Thực tập là cái tên khá quen thuộc của thời sinh viên. Đối với các chuyên ngành liên quan đến nên công nghiệp không khói thì các sinh viên có điều kiện được thực tập tại các khác sạn, khu nghỉ dưỡng,...Vậy Thực tập tại khách sạn là gì? Mẫu đơn xin thực tập tại khách sạn như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin thực tập tại khách sạn là gì?
Thực tập là giai đoạn chuyển tiếp giữa môi trường học tập với xã hội thực tiễn, là giai đoạn vừa làm vừa học của các bạn sinh viên. Quá trình thực tập sẽ giúp họ có nhiều trải nghiệm về công việc và môi trường làm việc sớm hơn, trước khi tốt nghiệp và ra trường.
Mẫu đơn xin thực tập tại khách sạn là mẫu đơn thể hiện nguyện vọng của sinh viên gửi tới khách sạn muốn được nhận vào thực tập. Và là cơ sở để khách sạn cân nhắc xem có nhận sinh viên đó vào thực tập tại khách sạn hay không.
2. Mẫu đơn xin thực tập tại khách sạn mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập_- Tự do -_Hạnh phúc
ĐƠN XIN THỰC TẬP
…, ngày … tháng … năm 20…
Kính gửi: …
Tôi tên: …Ngày sinh: …Nam Nữ
Nơi sinh: …
Số CMND: … Ngày cấp: …Tại: …
Địa chỉ thường trú; …
Địa chỉ liên lạc: …
Điện thoại: …
Là sinh viên trường: …Khoa: …
Lớp: … Hệ đào tạo: …
Nay tôi làm đơn này kính mong quý khách sạn:
tiếp nhận cho tôi được thực tập tại bộ phận … để hoàn tất học phần theo chương trình đào tạo của nhà trường.
Thời gian thực tập từ ngày: …đến: …
Tôi xin cam kết thực hiện đúng các nội dung sau:
-Chấp hành và thực hiện nghiêm túc chủ trương thực tập do khách sạn quy định.
-Tuân thủ tất cả các nội quy, quy định đối với sinh viên, học sinh thực tập, bảo mật thông tin, an toàn tài sản của khách sạn.
-Bồi hoàn các tổn thất, hư hỏng tài sản do bản thân tôi gây ra tại khách sạn (nếu có).
Kính mong Ban lãnh đạo xem xét và tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại quý khách sạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác Nhận Của Khoa
Quản Lý Sinh Viên
Người Làm Đơn
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin thực tập tại khách sạn chi tiết nhất:
-Phần kính gửi ghi rõ tên khách sạn muốn đến thực tập;
-Thông tin cá nhân: Ghi rõ họ và tên; Ngày sinh; Nam Nữ; Nơi sinh; Số CMND; Ngày cấp; Tại; Địa chỉ thường trú; Địa chỉ liên lạc; Điện thoại; Là sinh viên trường; Khoa; Lớp; Hệ đào tạo;…
4. Một số vấn đề liên quan đến thực tập tại khách sạn:
-Tìm địa điểm thực tập thích hợp
Thông thường, với chuyên ngành du lịch, quản trị khách sạn, du lịch và lữ hành,… những ngành nghề liên quan đến nền công nghiệp không khói thì đa phần các trường Đại học – Cao đẳng sẽ liên kết với các Khách sạn – Nhà hàng để giới thiệu địa điểm thực tập cho sinh viên hoặc tạo điều kiện để sinh viên tự liên hệ với đơn vị phù hợp với năng lực và nhu cầu của bản thân. Với trường hợp này thì sinh viên sẽ không phải lo “chạy đôn chạy đáo” để tìm nơi thực tập nghề nghiệp.
Còn nếu thuộc trường hợp còn lại thì nhiều khi việc “tìm địa điểm thực tập thích hợp” là điều vô cùng khó khăn với không ít sinh viên vì lý do khách sạn – nhà hàng bạn muốn thực hành nghề không nhận vì lý do không muốn dào tạo những sinh viên chưa có kinh nghiệm gây ảnh hưởng đến công việc làm ăn của khách sạn hoặc đã quá tải lượng ứng viên. Do đó, nếu sinh viên nào rơi vào trường hợp này thì cần phải chủ động liên hệ với các đơn vị trong ngành càng sớm càng tốt để “chắc một suất”.
Tùy thuộc vào khả năng của bản thân, mà sinh viên thực tập cần lựa chọn môi trường thực tập phù hợp với khả năng của bản thân mình. Với các khách sạn, nhà hàng cao cấp thường đòi hỏi khá cao ở sinh viên thực tập về kỹ năng nghiệp vụ cũng như khả năng giao tiếp ngoại ngữ… cho nên nếu muốn có cơ hội được làm việc trong môi trường như thế này th ìsinh viên thực tập phải là ứng viên có năng lực và cần đầu tư chuẩn bị kỹ CV xin thực tập.
-Tích cực giao tiếp
Môi trường thực tập là cơ hội rất tốt để sinh viên đang đi học còn mới với công việc này rèn luyện, cải thiện kỹ năng giao tiếp của bản thân. Có không ít sinh viên khi mới bắt đầu tiếp xúc với công việc vì tâm lý rụt rè, sợ mình nói sai, làm sai nên khi đến nơi làm việc chỉ thụ động ngồi im một chỗ và chờ giao việc. Như thế chính sinh vien đó đã làm lãng phí cơ hội được học hỏi của mình.
