Các Chi bộ đóng vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước. Theo thời gian quy định của điều lệ Đảng, thì các Chi bộ tiến hành sinh hoạt chi bộ. Hoạt động sinh hoạt Chi bộ phải được lập thành biên bản sinh hoạt.
Mục lục bài viết
1. Biên bản sinh hoạt chi bộ thôn, làng, tổ dân phố là gì và dùng để làm gì?
Biên bản sinh hoạt chi bộ thôn, làng, tổ dân phố là văn bản được lập ra khi tiến hành buổi sinh hoạt chi bộ tại thôn, làng, tổ dân phố.
Biên bản sinh hoạt chi bộ thôn, làng, tổ dân phố được dùng để ghi nhận hoạt động diễn ra trong buổi sinh hoạt chi bộ.
2. Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ thôn, làng, tổ dân phố và hướng dẫn soạn thảo:
ĐẢNG ỦY …………….. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
CHI BỘ……………..
….…, ngày .… tháng.… năm …
BIÊN BẢN
HỌP CHI BỘ THÁNG………NĂM 20……
—–
– Hôm nay, vào lúc ….. giờ …… phút, ngày …… tháng……. năm …(ghi thời điểm tiến hành họp chi bộ)
– Tại … (ghi địa điểm tiến hành sinh hoạt chi bộ)
– Tổng số đảng viên của chi bộ: …….. đ/c – Số đảng viên có mặt: ….. đồng chí (Trong đó, số đảng viên chính thức …. đ/c, đảng viên dự bị ……đ/c).
– Số đảng viên vắng mặt: …… đ/c (Ghi rõ họ, tên từng người; có lý do, không có lý do).
– Số đảng viên được miễn sinh hoạt: ……đ/c (nếu đảng viên được miễn sinh hoạt đảng nhưng tham gia sinh hoạt thì ghi rõ tên những đảng viên tham gia sinh hoạt).
– Số đảng viên giới thiệu sinh hoạt tạm thời đi nơi khác: …đ/c (nếu có, ghi tên cụ thể).
– Số đảng viên sinh hoạt tạm thời tại chi bộ: ……đ/c (nếu có, ghi tên cụ thể).
Như vậy, với số đảng viên là ………đ/c, chiếm…..% đủ điều kiện tiến hành sinh hoạt chi bộ.
– Chủ trì: Đ/c: ……Chức vụ:…
– Thư ký: Đ/c:…….Chức vụ:…
– Đồng chí: …… cấp ủy viên cấp trên về dự sinh hoạt chi bộ (nếu có, ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác).
I. Nội dung sinh hoạt chi bộ
1. Thông tin thời sự, văn bản mới (ghi rõ tin nổi bật, tên văn bản mới).
2. Đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị trong tháng của chi bộ (07 nội dung)
a. Về lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng
b. Về lãnh đạo phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh
c. Về lãnh đạo xây dựng chi bộ và công tác tổ chức, cán bộ
d. Về lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của chi bộ
e. Về lãnh đạo, xây dựng hệ thống chính trị thôn, làng, tổ dân phố
g. Đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
(viết tắt là Đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 gắn với Chỉ thị 05)
h. Đánh giá đảng viên, nhất là người đứng đầu thực hiện nội dung đã cam kết theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Quy định số 1614-QĐ/TU, của Tỉnh ủy (khóa XV); về chống chạy chức, chạy quyền và chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, xa rời quần chúng.
(viết tắt là Đánh giá việc thực hiện cam kết của đảng viên)
3. Xác định phương hướng nhiệm vụ của chi bộ tháng tiếp theo
a. Về lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng
b. Về lãnh đạo phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh
c. Về lãnh đạo xây dựng chi bộ và công tác tổ chức, cán bộ
d. Về lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của chi bộ
e. Về lãnh đạo, xây dựng hệ thống chính trị thôn, làng, tổ dân phố
g. Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 gắn với Chỉ thị 05
h. Việc thực hiện cam kết của đảng viên
II. Chi bộ thảo luận
– Ý kiến đồng chí: …
– Ý kiến đồng chí: …
III. Đồng chí chủ trì tổng hợp các ý kiến phát biểu tại buổi sinh hoạt
IV. Thông qua nghị quyết hoặc kết luận và biểu quyết
1. Đồng chí chủ trì trình bày nghị quyết hoặc kết luận của chi bộ
2. Đồng chí chủ trì thực hiện biểu quyết nghị quyết hoặc kết luận của chi bộ:
+ Tổng số đảng viên đồng ý:…….đ/c, tỷ lệ ….%.
+ Tổng số đảng viên không đồng ý:…..đ/c, tỷ lệ …..%.
+ Ý kiến khác:….
V. Đồng chí chủ trì đánh giá chất lượng buổi sinh hoạt chi bộ
VI. Thư ký trình bày biên bản sinh hoạt chi bộ
Cuộc họp kết thúc vào lúc……giờ……phút, ngày….tháng ……..năm….
