Tổ chức quốc tế liên chính phủ là thực thể liên kết các quốc gia và các chủ thể khác hình thành trên cơ sở điều ước quốc tế và có quyền năng chủ thể của luật quốc tế.
Theo khoản 1 Điều 38 Quy chế
“
a. Các điều ước quốc tế, chung hoặc riêng, đã quy định về những nguyên tắc được các bên đang tranh chấp thừa nhận;
b. Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận như những quy phạm pháp luật;
c. Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận
d. Với những điều kiện nêu ở điều 59, các án lệ và các học thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật quốc tế của các quốc gia khác nhau được coi là phương tiện để xác định các qui phạm pháp luật“.
Quy định này ngày càng không đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn quốc tế. Bởi lẽ nội dung tương tự Điều 38 trên đã được hình thành sau đó phù hợp hơn. Khi Tòa án quốc tế được thành lập, nhiều nội dung của Quy chế pháp viện thường trực đã được chuyển tải vảo Quy chế của Tòa là các nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ. Trong đó gồm có các nghị quyết có tính quy phạm và các nghị quyết có tính khuyến nghị.
– Nghị quyết có tính quy phạm: Là nghị quyết có tính bắt buộc đối với các thành viên. Thường liên quan đến cơ cấu tổ chức, hoạt động, nghĩa vụ đóng góp tài chính của các quốc gia thành viên. Những quy định có tính bắt buộc được đề cập đến trong chính quy chế của mọi tổ chức quốc tế.
Như vậy, nó là nguồn của luật quốc tế, nhưng không phải là nguồn của luật quốc tế chung mà là của luật tổ chức quốc tế. Có giá trị bắt buộc đối với từng tổ chức quốc tế, cơ quan và thành viên của nó.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Nghị quyết mang tính khuyến nghị: Các nghị quyết khuyến nghị của Đại hội đồng Liên hợp quốc và tổ chức quốc tế khác nhau là văn kiện quốc tế, trong đó có các định hướng, chủ trương, biện pháp giải quyết từng vấn đề nhất định mang tính thời sự của đời sống quốc tế hoặc tuyên bố về nguyên tắc giải quyết vấn đề nào đó. Tự bản thân các nghị quyết này chỉ mang tính khuyến nghị mà không sinh ra quy phạm pháp lý, không có hiệu lực pháp lý bắt buộc các quốc gia phải tuân theo. Tuy nhiên, nhiều nghị quyết của Đại hội đồng liên hợp quốc giữ vai trò quan trọng trong hình thành và phát triền của Luật quốc tế đồng thời được công nhận là phương tiện bổ trợ để xác định quy phạm luật quốc tế.
Các nghị quyết hình thành ngày càng nhiều và có vai trò quan trọng trong việc làm cơ sở viện dẫn, hình thành, áp dụng, giải thích, làm sáng tỏ các quy phạm pháp luật quốc tế. Do đó, nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ được coi là nguồn bổ trợ của Luật quốc tế.