Khi quyền lợi của người lao động bị xâm hại bởi một quyết định hoặc hành vi của người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức thì người lao động có quyền khiếu nại đến nơi đã ra quyết định về hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội. Vậy mẫu đơn khiếu nại là gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn khiếu nại bảo hiểm xã hội là gì?
Mẫu đơn khiếu nại bảo hiểm xã hội là mẫu đơn với các thông tin và nội dung khiếu nại về bảo hiểm xã hội trong các trường hợp khác nhau.
Mẫu đơn khiếu nại bảo hiểm xã hội là mẫu đơn để khiếu nại nại bảo hiểm xã hội với cơ quan có thẩm quyền xem xét đòi lại lợi ích cho người lao động
2. Mẫu đơn khiếu nại bảo hiểm xã hội:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN KHIẾU NẠI
(Về việc…………………..)
Kính gửi:……………(Tên cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết)
Tên tôi là:……………… sinh ngày……….tháng……….năm……………
Thường trú tại:……………..
Số CMND……………………
Ngày và nơi cấp:……………
Hiện đang (làm gì, ở đâu): …………
Khiếu nại về hành vi hành chính của: …………………….. (Ghi tên người bị khiếu nại)
Giải trình vụ việc cần khiếu nại:
– Nêu tóm tắt sự việc xảy ra, ngắn gọn, đủ tình tiết.
Yêu cầu giải quyết khiếu nại:
– Đề nghị thẩm tra, xác minh (có thể giới thiệu tài liệu, chứng cứ, người biết việc làm chứng…)
– Giải quyết lại theo đúng chính sách pháp luật, đúng quyền lợi hợp pháp.
Tôi xin cam đoan về nội dung khiếu nại trên là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về nội dung đã khiếu nại.
Mong quý cơ quan sớm xét và giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho ……
………………
Xin chân thành cảm ơn quý cơ quan.
….., ngày…. tháng… năm….
Người làm đơn
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn làm đơn:
– Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
– Họ tên của người khiếu nại.
– Nếu là đại diện khiếu nại cho cơ quan, tổ chức thì ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức mà mình đại diện.
– Nếu là người được ủy quyền khiếu nại thì ghi rõ theo ủy quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.
– Nội dung này do cơ quan giải quyết khiếu nại ghi.
– Khiếu nại lần đầu (hoặc lần 2) đối với quyết định, hành vi hành chính của ai?
– Nội dung khiếu nại
– Ghi tóm tắt sự việc đến khiếu nại;
– Yêu cầu (đề nghị) của người khiếu nại (nếu có);
4. Thủ tục khiếu nại Bảo hiểm xã hội:
Căn cứ Theo quy định tại Điều 118
“1. Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Người sử dụng lao động có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”
– Căn cứ vào quy định trên có thể thấy:
+ Người sử dụng lao động, thủ trưởng tổ chức bảo hiểm xã hội các cấp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội của mình bị khiếu nại. Điều đó cũng có nghĩa rằng, khi người lao động thấy quyết định hành chính hay hành vi hành chính của người sử dụng lao động trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì yêu cầu người sử dụng lao động giải quyết đơn khiếu nại của mình. Vì sao nhà làm luật lại quy định người lao động khiếu nại lên người sử dụng lao động đầu tiên. Bởi vì người sử dụng lao động là người hiểu người lao động nhất, hiểu được người lao động có vi phạm hay không, vi phạm ở đâu, từ đó mới đưa ra các quyết định, hành vi xử phạt. Chính vì vậy, khi giải quyết đơn khiếu nại thì người sử dụng lao động có thể dễ dàng giải thích cho người lao động tại sao họ lại ra quyết định như vậy.
+ Trong trường hợp cơ quan, người có quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội bị khiếu nại không còn tồn tại thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện có trách nhiệm giải quyết (Điểm a Khoản 2 Điều 119 Luật Bảo hiểm Xã hội 2014).
+ Đối với trường hợp người lao động đã nộp đơn cho người sử dụng lao động nhưng người lao động cảm thấy không hài lòng về việc giải quyết vụ việc của người sử dụng lao động hoặc trường hợp người lao động nộp đơn tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện mà cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện giải quyết không thỏa đáng thì người lao động có thể nộp tiếp đơn khiếu nại lên Sở Lao động Thương binh và Xã hội để yêu cầu giải quyết về bảo hiểm xã hội hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân (khoản 3 Điều 119 Luật Bảo hiểm Xã hội 2014).
+ Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì người lao động có quyền khởi kiện tại Tòa án nơi doanh nghiệp đặt trụ sở giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho mình.
+ Trong những năm gần đây, việc khiếu nại về lĩnh vực bảo hiểm diễn ra ngày càng nhiều, điều đó cũng có nghĩa rằng, người lao động đang đấu tranh đòi lại quyền lợi của mình khi quyền và lợi ích của họ có dấu hiệu bị xâm phạm. Vậy, khiếu nại như thế nào để vừa đòi được quyền lợi của mình mà vẫn đúng theo quy định của pháp luật, sau đây chúng tôi xin được phân tích trình tự, thủ tục tiến hành khiếu nại về bảo hiểm xã hội như sau:
+ Căn cứ theo Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội 2014quy định về trình tự giải quyết khiếu nại về bảo hiểm xã hội, theo đó nếu việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi hành chính về bảo hiểm xã hội sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Đối với các đơn khiếu nại về quyết định hành chính, hành vi hành chính bảo hiểm xã hội không thuộc trường hợp được giải quyết theo pháp luật về khiếu nại thì có quyền lựa chọn một trong hai hình thức: khiếu nại lần đầu đến cơ quan, người đã ra quyết định hoặc người có hành vi vi phạm hoặc khởi kiện ra Tòa án.
– Thủ tục tiến hành như sau:
+ Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính theo pháp luật về khiếu nại:
Để có thể xác định được trình tự, thủ tục giải quyết bảo hiểm xã hội thì trước tiên ta phải hiểu được thuật ngữ quyết định hành chính và hành vi hành chính. Theo đó, quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính.
Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
Theo Khoản 1 Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì việc giải quyết khiếu nại về quyết định hành chính, hành vi hành chính sẽ thực hiện theo
Như vậy, sau khi đã nhận được hồ sơ hợp lệ từ phía người yêu cầu giải quyết khiếu nại thì cơ quan giải quyết khiếu nại vụ việc này phải ra quyết định thụ lý giải quyết hay không giải quyết vụ việc. Đối với trường hợp thụ lý giải quyết khiếu nại thì thời hạn giải quyết thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu cũng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng cũng không được quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn. Đối với vùng sâu, vùng xa điều kiện đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết không quá 45 ngày và không quá 60 ngày đối với vụ việc phức tạp kể từ ngày cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thụ lý vụ việc. Trường hợp không thụ lý vụ án thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
+ Trong thời hạn giải quyết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thực hiện việc xác minh nội dung khiếu nại, tổ chức đối thoại. Kết quả của đối thoại là việc ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.
+ Giải quyết khiếu nại lần 2 được áp dụng trong trường hợp người có yêu cầu giải quyết khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần 1 hoặc sau 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền không giải quyết khiếu nại thì người có quyền yêu cầu nộp đơn khiếu nại lần 2 lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu giải quyết.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về mẫu đơn khiếu nại bảo hiểm xã hội, hướng dẫn viết đơn và các thông tin về thủ tục khiếu nại bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật hiện hành.