Để khắc phục tình trạng chưa có hệ thống giao thông đường bộ ổn định các hộ dân trong vùng hoàn toàn có thể góp vốn chung nhau xây dựng một con đường phục vụ nhu cầu của mình. Việc này sẽ cần làm đơn gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã, để đảm bảo việc xây dựng không gây ảnh hưởng tới các quy hoạch khác.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin làm đường bê tông là gì?
Mẫu đơn xin làm đường bê tông là mẫu đơn của cá nhận, tập thể xóm, đường nhận thấy sự cần thiết và nhu cầu cuộc sống cần xây dựng đường đi bằng bê tông phụ vụ sinh hoạt và di chuyển thì làm đơn xin làm đường bê tông, trong đơn có các nội dung, thông tin về việc xin làm đường bê tông
Mẫu đơn xin làm đường bê tông là mẫu đơn được lập ra để xin được làm đường bê tông. Mẫu đơn nêu rõ thông tin của người làm đơn, nội dung của đơn…
2. Mẫu đơn xin làm đường bê tông:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
……………, ngày….. tháng….. năm………
ĐƠN XIN LÀM ĐƯỜNG BÊ TÔNG
(V/v: Thực hiện việc làm đường bê tông tại khu vực……………. từ ngày…./…../….. đến ngày…./…./…..)
Kính gửi:
– ỦY BAN NHÂN DÂN …………………
-SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI……………….
– Căn cứ
– Căn cứ
– Căn cứ … (ví dụ: Quyết định phê duyệt kế hoạch đầu tư,…)
Tên tôi là:……. Sinh năm:……
Chứng minh nhân dân số:…… do…….. cấp ngày…./…./…….
Địa chỉ thường trú:……
Địa chỉ hiện tại:……
Số điện thoại liên hệ:……
Căn cứ vào
1. Ông/Bà:……… Sinh năm:…
Chứng minh nhân dân số:……… do…………….. cấp ngày…./…./…….
Địa chỉ thường trú:……
Địa chỉ hiện tại:………
2. Ông/Bà:……… Sinh năm:………
Chứng minh nhân dân số:……… do…………….. cấp ngày…./…./…….
Địa chỉ thường trú:…………
Địa chỉ hiện tại:……
3. …
Tôi xin trình bày một sự việc như sau:……
Căn cứ vào các văn bản đã nêu trên, tôi đề nghị Quý cơ quan xem xét và cho phép chúng tôi tổ chức làm đường bê tông theo tuyến đường……………… từ ngày…./…./……. đến ngày…./…../…… với kế hoạch như sau:
Tôi xin cam đoan những thông tin trên là đúng sự thật và sẽ thực hiện đúng những cam kết đã nêu trên và chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của những thông tin đã nêu trên. Kính mong Quý cơ quan xem xét và có văn bản trả lời sớm cho tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn làm đơn xin làm đường bê tông:
– Ghi đầy đủ các mục trong đơn như trên
– Nội dung ( ghi rõ lí do xin làm đường)
– kí và ghi rõ họ tên
– Gửi đơn lên UBND hoặc sở giao thông vận tải
4. Thủ tục xin làm đường bê tông:
Hồ sơ xin làm đường bê tông
– Mẫu đơn xin làm đường bê tông
– cứ chứng minh nhu cầu của giao thương giao thông tại địa phương
– Sơ đồ, kế hoạch xây dựng sơ bộ cho con đường (địa điểm, nguồn vốn, diện tích, chiều dài, chất liệu, thời gian thi công…)
– Người đại diện phụ trách
– Đề đạt, đề nghị được cơ quan chức năng hỗ trợ
– Các giấy tờ tài liệu khác có liên quan.
5. Thông tin pháp lý liên quan về làm đường bê tông:
Căn cứ dựa trên thông tư Số:
Tại Điều 11. Quản lý, sử dụng, khai thác phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư và đường chuyên dùng
1. Việc xây dựng công trình thiết yếu, xây dựng, cải tạo các nút giao thông, điểm đấu nối liên quan đến công trình đường bộ được đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư (PPP), cơ quan đường bộ có thẩm quyền khi thực hiện thỏa thuận quy hoạch, chấp thuận xây dựng, chấp thuận thiết kế và cấp phép thi công, ngoài việc thực hiện các quy định của Thông tư này còn phải lấy ý kiến bằng văn bản của Nhà đầu tư dự án PPP về các vấn đề an toàn giao thông, ảnh hưởng đến kết cấu công trình, thu phí và các vấn đề khác có liên quan.
2. Việc xây dựng công trình thiết yếu, xây dựng, cải tạo các nút giao thông, điểm đấu nối liên quan đến đường chuyên dùng thì do tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác đường chuyên dùng đó quyết định.
Ngoài ra Điều 12. Công trình thiết yếu xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định
1. Công trình thiết yếu bao gồm:
– Công trình phục vụ yêu cầu đảm bảo an ninh, quốc phòng;
– Công trình có yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật không thể bố trí ngoài phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như: viễn thông; điện lực; đường ống cấp nước, thoát nước, xăng, dầu, khí, năng lượng, hóa chất.
