Khi muốn xin cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài thì chủ thể là người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài phải làm đơn đề nghị xin cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo:
- 4 4. Quy định về cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện:
1. Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài là gì?
Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện doanh nghiệp là mẫu đơn được xác lập người đại diện của công ty phát hiện thấy Giấy phép cũ đã mục nát hoặc Văn phòng đại diện có những thay đổi về tên gọi hoặc những nội dung ghi trên giấy phép thành lập văn phòng đại diện, khi đó mẫu đơn này được lập ra kèm theo hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh để được cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài.
Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài được dùng để gửi lên cơ quan có thẩm quyền với mong muốn cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài khi trong quá trình bảo quản xảy ra rách nát không thể sử dụng được nữa hoặc có những thay đổi ghi nhận trong nội dung giấy phép thành lập văn phòng đại diện. Từ đó, mẫu đơn này đi kèm với hồ sơ với mục đích đề nghị về việc cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Địa điểm, ngày… tháng… năm…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VĂN PHÒNG
ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP QUẢNG CÁO NƯỚC NGOÀI
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố………..(1)
Tên doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài: (ghi bằng chữ in hoa, tên trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh):………(2)
Tên doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài viết tắt (nếu có):……(3)
Địa chỉ trụ sở chính: (địa chỉ trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh):…(4)
Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh số:…..(5)
Do………. cấp ngày….. tháng…… năm……. tại………
Lĩnh vực hoạt động chính:……….(6)
Vốn điều lệ……….(7)
Số tài khoản:………. tại Ngân hàng:…..(8)
Điện thoại:…………. Fax:…….(9)
Email:……………… Website: (nếu có)………………(10)
Đại diện theo pháp luật: (đại diện có thẩm quyền)
Họ và tên:……..(11)
Chức vụ:…………(12)
Quốc tịch:…….(13)
Tên Văn phòng đại diện: (ghi theo tên trên Giấy phép thành lập)…………(14)
Tên viết tắt: (nếu có)………….(15)
Tên giao dịch bằng tiếng Anh:……..(16)
Địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện: (ghi rõ số nhà, đường/phố, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố)……….(17)
Giấy phép thành lập số:………..(18)
Do………… cấp ngày….. tháng…… năm……. tại…………
Số tài khoản ngoại tệ:…………. tại Ngân hàng:……(19)
Số tài khoản tiền Việt Nam:……….. tại Ngân hàng:……(20)
Điện thoại:………….. Fax:……..(21)
Email:…………… Website: (nếu có)…………..(22)
Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện: (ghi cụ thể lĩnh vực hoạt động theo Giấy phép)…(23)
Người đứng đầu Văn phòng đại diện:
Họ và tên:………. Giới tính:…………(24)
Quốc tịch:………(25)
Số hộ chiếu/Chứng minh thư nhân dân:……….(26)
Do………….. cấp ngày….. tháng…… năm……. tại…………
Chúng tôi đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập với lý do như sau:… (27)
Chúng tôi xin cam kết:
1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung đơn đề nghị và tài liệu kèm theo.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan và các quy định của Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
Tài liệu gửi kèm bao gồm: Các giấy tờ quy định tại Khoản 3 Điều 23 của
Đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên UBND tỉnh, thành phố nơi tiếp nhận đơn
(2): Điền tên doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài
(3): Điền tên doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài viết tắt (nếu có)
(4): Điền địa chỉ trụ sở chính
(5): Điền giấy phép thành lập/ đăng ký kinh doanh
(6): Điền lĩnh vực hoạt động chính
(7): Điền vốn điều lệ
(8): Điền số tài khoản, tên ngân hàng.
(9): Điền số điện thoại/ fax
(10): Điền email/website
(11): Điền tên của người đại diện theo pháp luật
(12): Điền chức vụ của người đại diện
(13): Điền quốc tịch của người đại diện
(14): Điền tên văn phòng đại diện
(15): Điền tên viết tắt
(16): Điền tên giao dịch bằng tiếng Anh
(17): Điền địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện
(18): Điền giấy phép thành lập
(19): Điền số tài khoản ngoại tệ, tên ngân hàng
(20): Điền số tài khoản tiền Việt Nam, tên ngân hàng
(21): Điền điện thoại/ fax
(22): Điền email/ website
(23): Điền nội dung hoạt động của văn phòng đại diện
(24): Điền tên, giới tính của người đứng đầu văn phòng đại diện
(25): Điền quốc tịch
(26): Điền số hộ chiếu/ số chưng minh nhân dân
(27): Điền lý do xin cấp lại
4. Quy định về cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện:
– Cơ sở pháp lý: Nghị định 181/2013/NĐ- CP
4.1. Cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện:
Tại Điều 23 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo quy định về cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện như sau:
– Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện được cấp lại một trong các trường hợp sau đây:
+ Thay đổi tên gọi hoặc nơi đăng ký thành lập của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài sang nước khác;
+ Thay đổi hoạt động của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài;
+ Giấy phép bị mất, rách.
– Trong thời hạn 7 ngày làm việc, doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài phải làm thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
– Hồ sơ cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện do người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài ký theo mẫu do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
+ Bản gốc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đã được cấp. Trường hợp Giấy phép bị mất phải có giấy xác nhận của
4.2. Hồ sơ, trình tự thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện:
– Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện:
+ Doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt Văn phòng đại diện;
+ Trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và gửi bản sao giấy phép đó đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
+ Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi văn bản yêu cầu doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;
+ Trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép, Văn phòng đại diện phải hoạt động và có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thời điểm bắt đầu hoạt động, địa điểm đặt trụ sở, số người Việt Nam, số người nước ngoài làm việc tại Văn phòng đại diện, nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện.
* Thương nhân nước ngoài chỉ được cấp Giấy chứng nhận hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:
– Công ty nước ngoài đã được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật của nước có tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia nước này công nhận;
– Công ty nước ngoài đã hoạt động tại nước sở tại ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
– Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn giấy phép đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ tại Việt Nam;
– Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện: tìm hiểu thị trường, xúc tiến thương mại tại Việt Nam.
– Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).
* Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam
– Đơn đề nghị thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam;
– Bản hợp pháp hóa lãnh sự và dịch công chứng Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi công ty nước ngoài thành lập xác nhận;
– Văn bản bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài;
– Bản dịch công chứng
– Bản dịch công chứng hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện;
– Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện bao gồm:
+ Hợp đồng thuê văn phòng sao y chứng thực;
+ Bản công chứng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên cho thuê (nếu thuê của doanh nghiệp cần cung cấp thêm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản);
+ Ngoài ra, địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện công ty nước ngoài phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật
* Các bước thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam
– Bước 1: Cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài
– Bước 2: Khắc dấu tròn và đăng ký mẫu dấu của Văn phòng đại diện công ty nước ngoài
– Bước 3: Đăng ký cấp Thông báo mã số thuế của Văn phòng đại diện công ty nước ngoài.