Nội dung lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư? Trình tự lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư?
Đấu thầu được hiểu là việc thông qua mời thầu để chọn ra nhà đầu tư và nhà thầu phù hợp cho quá trình thực hiện dự án, công trình cụ thể. Để thực hiện được điều đó thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật về trình tự thủ tục đấu thầu. Trong các trường hợp lựa chọn nhà đầu tư hì không thể thiếu thủ tục đó là thực hiện theo trình tự và nội dung lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư. Vậy bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ tư vấn về trình tự và nội dung lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý:
Nghị định Số: 25/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một sô điều của
Luật sư
1. Nội dung lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư
Theo quy định tại điều 25. Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư Nghị định Số: 25/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một sô điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư quy định:
1. Tên dự án.
2. Tổng mức đầu tư, tổng vốn đầu tư đối với dự án PPP; sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án, chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất dự kiến đối với dự án đầu tư có sử dụng đất.
3. Sơ bộ phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP, cơ chế tài chính để hỗ trợ việc thực hiện dự án (nếu có).
4. Hình thức và phương thức lựa chọn nhà đầu tư:
a) Xác định rõ hình thức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại các Điều 20, 22 và 26 của Luật Đấu thầu, các Điều 9 và 10 Nghị định này;
b) Xác định rõ phương thức lựa chọn nhà đầu tư là một giai đoạn một túi hồ sơ hoặc một giai đoạn hai túi hồ sơ theo quy định tại Điều 28 hoặc Điều 29 của Luật Đấu thầu.
5. Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà đầu tư:
Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà đầu tư được tính từ khi phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, được ghi rõ theo tháng hoặc quý trong năm.
6. Loại hợp đồng:
a) Đối với dự án PPP, xác định rõ loại hợp đồng theo quy định tại Điều 68 của Luật Đấu thầu và pháp luật về đầu tư PPP;
b) Đối với dự án đầu tư có sử dụng đất, xác định rõ loại hợp đồng là hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất.
7. Thời gian thực hiện hợp đồng:
Thời gian thực hiện hợp đồng là số năm hoặc tháng tính từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực đến thời điểm các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng.
Như vậy thông qua quy định nêu như trên chúng ta thấy pháp luật quy định tất cả có 07 nội dung chính, cụ thể về tên dự án có thể hiểu đó là một dự án thông qua cái tên gọi của dụ án đó thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu, phù hợp với nội dung nêu trong dự án, dự toán mua sắm và nếu dự án cụ thể có nhiều phần riêng biệt, trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần nêu tên thể hiện nội dung cơ bản của từng phần theo quy đinh.
Ngoài ra về mức đầu tư thì tuân thủ theo quy định của pháp luât, hình thức và phương thức lựa chọn nhà đầu tư trên thực tế đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ hình thức và phương thức lựa chọn nhà đầu tư trong thực hiện dự án lựa chọn nhà thầu trong nước hay quốc tế. Nếu là nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải thực hiện những thủ tục theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Nội dung về thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà đầu tư được quy định và hướng dẫn cụ thể tại điều 8. Thời gian và chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án PPP nhóm C Nghị định Số: 25/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một sô điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư, theo đó thời gian chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển tối thiểu là 10 ngày và thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 30 ngày, theo đó nhà đầu tư phải nộp hồ sơ trước thời điểm đóng thầu, sau thời điểm đóng thầu thì hồ sơ xem như không có giá trị.
Về loại hợp đồng có thể hiểu là thực hiện theo kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư cần phải xác định rõ loại hợp đồng là hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh hay hợp đồng theo thời gian để làm căn cứ lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và ký kết hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Cuối cùng đó là nội dung về thời gian thực hiện hợp đồng, như trên đã nêu cụ thể mà theo đó các nhà đầu tư phải thực hiện theo hợp đồng.
2. Trình tự lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư
Như chúng ta đã biết thì việc lựa chọn nhà đầu tư là quá trình đấu thầu hoặc chỉ định thầu để xác định nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm và có đề xuất về mặt kỹ thuật, về mặt tài chính là khả thi và hiệu quả nhất để thực hiện đầu tư dự án có sử dụng đất. Căn cứ theo quy định của nghị định Số: 30/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thì so sánh với quy định ở nghị định mới ban hành tức là tại quy định của Nghị định Số: 25/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một sô điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư đã được thay thế và có phần tiến bộ hơn khi chia ra về quy định như sau:
” Điều 24. Lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư
1. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư:
a) Đối với dự án PPP:
– Quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi (hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án ứng dụng công nghệ cao);
– Quyết định phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BT hoặc dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức đấu thầu trên cơ sở thiết kế và dự toán;
– Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi (nếu có);
– Kết quả sơ tuyển (nếu có);
– Các văn bản có liên quan (nếu có).
b) Đối với dự án đầu tư có sử dụng đất:
– Quyết định phê duyệt danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất (trừ dự án thuộc trường hợp quy định tại Điều 26 của Luật Đấu thầu hoặc khoản 3 Điều 10 Nghị định này);
– Quyết định phê duyệt áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi;
– Các văn bản có liên quan (nếu có).
2. Trên cơ sở các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, bên mời thầu lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư trình người có thẩm quyền, đồng thời gửi đơn vị thẩm định.
3. Hồ sơ trình duyệt bao gồm:
a) Văn bản trình duyệt, trong đó nêu tóm tắt về quá trình thực hiện và các nội dung kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại Điều 25 Nghị định này;
b) Bảng theo dõi tiến độ các hoạt động trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại khoản 10 Điều 6 và điểm h khoản 1 Điều 8 Nghị định này;
c) Tài liệu kèm theo, trong đó bao gồm các bản chụp làm căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này.
Thông qua quy định như trên có thể thấy pháp luật đã quy định, nếu như nghị định nghị định Số: 30/2015/NĐ-CP quy định về việc lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển gộp chung cùng một quy định thì tại nghị định Số: 25/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một sô điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư đã có hướng dẫn chi tiết hơn về hồ sơ và trình tự lựa chọn nhà đầu tư, tại nghị định số: 25/2020/NĐ-CP đã hướng dẫn về hồ sơ, căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án cụ thể.
Như vậy có thể thấy tại quy định đưa ra như trên rút ra được nhận định về vấn đề này đó là, với mục đích để hài hòa với quy định của pháp luật về đầu tư, Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28/2/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư đã quy định việc lồng ghép công bố danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất với đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư thay cho quá trình sơ tuyển được quy định tại
Kết luận: từ những nội dung chúng tôi phân tích như trên thì để có thể thực hiện tiến hành việc lựa chọn nhà đầu tư đạt hiệu quả cao nhất đầu tiên cần thực hiện đúng quy định của pháp luật về trình tự và thủ tục đầu tư như chúng tôi đã nêu như trên, bên cạnh đó cần tiến hành hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát, theo dõi nhà đầu tư trong quá trình lựa chọn. Đây là quá trình nhà thầu tiến hành giám sát, kiểm tra, theo dõi từ đó lựa chọn ra nhà đầu tư đem lại hiệu quả nhất, thông qua hoạt động này nhà thầu phát hiện ra những nhà đầu tư không đủ điều kiện đồng thời tìm ra nhà đầu tư có tiềm năng, phù hợp với điều kiện đặt ra cho gói thầu của mình.
Trên đây là nội dung chúng tôi cung cấp để tư vấn về trình tự và nội dung lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiên hành.