Khi tiến hành nghiệm thu rừng trồng thì cần lập thành biên bản nghiệm thu rừng trồng. Vậy mẫu biên bản nghiệm thu rừng trồng bao gồm những nội dung gì và khi soạn thảo ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản nghiệm thu rừng trồng là gì?
Mẫu biên bản nghiệm thu rừng trồng là mẫu biên bản được lập ra khi tiến hành nghiệm thu rừng trồng. Mẫu biên bản nghiệm thu rừng trông nêu rõ những thông tin về bên nghiệm thu, bên được giao rừng trồng, đối tượng nghiệm thu, thời gian nghiệm thu, hồ sơ nghiệm thu, nội dung nghiệm thu, kết luận của bên nghiệm thu.
Mẫu biên bản nghiệm thu rừng trồng là mẫu biên bản được dùng để ghi chép lại quá trình nghiệm thu rừng trồng. Mẫu biên bản nghiệm thu rừng trồng là cơ sở để bên nghiệm thu có những kết luận, đánh giá về tình hình sử dụng đất rừng trồng của bên được giao rừng trồng để từ đó có những biện pháp khắc phục những tồn tại và có phương hướng phát triển những điểm mạnh.
2. Mẫu biên bản nghiệm thu rừng trồng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
——————-
…., Ngày…. tháng …. năm ….
NGHIỆM THU RỪNG TRỒNG
– Căn cứ Thông tư …/……../TT-BNNPTNT Hướng dẫn một số nội dung quản lý công trình lâm sinh;
– Căn cứ Bản hợp đồng số:…/HĐ…- ……..;
Thành phần tham gia nghiệm thu gồm:
Bên nghiệm thu:
Người diện Ông/Bà:……………. Chức vụ: ……….(1)
Cơ quan:……(2)
Trụ sở chính:…(3)
Số điện thoại liên hệ:……(4)
Bên được giao rừng trồng:
Đại diện chủ hộ gia đình Ông/Bà:……(5)
CMND/CCCD số:………Ngày cấp:………. Nơi cấp:………(6)
HKTT:………(7)
Chỗ ở hiện nay:………(8)
Số điện thoại liên hệ:……(9)
Ngày…/…./….., các bên tiến hành nghiệm thu rừng trồng các nội dung sau:
1. Đối tượng nghiệm thu
Nghiệm thu rừng trồng
Tại địa điểm:……(10)
2. Thời gian nghiệm thu
Nghiệm thu rừng trồng được thực hiện sau khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh: (11)
Bắt đầu hồi….h, ngày….tháng …..năm…….
Kết thúc vào …h, ngày ……tháng…năm…….
3. Nội dung cụ thể: (12)
Hồ sơ nghiệm thu:
Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu.
Thiết kế, dự toán công trình lâm sinh được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Hợp đồng thực hiện công trình lâm sinh.
Báo cáo kết quả thực hiện công trình lâm sinh.
Biên bản nghiệm thu theo mẫu quy định tại Phụ lục IV Thông tư …./……/TT-BNNPTNT.
Tiến hành nghiệm thu:
– Nghiệm thu khối lượng, gồm: kiểm tra thực địa toàn bộ diện tích, xác định vị trí ranh giới, đối chiếu với bản đồ thiết kế, khoanh vẽ và xác định tỷ lệ thực hiện bằng đo đạc trực tiếp.
– Nghiệm thu chất lượng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật trồng rừng được quy định trong hợp đồng trồng rừng, cụ thể:
Đối với rừng trồng toàn diện: đo đếm toàn bộ diện tích hoặc đo đếm các chỉ tiêu trong ô tiêu chuẩn với diện tích là 100 m², được lập trên tuyến đại diện của lô rừng, số lượng ô tiêu chuẩn tối thiểu được quy định như sau:
Diện tích lô dưới 3 ha: 10 ô tiêu chuẩn.
Diện tích lô từ 3 đến dưới 5 ha: 15 ô tiêu chuẩn.
Diện tích lô từ 5 ha trở lên: 20 ô tiêu chuẩn.
Đối với rừng trồng theo băng: dùng phương pháp rút mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra tối thiểu 10% số băng trồng rừng trong lô; đo, đếm số lượng cây trên toàn bộ băng trồng. Trường hợp số băng trong lô nhỏ hơn 10 phải kiểm tra ít nhất 01 băng.
