Có nhiều trường hợp chủ sở hữu đã nộp hồ sơ đang ký kinh doanh cho Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và đầu tư vì một số lý do khách quan nào đó mà muốn rút thì vần có Đơn xin rút lại hồ sơ đăng ký kinh doanh. Vậy Mẫu đơn này được lập như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin rút lại hồ sơ đăng ký kinh doanh là gì?
Đơn xin rút lại hồ sơ đăng ký kinh doanh là văn bản được cá nhân, tổ chức mà ở đây là chủ sở hữu công ty sắp được thành lập hoặc người đại diện theo pháp luật của công ty đã được thành lập sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền xem xét và chấp nhận cho tổ chức cá nhân làm đơn được rút lại hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Đơn xin rút lại hồ sơ đăng ký kinh doanh thể hiện mong muốn của cá nhân, tổ chức gửi tới cơ quan có thẩm quyền để xin rút lại hồ sơ đăng ký kinh doanh và là cơ sở để cơ quan nhận đơn xem xét về việc rút đơn.
2. Mẫu đơn xin rút lại hồ sơ đăng ký kinh doanh:
Phụ lục II-25
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 03 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
____________
TÊN DOANH NGHIỆP _______ Số: ……………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ________________________ …….., ngày …. tháng … năm ….. |
GIẤY ĐỀ NGHỊ
Dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố……………
Tôi là1 (ghi họ tên bằng chữ in hoa): ……
Loại giấy tờ pháp lý của cá nhân:
o Chứng minh nhân dân o Căn cước công dân
o Hộ chiếu o Loại khác (ghi rõ):…………
Số giấy tờ pháp lý của cá nhân: ……..
Ngày cấp: …./…./….Nơi cấp: ……………….. Ngày hết hạn (nếu có): …/…/…
Địa chỉ thường trú:
Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/tổ/xóm/ấp/thôn: ……..
Xã/Phường/Thị trấn: ……….
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ……
Tỉnh/Thành phố:………..
Quốc gia: …………..
Địa chỉ liên lạc:
Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/tổ/xóm/ấp/thôn: ………..
Xã/Phường/Thị trấn: ……
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: …….
Tỉnh/Thành phố:……..
Quốc gia: ………
Điện thoại (nếu có):………. Email (nếu có):….
Là người ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp đối với Hồ sơ có Giấy biên nhận số do Phòng Đăng ký kinh doanh……….. cấp ngày … /…/…. về việc đăng ký/
Tôi đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh…………… dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với Hồ sơ có Giấy biên nhận số …… nêu trên.
Lý do đề nghị: …
Tôi cam kết tôi là người có quyền và nghĩa vụ thực biện thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với Hồ sơ trên và chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc đề nghị dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp này.
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký và ghi họ tên)3
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin rút lại hồ sơ đăng ký kinh doanh chi tiết nhất hiện nay:
1 Trường hợp
2 Không ghi trong trrường hợp đề nghị dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài.
3 Người đã ký tại hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được đề nghị dừng thực hiện ký trực tiếp vào phần này.
Trường hợp Tòa án hoặc Trọng tài chỉ định người thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì người được chỉ định ký trực tiếp vào phần này.
4. Một số quy định đăng ký kinh doanh:
4.1. Các trường hợp cần rút hồ sơ (chuyển hồ sơ sang tình trạng “Bị từ chối”):
Doanh nghiệp có thể đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh cho phép rút hồ sơ (còn gọi là chuyển hồ sơ sang tình trạng “Bị từ chối”) trong một số trường hợp sau:
– Hồ sơ bị nộp nhầm loại hình đăng ký, các trường hợp nộp nhầm thường gặp là:
+ Nộp hồ sơ thay đổi thông tin về Tài khoản ngân hàng, hoặc Ngành nghề kinh doanh ( thuộc loại đăng ký “Thông báo thay đổi”) thì đã bị chọn nhầm và nộp hồ sơ loại “Thay đổi nội dung ĐKDN” hoặc loại đăng ký khác).
+ Nộp hồ sơ Giải thể trong khi chưa nộp Thông báo quyết định giải thể, ..
+ Kê khai các thông tin không đăng ký thay đổi ( VD: có nhu cầu thay đổi tài khoản ngân hàng, nhưng lại nhập thông tin vào Khối dữ liệu “Ngành nghề kinh doanh” hoặc “Cổ đông sáng lập” và lưu lại dữ liệu).
+ Có nguyện vọng xin rút hồ sơ vì các lí do nội bộ của doanh nghiệp.
Lưu ý: Doanh nghiệp thực hiện đề nghị rút hồ sơ bằng cách thao tác trên hồ sơ Đăng ký doanh nghiệp qua mạng đã nộp, không trực tiếp đến nộp đơn xin rút hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
-Điều kiện để thao tác nộp đơn xin rút hồ sơ
Người sử dụng có thể nộp đơn xin rút hồ sơ qua mạng khi hồ sơ đó ở tình trạng “Chờ sửa đổi/ bổ sung”.
