Đối với nghiệm thu bê tông nhựa cũng vậy, đó là do chủ đầu tư hoặc chủ thể bất kỳ tiến hành để thẩm định, kiểm tra chất lượng của bê tông nhựa khi nhà thầu đã thực hiện xong. Nghiệm thu cần được lập thành biên bản để ghi chép lại quá trình nghiệm thu đó.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản nghiệm thu bê tông nhựa là gì?
Mẫu biên bản nghiệm thu bê tông nhựa là mẫu biên bản do chủ đầu tư hoặc chủ thể bất kỳ tiến hành để thẩm định, kiểm tra chất lượng của bê tông nhựa khi nhà thầu đã thực hiện xong.
Mẫu biên bản nghiệm thu bê tông nhựa là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc nghiệm thu bê tông nhựa, ghi nhận kết quả, tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng của công trình bê tông nhựa
2. Mẫu biên bản nghiệm thu bê tông nhựa:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
—————–
…., Ngày…. tháng …. năm ….
NGHIỆM THU BÊ TÔNG NHỰA
Căn cứ …………
Ngày…/…./….. các bên tiến hành nghiệm thu bê tông nhựa gồm các thành phần sau:
Bên nghiệm thu ( Chủ đầu tư)
Người đại diện Ông/Bà:……… Chức vụ:………
Nhà thầu…………..
Ông/Bà:……. Chức vụ:………
1. Đối tượng nghiệm thu
Bê tông nhựa
Tại địa điểm:……………
2. Thời gian nghiệm thu
Các bên tiến hành nghiệm thu vào thời gian:
Bắt đầu hồi….h, ngày….tháng …..năm…..
Kết thúc vào …h, ngày ……tháng…năm….
3. Nội dung nghiệm thu:
– Nghiệm thu bê tông nhựa có các yêu cầu về ( Cao độ, kích thước, bề mặt,…….):
– Các nội dung khác:………
4. Kết luận chung
Chấp nhận nghiệm thu hoặc không chấp nhận……
Yêu cầu sửa đổi, bổ sung hoặc sữa chữa ( nếu có )………
Sau khi tiến kết thúc nghiệm thu bê tông nhựa các bên đi đến thống nhất thực hiện việc ký tên xác nhận bên dưới.
Bên nghiệm thu Nhà thầu…….
( Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn làm biên bản:
– Ghi đầy đủ các nội dung trong biên bản về:
Bên nghiệm thu ( Chủ đầu tư )
Người đại diện Ông/Bà:……… Chức vụ:………
Nhà thầu…Ông/Bà:……. Chức vụ:………
+ Đối tượng nghiệm thu: Bê tông nhựa
Tại địa điểm:……………
+ Thời gian nghiệm thu
Các bên tiến hành nghiệm thu vào thời gian:
Bắt đầu hồi….h, ngày….tháng …..năm…..
Kết thúc vào …h, ngày ……tháng…năm….
+ Nội dung nghiệm thu:
– Nghiệm thu bê tông nhựa có các yêu cầu về ( Cao độ, kích thước, bề mặt,…….):
– Các nội dung khác:………
+ Kết luận chung ( Chấp nhận nghiệm thu hoặc không chấp nhận)
4. Thông tin liên quan:
Nghiệm thu công việc xây dựng:
– Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được lập cho từng công việc xây dựng hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công, bao gồm các nội dung:
+ Tên công việc được nghiệm thu;
+ Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
+ Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
+ Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác, nếu có)
+ Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu
+ Phụ lục kèm theo (nếu có).
– Thành phần ký biên bản nghiệm thu:
+ Người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư
+ Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng hoặc của tổng thầu, nhà thầu chính
+ Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu phụ đối với trường hợp có tổng thầu, nhà thầu chính.
– Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng EPC:
+ Người giám sát thi công xây dựng của tổng thầu EPC hoặc người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư đối với phần việc do mình giám sát theo quy định của hợp đồng;
+ Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của tổng thầu EPC.
Trường hợp tổng thầu EPC thuê nhà thầu phụ thì người phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC và người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu phụ ký biên bản nghiệm thu;
+ Đại diện chủ đầu tư theo thỏa thuận với tổng thầu (nếu có).