– Các nội dung khác:……
4. Kết luận:…(13)
Sau khi tiến kết thúc nghiệm thu các bên đi đến thống nhất và thực hiện việc ký tên xác nhận bên dưới.
Biên bản nghiệm thu này được lập thành…..bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ….bản./.
Bên nghiệm thu
(Ký và ghi rõ họ tên)
Chủ hộ gia đình
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên, chức vụ của người đại diện
(2): Điền tên cơ quan của người đại diện
(3): Điền trụ sở chính của người đại diện
(4): Điền số điện thoại liên hệ
(5): Điền tên đại diện của chủ hộ
(6): Điền số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp
(7): Điền hộ khẩu thường trú của bên được giao rừng trồng
(8): Điền chỗ ở hiện nay của bên được giao rừng trồng
(9): Điền số điện thoại liên hệ của người được giao rừng trồng
(10): Điền địa điểm nghiệm thu
(11): Điền thời gian nghiệm thu
(12): Điền nội dung cụ thể
(13): Điền kết luận
4. Quy định về nghiệm thu rừng trồng:
– Cơ sở pháp lý:Thông tư 15/2019/TT- BNNPTNT
4.1. Nghiệm thu trồng rừng:
được quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2019/TT- BNNPTNT như sau:
– Thời điểm nghiệm thu:
+ Nghiệm thu hạng mục: được tiến hành sau khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật;
+ Nghiệm thu hoàn thành: được thực hiện sau khi kết thúc giai đoạn đầu tư.
– Các chỉ tiêu nghiệm thu: thực hiện theo quy định tại Mục I Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
– Nghiệm thu khối lượng, gồm: kiểm tra thực địa toàn bộ diện tích, xác định vị trí ranh giới, đối chiếu với bản đồ thiết kế, khoanh vẽ và xác định tỷ lệ thực hiện bằng đo đạc trực tiếp.
– Nghiệm thu chất lượng: theo các tiêu chuẩn kỹ thuật trồng rừng quy định trong thiết kế kỹ thuật được duyệt, cụ thể:
+ Đối với rừng trồng tập trung thuần loài: lập ô tiêu chuẩn hình tròn có diện tích tối thiểu là 100 m2 trên tuyến đại diện của lô nghiệm thu, số lượng ô tiêu chuẩn tối thiểu được quy định như sau:
Diện tích lô dưới 3 ha: 10 ô tiêu chuẩn;
Diện tích lô từ 3 đến dưới 5 ha: 15 ô tiêu chuẩn;
Diện tích lô từ 5 ha trở lên: tối thiểu 20 ô tiêu chuẩn.
+ Đối với rừng trồng tập trung hỗn giao: lập ô tiêu chuẩn hình vuông có diện tích tối thiểu 500 m2 trên tuyến đại diện của lô nghiệm thu, số lượng ô tiêu chuẩn tối thiểu được quy định như sau:
Diện tích lô dưới 3 ha: 3 ô tiêu chuẩn;
Diện tích lô từ 3 đến dưới 5 ha: 5 ô tiêu chuẩn;
Diện tích lô từ 5 ha trở lên: 10 ô tiêu chuẩn.
+ Đối với rừng trồng hỗn giao theo băng: dùng phương pháp rút mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra tối thiểu 10% số băng trồng rừng trong lô; đếm số lượng cây trên toàn bộ băng trồng. Trường hợp số băng trong lô nhỏ hơn 10 phải kiểm tra ít nhất 01 băng;
+ Đối với rừng trồng hỗn giao theo đám: dùng phương pháp rút mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra tối thiểu 10% số đám trồng rừng cải tạo trong lô. Trường hợp đám trồng có diện tích dưới 1000 m2 tiến hành đếm số lượng cây trên toàn bộ đám trồng. Trường hợp diện tích đám trồng lớn hơn 1000 m2 lập ô tiêu chuẩn theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Trường hợp số đám trồng trong lô nhỏ hơn 10 phải kiểm tra ít nhất 01 đám.