4.2. Thao tác thực hiện tải lên đơn xin rút hồ sơ:
Các bước nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung trong trường hợp xin rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử
-Chủ doanh nghiệp cần lưu ý không tạo hồ sơ mới mà chỉ bổ sung, chỉnh sửa và nộp lại hồ sơ đang được yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Ngoài ra chủ doanh nghiệp cần sửa đổi khối thông tin và văn bản đính kèm theo hướng dẫn tại Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Bước 1:Nhập địa chỉ http://dangkyquamang.dkkd.gov.vn trên thanh trình duyệt Web
Bước 2: Đăng nhập tài khoản của doanh nghiệp.
Bước 3: Nhấn vào “Danh sách hồ sơ đăng ký”. Tại mục này, người sử dụng có thể nhìn thấy tình trạng xử lý bộ hồ sơ đã đăng ký
Bước 4: Nhấn “Xem”
– Tải tài liệu đính kèm: Đơn xin rút hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử. Đơn xin rút hồ sơ cần đạt các tiêu chí sau:
Được tạo trực tuyến hoặc được quét (scan) từ văn bản giấy
Thể hiện chính xác, toàn vẹn nội dung của văn bản giấy (đã được ký tên theo quy định)
Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên các loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy
Cách tải tài liệu đính kèm
Nhấn chọn vào tài liệu đính kèm và tiến hành tải tài liệu “Đơn xin rút hồ sơ” vào mục “Khác”.
Hệ thống chấp nhận cả 2 loại tài liệu đính kèm:
Tài liệu đính kèm thông thường được scan (có đủ chữ ký theo yêu cầu);
Tài liệu đính kèm có đầy đủ chữ ký số theo quy định dưới dạng bản điện tử.
Chuẩn bị hồ sơ
Sau khi tải đơn xin rút hồ sơ của hồ sơ, nhấn nút [Chuẩn bị]
Nhập “Chuỗi ký tự xác nhận” và nhấn nút [Xác nhận] để hoàn thành bước chuẩn bị hồ sơ.
4.3. Ký số/Xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử:
Việc chỉ định người ký số hoặc xác định hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được thực hiện tại bước kê khai thông tin trong bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo các bước hướng dẫn nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung trong trường hợp xin rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử
Để tiến hành ký số hoặc xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì cá nhân chịu trách nhiệm ký lên hồ sơ mở hồ sơ cần ký để tiến hành ký số/xác thực
Với trường hợp hồ sơ dùng chữ ký số công cộng, cá nhân chịu trách nhiệm ký lên hồ sơ thực hiện các bước sau:
Cắm USB token vào ổ cắm USB của máy tính;
Cá nhân chịu trách nhiệm ký lên hồ sơ xác nhận “Tôi xin cam đoan tính trung thực, chính xác và toàn vẹn của hồ sơ đăng ký và các tài liệu đính kèm”;
sau khi xác nhận thì máy tính sẽ tự động chạy chương trình để nhận dạng chữ ký số công cộng và người nộp hồ sơ/người đăng ký sẽ chọn chữ ký số công cộng dùng để ký lên hồ sơ;
Nhấn Ký số/Xác thực bằng Tài khoản ĐKKD sau đó nhập mã PIN;
Khi hệ thống thông báo việc ký số thành công, nhấn nút [Đóng].
Với trường hợp hồ sơ dùng Tài khoản đăng ký kinh doanh, cá nhân chịu trách nhiệm ký lên hồ sơ thực hiện các bước sau
cá nhân chịu trách nhiệm ký lên hồ sơ xác nhận “Tôi xin cam đoan tính trung thực, chính xác và toàn vẹn của hồ sơ đăng ký và các tài liệu đính kèm”à Phần tên đăng nhập đã được mặc định sẵn, người ký chỉ cần nhập mật khẩu của tài khoản thông thường đã tạo
Sau khi xác nhân hồ sơ đang trong quá trình ký có trạng thái “Đăng ký”, người nộp hồ sơ/người đăng ký có thể xem thông tin về tình trạng ký hồ sơ bằng cách chọn khối thông tin [Người ký/Xác nhận].
Nộp hồ sơ vào Phòng Đăng ký kinh doanh
Khi hồ sơ đã được nộp thành công, Hệ thống hiển thị 02 bản in trên tài khoản của người nộp hồ sơ/người đăng ký.
Bản Xem trước hồ sơ bao gồm các thông tin của hồ sơ đã nộp à Nhấn nút [Xem trước] à [Khởi tạo] để tạo bản in này.
Giấy biên nhận à Nhấn nút [In] để xem và in Giấy biên nhận.
Như vậy, Sau khi hồ sơ yêu cầu bổ sung đã được nộp trực tuyến thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ xem xét đơn xin rút hồ sơ để xử lý hồ sơ do doanh nghiệp nộp. Trong trường hợp hồ sơ đăng ký qua mạng hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ từ chối hồ sơ và doanh nghiệp tiếp tục thực hiện đăng ký hồ sơ qua mạng điện tử. Hồ sơ sẽ được chuyển sang tình trạng “Bị từ chối”. Như vậy có thể thấy quy trình xin rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được thực hiện rất nhanh chóng và tiện lợi. Chủ Doanh nghiệp không phải mất nhiều công sức để làm các thủ tục hành chính.