Hiện nay, ngành y tế đang có rất nhiều các sai phạm trong việc quản lý, sử dụng quỹ BHYT, mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư y tế và đấu thầu thuốc chữa bệnh. Vậy nhà nước ta xử lý những sai phạm đó như thế nào? Và cụ thể những vi phạm đó bao gồm những gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản về vi phạm hành chính trong y tế là gì?
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế là những hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 117/2020/NĐ-CP, bao gồm:
a) Vi phạm các quy định về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS;
b) Vi phạm các quy định về khám bệnh, chữa bệnh;
c) Vi phạm các quy định về dược, mỹ phẩm;
d) Vi phạm các quy định về trang thiết bị y tế;
đ) Vi phạm các quy định về bảo hiểm y tế;
e) Vi phạm các quy định về dân số.
Mẫu biên bản về vi phạm hành chính trong y tế là mẫu biên bản được lập ra khi có sự vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực y tế. Mẫu biên bản nêu rõ thông tin người lập biên bản, người chứng kiến, người bị lập biên bản vi phạm, nội dung vi phạm, hình thức xử phạt…
Mẫu biên bản về vi phạm hành chính trong y tế được lập ra để ghi chép lại nội dung việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực ý tế.
2. Mẫu biên bản về vi phạm hành chính trong y tế mới nhất:
TÊN CƠ QUAN
——-
Số: …
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
.., ngày … tháng … năm …
BIÊN BẢN VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG Y TẾ
Hôm nay, hồi … giờ, ngày … tháng … năm ….
Chúng tôi gồm:
Họ và tên: …, chức vụ: …
Đơn vị công tác: …
Họ và tên: …, chức vụ: …
Đơn vị công tác: …
Có sự chứng kiến của ông (bà):
Họ và tên: …
Nơi đăng ký nhân khẩu thường trú (địa chỉ, hoặc đơn vị công tác): …
Dân tộc (quốc tịch): …
Chứng minh thư nhân dân số (hoặc hộ chiếu): …
Cấp ngày … nơi cấp: ….
Họ và tên: …
Nơi đăng ký nhân khẩu thường trú (địa chỉ, hoặc vị công tác): …
Dân tộc (quốc tịch): …
Chứng minh thư nhân dân số (hoặc hộ chiếu): …
Cấp ngày: …., nơi cấp: …
Ngồi tại: …
Tiến hành lập biên bản về vi phạm hành chính:
Họ và tên người (hoặc đại diện tổ chức có vi phạm hành chính): …
Tuổi: …
Nơi đăng ký thường trú (địa chỉ, hoặc đơn vị công tác): …
Dân tộc (quốc tịch): …
Chứng minh thư nhân dân số (hoặc hộ chiếu): …
Cấp ngày: … nơi cấp: …
Nội dung vi phạm: …
Lời khai của người vi phạm (hoặc đại diện tổ chức vi phạm): …
Lời khai của người làm chứng, người hoặc tổ chức bị hại (nếu có): …
Căn cứ vào điều … của bản quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế ban hành theo …, chúng tôi đã:
Tạm giữ: …
Chuyển về: …
Để cấp có thẩm quyền giải quyết.
Ngoài những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã tạm giữ kể trên, chúng tôi không thu giữ thứ gì khác.
Biên bản được lập thành hai bản, giao cho đương sự một bản và đọc lại cho mọi người có tên trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên.