– Trường hợp nhà thầu là liên danh thì người phụ trách trực tiếp thi công của từng thành viên trong liên danh ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng do mình thực hiện.
Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng:
– Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng bao gồm các nội dung:
+ Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu;
+ Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
+ Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
+ Đánh giá về chất lượng của hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành so với nhiệm vụ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của
+ Đánh giá về việc thực hiện các yêu cầu của cơ quan phòng cháy chữa cháy, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, cơ quan chuyên môn về xây dựng và các yêu cầu khác của pháp luật có liên quan;
+ Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có);
+ Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu; Phụ lục kèm theo (nếu có).
– Thành phần ký biên bản nghiệm thu:
+ Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền;
+ Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng;
+ Người đại diện theo pháp luật của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu; trường hợp nhà thầu là liên danh phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật của từng thành viên trong liên danh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; Người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệm thiết kế của nhà thầu thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư; Người đại diện theo pháp luật của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án hoặc người được ủy quyền trong trường hợp thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định:
– Kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng:
+ Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày khởi công công trình, chủ đầu tư phải báo cáo thông tin công trình bằng văn bản theo Mẫu số 01 Phụ lục V Thông tư này đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại Khoản 2 Điều 32
+ Cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện kiểm tra từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình không quá 03 lần đối với công trình cấp đặc biệt và công trình cấp I, không quá 02 lần đối với các công trình còn lại, trừ trường hợp công trình có sự cố về chất lượng trong quá trình thi công xây dựng hoặc trong trường hợp chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu theo quy định tại Khoản 3 Điều 31 Nghị định 46/2015/NĐ-CP. Căn cứ vào loại và cấp của từng công trình, cơ quan chuyên môn về xây dựng quyết định thời điểm tổ chức kiểm tra khi công trình kết thúc các giai đoạn thi công quan trọng.
+ Kết thúc đợt kiểm tra, cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả kiểm tra bằng văn bản gửi chủ đầu tư.
+ Kiểm tra công tác nghiệm thu khi hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng:Chủ đầu tư gửi văn bản theo Mẫu số 02 Phụ lục V Thông tư này đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 32 Nghị định 46/2015/NĐ-CP; Cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức kiểm tra theo các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 32 Nghị định 46/2015/NĐ-CP và thông báo kết quả kiểm tra bằng văn bản gửi chủ đầu tư; Sau khi nhận được thông báo của cơ quan chuyên môn về xây dựng, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, rà soát và tổ chức khắc phục các tồn tại (nếu có), tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định; gửi biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng và báo cáo về việc khắc phục các tồn tại (nếu có) đến cơ quan chuyên môn về xây dựng;
Căn cứ vào biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng và báo cáo về việc khắc phục các tồn tại (nếu có) của chủ đầu tư nêu tại Điểm c Khoản này, cơ quan chuyên môn về xây dựng ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư.
– Trường hợp chủ đầu tư đề xuất tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng khi còn một số công việc hoàn thiện cần được thực hiện sau thì chủ đầu tư được tổ chức nghiệm thu đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng theo quy định
Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp tục tổ chức thi công và nghiệm thu đối với các công việc còn lại theo thiết kế được duyệt; quá trình thi công phải đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến việc khai thác, vận hành bình thường của hạng mục công trình, công trình xây dựng đã được chấp thuận kết quả nghiệm thu.
– Cơ quan chuyên môn về xây dựng không thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với các công trình đã được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu.
– Việc kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng không thay thế, không làm giảm trách nhiệm của chủ đầu tư về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và trách nhiệm của các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng về chất lượng công trình xây dựng đối với phần việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo những nội dung đã nêu ở trên thì việc nghiệm thu công trình nói chung và nghiệm thu nhựa bê tông nói riêng đã được pháp luật quy định, Bộ xây dựng cũng quy định rõ từng hạng mục công trình phải nghiệm thu, và việc nghiệm thu phải được lập thành biên bản. Trên đây là bài viết của chúng tôi về Biên bản nghiệm thu bê tông nhựa, hướng dẫn làm biên bản và các thông tin liên quan khác.