2. Trường hợp không thể xây dựng bên ngoài phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, công trình thiết yếu có thể được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nhưng phải đảm bảo nguyên tắc sau:
– Công trình thiết yếu phải được thiết kế, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các thủ tục khác theo quy định của pháp luật về xây dựng;
– Công trình thiết yếu không được ảnh hưởng đến công tác bảo trì, kết cấu và công năng của công trình đường bộ, đảm bảo an toàn cho giao thông đường bộ và các công trình khác ở xung quanh;
– Công trình thiết yếu phải phù hợp với quy hoạch kiến trúc xây dựng, mỹ quan đô thị và bảo vệ môi trường.
3. Đối với công trình thiết yếu gắn vào cầu:
– Không chấp thuận các công trình đường dây điện cao thế, đường ống cung cấp năng lượng (xăng dầu, ga, khí đốt), đường ống hóa chất, vật liệu có khả năng gây cháy nổ, ăn mòn;
– Đối với cầu mới được xây dựng có thiết kế hộp kỹ thuật, bộ gá đỡ để lắp đặt các công trình thiết yếu: việc chấp thuận lắp đặt công trình thiết yếu gắn vào cầu phải phù hợp với thiết kế của công trình cầu, tải trọng, kích thước và các yếu tố khác;
-Chủ đầu tư xây dựng công trình thiết yếu phải thuê tư vấn có đủ năng lực tiến hành thẩm tra, thẩm định việc lắp đặt công trình thiết yếu đối với an toàn giao thông, an toàn công trình cầu trước khi thực hiện thủ tục xin chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu gắn vào cầu.
4. Đối với công trình thiết yếu đi ngầm qua đường bộ:
– Đối với công trình đi ngầm qua đường bộ, phải thi công bằng phương pháp khoan ngầm, trường hợp không thể khoan ngầm mới sử dụng biện pháp đào cắt mặt đường;
– Không cho phép các công trình thiết yếu đặt trong cống thoát nước ngang. Trường hợp đi qua các cống kỹ thuật nếu còn đủ không gian thì cho phép chủ công trình thiết yếu lắp đặt trong cống kỹ thuật;
– Trường hợp xây dựng công trình thiết yếu ngang qua đường bộ bằng phương pháp khoan ngầm phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật sau: có đường ống hoặc hộp bao bên ngoài bằng vật liệu bền vững đảm bảo ổn định của công trình thiết yếu và phù hợp với tải trọng của đường bộ; khoảng cách từ điểm thấp nhất của mặt đường đến điểm cao nhất của công trình thiết yếu tối thiểu 01 mét nhưng không nhỏ hơn chiều dày kết cấu áo đường (trừ các trường hợp đặc biệt được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền chấp thuận);
– Trường hợp phải đào cắt mặt đường để xây dựng công trình thiết yếu ngang qua đường bộ phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật sau: phải xây dựng hầm kiên cố đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế của tuyến đường; điểm cao nhất của kết cấu hầm phải được đặt cách điểm thấp nhất của mép đường tốt thiểu 1,5 mét; hầm phải có đủ không gian để đặt công trình và thực hiện công tác bảo trì công trình; phải có quy trình vận hành khai thác, bảo trì công trình.
5. Đối với băng tải được lắp đặt ngang qua đường bộ:
– Vị trí lắp đặt băng tải không được ảnh hưởng đến an toàn giao thông và cảnh quan môi trường tại khu vực lắp đặt công trình;
– Trường hợp băng tải hàng hóa được xây dựng vượt trên đường bộ phải đảm bảo các quy định về khoảng cách chiều cao, chiều ngang theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư này, phải được thẩm tra an toàn giao thông. Đoạn băng tải vượt qua đường bộ phải được bao kín, đảm bảo mỹ quan, vệ sinh môi trường;
– Hồ sơ thiết kế xây dựng băng tải phải được thẩm tra, thẩm định về an toàn công trình theo các quy định của pháp luật về xây dựng.
6. Đối với công trình tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước:
– Không lắp đặt công trình tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước trong phạm vi đường cong bằng, đường cong đúng, đường dốc gây cản trở tầm nhìn;
– Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình tuyên truyền phải được thẩm tra, thẩm định về an toàn công trình theo các quy định của pháp luật về xây dựng.
7. Xử lý sự cố đối với các công trình thiết yếu: khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh về sự cố công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, chủ sử dụng công trình thiết yếu phải có trách nhiệm khắc phục ngay sự cố. Trường hợp không khắc phục kịp thời gây ảnh hưởng đến giao thông đường bộ; cơ quan quản lý đường bộ tổ chức khắc phục để đảm bảo giao thông thông suốt và an toàn. Chủ sử dụng công trình thiết yếu phải chịu toàn bộ trách nhiệm và kinh phí khắc phục sự cố.
8. Trường hợp công trình thiết yếu xây dựng bên ngoài phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, nếu ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền có ý kiến chấp thuận.
9. Công trình thiết yếu được chấp thuận xây dựng và cấp phép thi công, phải di chuyển kịp thời theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền mà không được bồi thường, hỗ trợ di chuyển; chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng công trình thiết yếu chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan đến việc xây dựng, di chuyển công trình thiết yếu.
Căn cứ vào quy định nêu trên có thể thấy việc xây dựng đường, kết cấu hạ tầng cũng cần thực hiện theo quy định để đảm bảo cho đường đi vào sử dụng an toàn và chất lượng hơn. Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về mẫu đơn xin làm đường bê tông và hướng dẫn bạn đọc cách làm đơn, ngoài ra chúng tôi cung cấp một số thông tin pháp lý liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.