Cá nhân hoặc đại diện tổ chức vi phạm
(Ký tên)
Người làm chứng
(Ký tên)
Người lập biên bản
(Ký tên)
Cá nhân hoặc tổ chức bị hại
(Ký tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản về vi phạm hành chính trong y tế mới nhất:
-Ghi tên cơ quan nơi lập biên bản;
-Ghi rõ biên bản được lập vào lúc mấy giờ ngày tháng năm nào;
-Ghi rõ thông tin của các bên lập biên bản và người chứng kiến: Họ và tên, đơn vị công tác, CMND/CCCD ngày tháng năm cấp, nơi cấp, dân tộc, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;
4. Một số quy định về vi phạm hành chính trong y tế:
4.1. Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế được quy định tại
Điều 5.Vi phạm quy định về thông tin, giáo dục truyền thông trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi không tổ chức định kỳ hằng năm việc truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho người lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động dưới 50 người;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 50 người đến dưới 100 người;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 100 người đến dưới 300 người;
d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 300 người đến dưới 500 người;
đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 500 người đến dưới 1.000 người;
e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 1.000 người đến dưới 1.500 người;
g) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 1.500 người đến dưới 2.500 người;
h) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 2.500 người trở lên.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp hoặc đưa tin sai về số liệu, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm so với số liệu, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế đã công bố;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về thời điểm, thời lượng, vị trí đăng tải thông tin về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện việc thu tiền không đúng quy định đối với chương trình thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm trên phương tiện thông tin đại chúng, trừ trường hợp có hợp đồng riêng với chương trình, dự án hoặc do tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tài trợ.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm để kích động, gây phương hại đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, truyền thống văn hóa dân tộc, đạo đức xã hội.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin sai sự thật trên phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn liên tục trong 03 ngày đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.
Vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền như sau:
-Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không khai báo khi phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
-Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+Che giấu hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
+Không thực hiện việc xét nghiệm phát hiện bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Vi phạm quy định về an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm được quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
-Không bảo đảm điều kiện an toàn sinh học sau khi được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 1;
-Thực hiện việc xét nghiệm vượt quá phạm vi chuyên môn quy định trong giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học;
-Không xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế tự kiểm tra an toàn sinh học;
-Không tuân thủ quy định về quy trình, kỹ thuật xét nghiệm, thu thập, vận chuyển, bảo quản, lưu giữ, sử dụng, nghiên cứu, trao đổi hoặc tiêu hủy mẫu bệnh phẩm liên quan đến tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C;
-Không có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với loại hình xét nghiệm hoặc không có giấy xác nhận đã qua tập huấn về an toàn sinh học đối với người phụ trách và nhân viên của phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 1.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
-Không bảo đảm điều kiện an toàn sinh học sau khi được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 2;
-Không xây dựng kế hoạch phòng ngừa, xử lý sự cố an toàn sinh học sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học;
-Không đào tạo, tập huấn cho nhân viên của cơ sở xét nghiệm về các biện pháp khắc phục sự cố an toàn sinh học;
-Không trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân cho người làm việc trong phòng xét nghiệm an toàn sinh học;
-Không có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với loại hình xét nghiệm hoặc không có giấy xác nhận đã qua tập huấn về an toàn sinh học từ cấp 2 trở lên đối với người phụ trách và nhân viên của phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
-Thực hiện việc xét nghiệm phát hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và nhóm C khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học;
-Không tuân thủ quy định về quy trình, kỹ thuật xét nghiệm, thu thập, vận chuyển, bảo quản, lưu giữ, sử dụng, nghiên cứu, trao đổi và tiêu hủy mẫu bệnh phẩm liên quan đến tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B;
-Không có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với loại hình xét nghiệm hoặc không có giấy xác nhận đã qua tập huấn về an toàn sinh học từ cấp 3, cấp 4 trở lên đối với người phụ trách và nhân viên của phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3, cấp 4.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
-Không bảo đảm điều kiện an toàn sinh học sau khi được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 3 hoặc cấp 4;
-Thực hiện việc xét nghiệm phát hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học;
-Không tuân thủ quy định về quy trình, kỹ thuật xét nghiệm, thu thập, vận chuyển, bảo quản, lưu giữ, sử dụng, nghiên cứu, trao đổi và tiêu hủy mẫu bệnh phẩm liên quan đến tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
-Không tổ chức diễn tập khắc phục sự cố an toàn sinh học định kỳ hằng năm đối với phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3, cấp 4;
-Không báo cáo Sở Y tế sự cố an toàn sinh học ở mức độ nghiêm trọng và các biện pháp đã áp dụng để xử lý, khắc phục sự cố;
-Thực hiện xét nghiệm khi chưa có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học phù hợp hoặc giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học đã hết hiệu lực.
Từ những quy định trên cho thấy một điều rằng pháp luật nước ta rất chú trọng ngành y tế, vì đây là ngành bảo vệ sức khỏe tính mạng của người dân. Nhưng chính vì ngành được coi trọng nên việc xử lý vi phạm hành chính cũng được xử lý rất chặt chẽ.