ phải xuất trình để đối chiếu (nếu có); sự đầy đủ, hợp lệ và nội dung hồ sơ:
1. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận. Viết Phiếu hẹn giao cho người đến nộp hồ sơ.
2. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ thì viết giấy hướng dẫn người đến nộp hồ sơ thực hiện theo quy định pháp luật.
Bước 3. Xử lý hồ sơ
Trường hợp nội dung hồ sơ phù hợp với quy định của pháp luật: Cán bộ, công chức có trách nhiệm, quyền hạn giải quyết tiến hành ngay việc xử lý hồ sơ theo đúng pháp luật quy định hiện hành về trình tự, thủ tục, thẩm quyền; yêu cầu, điều kiện cấp kết quả việc thực hiện thủ tục hành chính.
Trường hợp nội dung hồ sơ không phù hợp với quy định của pháp luật, phải
Bước 4. Trả kết quả
a. Địa điểm trả: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
b. Thời gian trả: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 (trừ ngày nghỉ, lễ tết theo quy định).
c. Trình tự trả:
– Công dân nộp lại Phiếu hẹn.
– Nhận kết quả.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.
3. Hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
1. Trường hợp hộ gia đình, hoặc cá nhân ngoài địa bàn xã/thị trấn thuộc huyện đến đăng ký nhân khẩu đến đăng ký thường trú trên địa bàn sau khi giải quyết đăng ký nhân khẩu thường trú thì được cấp Sổ hộ khẩu, hồ sơ bao gồm:
a. Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu: 02 bản theo mẫu.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
b.
c. Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp Giấy chuyển hộ khẩu quy định): 01 bản có xác nhận của Công an nơi chuyển đi.
d. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định: bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu (trừ trường hợp người đã có Sổ hộ khẩu cho nhập khẩu vào hộ).
2. Trường hợp sau khi tách hộ khẩu có chỗ ở hợp pháp trong cùng địa bàn xã, thị trấn thuộc huyện, đồng thời công dân có nhu cầu cấp Sổ hộ khẩu, hồ sơ bao gồm:
a. Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu: 01 bản chính theo mẫu.
b. Sổ hộ khẩu gia đình: bản gốc (sau khi giải quyết xong trả lại).
c. Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định (sau khi giải quyết xong trả lại).
3. Trường hợp tách Sổ hộ khẩu có cùng chỗ ở hợp pháp, đồng thời với việc tách Sổ hộ khẩu công dân có nhu cầu thì được cấp Sổ hộ khẩu, hồ sơ bao gồm:
a. Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu: 01 bản chính theo mẫu.
b. Sổ hộ khẩu gia đình: bản gốc (sau khi giải quyết xong trả lại).
c. Ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ: 01 bản chính.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Trưởng Công an xã/thị trấn thuộc huyện.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): không.
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
7. Yêu cầu hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai:
8. Phí, lệ phí: không
9. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Sổ hộ khẩu mới.
10. Yêu cầu hoặc điều kiện để được cấp thủ tục hành chính:
– Có đủ điều kiện được đăng ký thường trú, sau khi được tiếp nhận đăng ký thường trú có nhu cầu được cấp Sổ hộ khẩu.
– Các trường hợp đã cấp Sổ hộ khẩu gia đình, Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể được cấp trước đây có nhu cầu đổi sang Sổ hộ khẩu mới thì được đổi lại.
B- Về thủ tục cấp mới Chứng minh thư nhân dân được thực hiện theo trình tự sau:
– Đối tượng cấp mới Chứng minh thư nhân dân: Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam và chưa được cấp CMND lần nào.
– Thủ tục cấp mới Chứng minh nhân dân gồm:
+ Hộ khẩu thường trú (sổ hộ khẩu, sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp).
+ Kê khai tờ khai cấp CMND (theo mẫu).
+ Lăn tay, chụp ảnh hoặc công dân nộp ảnh theo quy định.
– Nơi làm thủ tục cấp CMND: Công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú hoặc Công an cấp tỉnh theo phân cấp.
– Đối tượng không thu, miễn thu lệ phí: Bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ, thương binh; công dân của các xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban dân tộc; cấp mới, cấp đổi do CMND hết hạn sử dụng.
– Thời gian trả Chứng minh nhân dân: Trong thời hạn 15 ngày đối với thành phố, thị xã và 30 ngày đối với các địa bàn khác tính từ ngày công dân nộp đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục cấp Chứng minh nhân dân.
Như vậy, căn cứ theo quy định đã viện dẫn ở trên, bạn có thể xin cấp mới Sổ hộ khẩu, Chứng minh thư nhân dân cho người nhà của mình.