Nghiệm thu rừng trồng được thực hiện theo từng thời gian khác nhau được pháp luật quy định như: nghiệm thu hạng mục; nghiệm thu hoàn thành, nghiệm thu khối lượng, nghiệm thu khối lượng. Theo đó, các chỉ tiêu nghiệm thu được quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư 15/2019/TT- BNNPTNT, tuỳ vào từng diện tích rừng thì sẽ có những tiêu chuẩn nghiệm thu khác nhau được quy định rõ trong Thông tư 15/2019/TT- BNNPTNT
4.2. Nghiệm thu cải tạo rừng tự nhiên:
Được quy định tại Điều 12 Thông tư 15/2019/TT- BNNPTNT như sau:
– Thời điểm nghiệm thu:
+ Nghiệm thu hạng mục: được tiến hành sau khi thực hiện biện pháp kỹ thuật;
+ Nghiệm thu hoàn thành: được thực hiện sau khi kết thúc giai đoạn đầu tư.
– Các chỉ tiêu nghiệm thu: thực hiện theo quy định tại Mục I Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
– Phương pháp tiến hành: thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 11 Thông tư này.
Thời điểm nghiệm thu trồng rừng tự nhiên được thực hiện theo : nghiệm thu hạng mục và nghiệm thu hoàn thành. Theo đó, nghiệm thu hạng mục được tiến hành sau khi thực hiện biện pháp kỹ thuật và sau đó là nghiệm thu hoàn thành được thực hiện sau khi kết thúc giai đoạn đầu tư. Kèm theo đó là các chỉ tiêu nghiệm thu, phương pháp nghiệm thu được quy định rõ trong Thông tư 15/2019/TT- BNNPTNT
4.3. Nghiệm thu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên:
Được quy định tại Điều 13 Thông tư 15/2019/TT- BNNPTNT như sau:
– Thời điểm nghiệm thu:
+ Nghiệm thu hạng mục: được tiến hành sau khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật;
+ Nghiệm thu hoàn thành: được thực hiện sau khi kết thúc giai đoạn đầu tư.
– Các chỉ tiêu nghiệm thu: thực hiện theo quy định tại Mục IV Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
– Phương pháp tiến hành:
+ Nghiệm thu khối lượng: thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư này;
+ Nghiệm thu chất lượng: theo các tiêu chuẩn kỹ thuật được quy định trong thiết kế kỹ thuật được duyệt, lập ô tiêu chuẩn để đánh giá các chỉ tiêu nghiệm thu, cụ thể:
Ô tiêu chuẩn có diện tích tối thiểu 1000 m2 trên tuyến đại diện của lô nghiệm thu, số lượng ô tiêu chuẩn tối thiểu được quy định như sau:
Diện tích lô dưới 3 ha: 1 ô tiêu chuẩn;
Diện tích lô từ 3 đến dưới 5 ha: 3 ô tiêu chuẩn;
Diện tích lô từ 5 ha trở lên: 5 ô tiêu chuẩn.
Như vậy, nghiệm thu khoanh nuôi xúc tiến tái tự nhiên được thực hiện bằng phương pháp nghiệm thu khối lượng và nghiệm thu chất lượng theo quy định của pháp luật. Theo đó, thời điểm nghiệm thu được tiến hành theo nghiệm thu hạng mục được tiến hành sau khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật và nghiệm thu hoàn thành: được thực hiện sau khi kết thúc giai đoạn đầu tư.
4.4 Nghiệm thu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung:
Được quy định tại Điều 14 Thông tư 15/2019/TT- BNNPTNT như sau:
– Thời điểm nghiệm thu:
+ Nghiệm thu hạng mục: được tiến hành sau khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật;
+ Nghiệm thu hoàn thành: được thực hiện sau khi kết thúc giai đoạn đầu tư.
– Các chỉ tiêu nghiệm thu: thực hiện theo quy định tại Mục V Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
– Phương pháp tiến hành:
+ Nghiệm thu khối lượng: thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư này;
+ Nghiệm thu chất lượng:
Đối với diện tích trồng rừng bổ sung thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư này;
Đối với diện tích không trồng rừng bổ sung thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 13 Thông tư này.
Như vậy, thời điểm nghiệm thu đối với nghiệm thu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung là nghiệm thu hạng mục được tiến hành sau khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật và nghiệm thu hoàn thành được thực hiện sau khi kết thúc giai đoạn đầu tư, cùng với đó là phương pháp nghiệm thu khối lượng và phương pháp nghiệm thu chất lượng cùng với các chỉ tiêu nghiệm thu theo quy định của pháp luật