Trường hợp chết do tự tử thì có được hưởng tiền bảo hiểm hay không? Người được bảo hiểm chết do tự tử thì có được hưởng tiền bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm hay không? Tự sát có được bảo hiểm chi trả tiền hỗ trợ không?
Theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm thì bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.
Mục lục bài viết
1. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người và số tiền bảo hiểm?
Theo quy định của
– Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng, sức khoẻ và tai nạn con người.
– Bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho những người sau đây: Bản thân bên mua bảo hiểm; Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm; Anh, chị, em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng; Người khác, nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
– Số tiền bảo hiểm hoặc phương thức xác định số tiền bảo hiểm được bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Theo số liệu của tổ chức y tế thế giới (WHO), nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất tại Việt Nam thuộc 2 nhóm tai nạn và bệnh tật. Trong đó, nguyên nhân tử vong do đột quỵ và nhồi máu cơ tim cao gấp 7 lần so với tai nạn giao thông. Trong cuộc sống của con người cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh thường gặp nhiều rủi ro và sự kiện ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người (ốm, bệnh tật, mất việc…) và ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quá trình sản xuất, tất cả những rủi ro này không ai tránh khỏi. Khi gặp những rủi ro đó nhu cầu của con người không những không mất đi mà còn tăng lên rất nhiều, vì vậy cuộc sống của con người trở lên khó khăn hơn, sản xuất bị đình đốn.
Như vậy, đối tượng của hợp đồng bảo hiểm với đối tượng là con người bao gồm tuổi thọ khi mà con người chúng ta theo tuổi tác dần bị suy yếu về già, tính mạng, sức khỏe và tai nạn con người như tai nạn giao thông, tai nạn lao động,… Bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho người thân thích của mình, doanh nghiệp có thể mua cho người lao động, trường học có thể mua cho học sinh – sinh viên.
2. Trường hợp chết do tự tử thì có được hưởng tiền bảo hiểm hay không?
Tự sát hay tự tử, tự vẫn là hành động của một người cố ý gây ra cái chết cho chính mình. Tự sát thường có liên hệ với trạng thái tuyệt vọng, hoặc do một số rối loạn tâm thần cơ bản bao gồm trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt, nghiện rượu và lạm dụng chất ma túy. Chịu áp lực hoặc gặp những tình cảnh bất hạnh như khó khăn về tài chính hoặc rắc rối với các mối quan hệ giữa các cá nhân (thất tình, mâu thuẫn với gia đình, bạn bè….) có thể đóng một vai trò quan trọng gây ra quyết định tự sát.
Quyền lợi bảo hiểm khi chết (tử vong) là Công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ thực hiện chi trả số tiền bảo hiểm (thường là rất lớn) cho người thụ hưởng (hoặc bên mua bảo hiểm) – khi người được bảo hiểm qua đời do các rủi ro (theo đúng quy định trong hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết giữa Khách hàng và công ty bảo hiểm).
Điều 39 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 đã quy định về các trường hợp không trả tiền bảo hiểm, cụ thể như sau:
Doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:
– Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực;
– Người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng;
– Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.
Trong trường hợp một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan; nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Trước những nguy cơ về tử vong luôn thường trực, nhiều người đã tìm hiểu đến bảo hiểm nhân thọ để dự phòng tài chính cho bản thân và gia đình. Ý nghĩa của bảo hiểm nhân thọ được coi như “chiếc phao cứu sinh” cho cuộc sống gia đình và người thân khi người trụ cột phải ra đi, giảm thiểu ảnh hưởng tài chính và vẫn đảm bảo được các dự định, ước mơ cho con, tuổi già an nhàn cho bố mẹ.
Trong cuộc sống luôn luôn có những giai đoạn khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua, và nhiều người đã lựa chọn tử tự như một giải pháp. Với mục tiêu hạn chế tình trạng xảy ra tự tử,
Như vậy, người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực sẽ không được hưởng tiền bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm con người từ công ty phát hành bảo hiểm. Nhưng công ty bảo hiểm sẽ phải trả cho khách hàng giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Còn nếu người được bảo hiểm chết do tự tử sau thời hạn hai năm, kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực sẽ được hưởng tiền bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm con người từ công ty phát hành bảo hiểm.
3. Bảo hiểm Bảo Việt có chi trả cho người tham gia bảo hiểm tự tử không?
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có mua bảo hiểm nhân thọ của Bảo Việt cho con gái. Sau đó con gái tôi tự tử và chết, tôi muốn hỏi rằng tôi có được tập đoàn Bảo Việt trả tiền bảo hiểm mà tôi đã mua để mai táng cho con tôi hay không? Mong luật sư tư vấn giúp tôi.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ ở đây là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn của con bạn. Điều 33 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định về căn cứ trả tiền bảo hiểm tai nạn, sức khỏe con người như sau:
“1. Trong bảo hiểm tai nạn con người, daonh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng trong phạm vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào thương tật thực tế của người được bảo hiểm và thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Trong bảo hiểm sức khỏe con người, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm trong phạm vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi sức khỏe của người được bảo hiểm do bệnh tật hoặc tai nạn gây ra và thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.”
Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ căn cứ vào điều kiện nêu trên để quyết định việc có trả tiền bảo hiểm cho bạn hay không.
Tuy nhiên, Điều 39 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 đã quy định về các trường hợp không trả tiền bảo hiểm, cụ thể như sau:
“1. Doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:
Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực;
Người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng;
Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.
2. Trong trường hợp một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
3. Trong trường hợp quy định tại khoản 1 điều này, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan; nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.”
Trong trường hợp này, con bạn đã tự tử sau khi bạn giao kết hợp đồng bảo hiểm. Do bạn không nói rõ thời gian con bạn tự tử nên có thể có hai trường hợp xảy ra như sau:
- Trường hợp một: Con bạn chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực.
Khi đó, tập đoàn bảo hiểm Bảo Việt sẽ không phải trả tiền bảo hiểm cho bạn. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 thì tập đoàn Bảo Việt sẽ phải trả cho bạn giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan.
- Trường hợp hai: Con bạn chết do tự tử ngoài thời hạn hai năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực.
Việc này không thuộc một trong các trường hợp mà doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm. Do đó, bạn vẫn nhận được số tiền bảo hiểm từ tập đoàn bảo hiểm Bảo Việt như giao kết trong hợp đồng bảo hiểm.