CHỦ TRÌ
(ký và ghi rõ họ tên)
THƯ KÝ
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Nội dung sinh hoạt chi bộ:
Nội dung sinh hoạt hàng tháng
Chi bộ tập trung thảo luận, giải quyết những vấn đề cụ thể, thiết thực theo chức năng, nhiệm vụ của chi bộ. Trình tự và nội dung như sau:
a) Công tác chuẩn bị của chi ủy
– Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của chi bộ và sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên, đồng chí bí thư chi bộ (hoặc đồng chí chi ủy viên được phân công) dự kiến nội dung, chương trình, thời gian sinh hoạt đưa ra họp chi ủy;
– Chi ủy thảo luận, thống nhất đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ tháng trước, đề ra nhiệm vụ tháng tới; phân công chuẩn bị các nội dung, quyết định thời gian họp chi bộ và lựa chọn hình thức sinh hoạt phù hợp (sinh hoạt nhiều nội dung hay một số nội dung hoặc sinh hoạt chuyên đề);
– Chi ủy
b) Sinh hoạt chi bộ
* Phần mở đầu
– Chi bộ thực hiện việc thu nộp đảng phí hàng tháng của đảng viên;
– Đồng chí bí thư chi bộ (hoặc đồng chí chi ủy viên được phân công chủ trì) tiến hành các nội dung sau:
+
+ Thông qua chương trình, nội dung sinh hoạt chi bộ và những vấn đề trọng tâm cần tập trung thảo luận;
+ Cử thư ký cuộc họp (chú ý chọn đồng chí có năng lực và kinh nghiệm tổng hợp để ghi chép đầy đủ, trung thực, chính xác ý kiến phát biểu của đảng viên, kết luận của đồng chí chủ trì hoặc nghị quyết của chi bộ).
Phần nội dung
– Thông tin tình hình thời sự nổi bật trong nước, quốc tế và của địa phương, cơ quan, đơn vị; phổ biến, quán triệt những chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên(nội dung thông tin cần chọn lọc phù hợp, thiết thực). Nhận xét tình hình tư tưởng của đảng viên, quần chúng thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ; những vấn đề tư tưởng chi bộ cần quan tâm;
– Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của chi bộ tháng trước (nêu rõ những việc làm được, chưa làm được, nguyên nhân); tình hình đảng viên thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy cấp trên và nhiệm vụ được chi bộ phân công;
– Đánh giá việc học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của đảng viên, quần chúng thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ; biểu dương những đảng viên tiền phong gương mẫu, có việc làm cụ thể, thiết thực về học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đồng thời, giáo dục, giúp đỡ những đảng viên có sai phạm (nếu có);
– Thông báo ý kiến của đảng viên, quần chúng về sự lãnh đạo của chi bộ và vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên (nếu có)để chi bộ có biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, kịp thời ngăn chặn, đấu tranh với những biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;
– Đề ra một số nhiệm vụ cụ thể, thiết thực, bức xúc trước mắt để thực hiện trong tháng tới theo chức năng, nhiệm vụ của chi bộ và sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên; đồng thời, phân công nhiệm vụ cụ thể cho đảng viên thực hiện;
– Chi bộ thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến về các nội đung trên. Trong quá trình thảo luận, đồng chí chủ trì cần phát huy dân chủ, lắng nghe ý kiến của đảng viên và gợi ý những nội dung quan trọng để đảng viên tham gia thảo luận, thể hiện chính kiến của mình. Khi có những vấn đề cần biểu quyết mà đang có ý kiến khác nhau, chi bộ cần trao đổi kỹ trước khi biểu quyết.
Phần kết thúc
– Đồng chí chủ trì tóm tắt ý kiến phát biểu của đảng viên và kết luận những vấn đề lớn, quan trọng mà chi bộ đã thảo luận, thống nhất;
– Chi bộ biểu quyết thông qua kết luận (nghị quyết) của chi bộ. Đồng chí thư ký ghi rõ số đảng viên đồng ý, không đồng ý và số có ý kiến khác;
– Đồng chí chủ trì và thư ký ký vào biên bản cuộc họp. Sổ ghi biên bản họp chi bộ phải được quản lý và lưu trữ theo quy định.
Nội dung sinh hoạt chuyên đề
Ngoài các buổi sinh hoạt với nội dung nêu trên, ít nhất mỗi quý một lần, chi bộ chọn một trong những vấn đề sau để sinh hoạt chuyên đề:
– Các chuyên đề về học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo hướng dẫn của Trung ương và cấp ủy cấp trên;
– Giải pháp xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh hoặc củng cố, khắc phục cơ sở yếu kém;
– Các giải pháp xây dựng nông thôn mới ;
– Việc xây dựng thôn (ấp, bản, làng…), khu phố(khu dân cư…) văn hóa; biện pháp giúp đỡ đảng viên nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;
– Việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và các tệ nạn xã hội ở địa phương, cơ quan, đơn vị;
– Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và tạo nguồn phát triển đảng viên;
– Công tác quản lý và phân công công tác cho đảng viên;
– Biện pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu, tham mưu và quy trình xây dựng một đề án, đề tài có chất lượng;
– Phương pháp tự nghiên cứu, học tập để không ngừng nâng cao trình độ kiến thức cho cán bộ, đảng viên v.v.
Nội dung cụ thể đối với chi bộ địa bàn dân cư thôn (xóm, ấp, bản, tổ dân phố…)
– Sự lãnh đạo của chi bộ và vai trò, trách nhiệm của đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và áp dụng các tiến bộ khoa học -công nghệ vào sản xuất; thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước; công tác xóa đói, giảm nghèo và các hoạt động nhân đạo, từ thiện; thực hiện chính sách đối với người có công và nhiệm vụ phát triển văn hóa – xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân…;
– Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và cuộc vận động xây dựng thôn (làng, ấp, bản…), tổ dân phố (khu phố, khu dân cư…)văn hóa;
– Việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; công tác quản lý, sử dụng đất đai và quản lý xây dựng đô thị; bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn giao thông, đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn;
– Việc bồi dưỡng, giúp đỡ quần chúng, tạo nguồn phát triển đảng viên ở khu dân cư và việc quản lý đảng viên đi làm ăn xa…