Trong quá trình thực tập, sinh viên cần tích cực rèn luyện kỹ năng giao tiếp với khách – nắm bắt nhu cầu, mong muốn của họ để phục vụ khách hàng được tốt nhất, qua việc này mà sinh viên dần dần rèn luyện cách giao tiếp tự nhiên cho bản thân. sinh viên khi đi thực tập cũng cần nhanh chóng làm quen, bắt chuyện, giao tiếp với các anh, chị nhân viên chính thức để học hỏi kinh nghiệm xử lý công việc hiệu quả từ họ và được hướng dẫn khi làm sai. Điều này cũng giúp sinh viên thực tập xây dựng được mạng lưới các mối quan hệ để hỏi các vấn đề thắc mắc khi cần và phục vụ cho công việc sau này.
– Ứng viên thực tập sẽ không có lương
Thực tế hiện nay sinh viên đi thực tập tại những khách sạn – nhà hàng thì việc được nhận lương là điều quá xa vời, dù là sinh viên đó chỉ làm việc tại khách sạn đó một tháng hay sáu tháng – kể cả tiền thừa được khách cho. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng khắt khe như vậy cũng có một số đơn vị sẽ có khoản hỗ trợ cho sinh viên, phân loại theo kết quả thực tập là xuất sắc, giỏi, khá hay trung bình – như là chi phí hỗ trợ xăng xe, ăn uống…
Với sinh viên ngành Khách sạn – Nhà hàng, việc thực tập được quy định là điều kiện cần để bạn được tốt nghiệp và đây còn là cơ hội vô cùng quý giá để bạn rèn luyện các thao tác nghiệp vụ trong môi trường thực tế, học hỏi được những kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. Khi sinh viên thể hiện tốt kỹ năng của mình trong quá trình thực tập và đạt kết quả thực tập tốt, có không ít đơn vị đã chủ động tiếp nhận sinh viên thực tập ở lại làm nhân viên chính thức. Nếu muốn sỡ hữu “vận may” này, trong quá trình thực tập, bạn cần thể thiện thái độ làm việc tốt, chăm chỉ, cầu thị… để nhà tuyển dụng thấy được tiềm năng ở bạn.
– Mô tả công việc tực tập sinh khách sạn:
– Dựa vào bảng danh sách đặt phòng hàng ngày, thực tập sinh cần nhanh nhạy nắm các thông tin cần thiết, liên hệ với bộ phận buồng phòng để chắc chắn phòng đã sẵn sàng, chú ý những phòng có yêu cầu đặc biệt: honey moon, phòng khách VIP…
– Thực hiện quy trình check in theo tiêu chuẩn của khách sạn:
+ Chào khách.
+ Hỏi tên khách đặt phòng, xác nhận thông tin phòng, dịch vụ đã đặt. Với khách walk-in, giới thiệu phòng còn trống để khách lựa chọn.
+ Hỏi mượn chứng minh thư (khách Việt), Passport (khách nước ngoài) và làm thủ tục nhận tiền đặt cọc, thanh toán.
+ Hướng dẫn khách điền và ký vào mẫu đăng ký xác nhận lưu trú tại khách sạn.
+
+ Giao chìa khóa cho Bellman dẫn khách lên nhận phòng.
– Sắp xếp CMT/ Passport của khách theo đúng thứ tự phòng, thực hiện việc đánh dấu cần thiết để tránh trả nhầm cho khách.
– Thực hiện khai báo thông tin tạm trú và hoàn tất hồ sơ khách.
– Giới thiệu khách sử dụng các dịch vụ của khách sạn: ẩm thực, dịch vụ văn phòng, spa, gym, karaoke, bi-a…
– Tư vấn, giới thiệu khách sử dụng dịch vụ của các đơn vị liên kết: cho thuê xe, đặt tour, mua vé tham quan, mua hàng lưu niệm – đặc sản làm quà…
– Nhiệt tình cung cấp cho khách các thông tin cần thiết: sự kiện diễn ra tại địa phương; các điểm đến tham quan; số điện thoại – địa chỉ ngân hàng, đại sứ quán; địa chỉ tin cậy sửa giày, vali; giá cả một số mặt hàng…
– Giữ hộ chìa khóa khi khách có nhu cầu ra ngoài.
– Xử lý các cuộc gọi đến phòng khách và gọi đi của khách.
– Bảo quản tiền và tư trang khi khách gửi.
– Nhận báo thức khách theo yêu cầu.
– Phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện yêu cầu chuyển phòng cho khách.
– Nhận – gửi bưu phẩm, thư từ, fax của khách.
– Hỗ trợ khách đặt vé máy bay, tàu hỏa, đặt phòng khách sạn ở điểm đến kế tiếp… và xác nhận, thay đổi thông tin lịch trình khi cần thiết.
– Phối hợp với bộ phận liên quan giải quyết các yêu cầu, phàn nàn – khiếu nại của khách.
Gần đến giờ check-out, nhân viên lễ tân liên lạc với các bộ phận trong khách sạn nhận liên phiếu sử dụng dịch vụ của khách để ghi nhận thông tin vào hồ sơ thanh toán.
– Thực hiện quy trình check out theo tiêu chuẩn khách sạn:
+ Nhận lại chìa khóa/ thẻ vào phòng từ khách.
+ Liên hệ bộ phận buồng phòng thực hiện việc kiểm tra phòng khách: sử dụng minibar, tình trạng của các thiết bị – dụng cụ…
+ Trong thời gian chờ thông tin kiểm tra phòng, lễ tân chủ động thăm dò cảm nhận của khách trong thời gian lưu trú tại khách sạn, chất lượng dịch vụ như thế nào…
+ Ghi nhận thông tin kiểm tra từ bộ phận Housekeeping, cập nhật dữ liệu vào sổ chi tiêu của khách.
+ Xác nhận lại với khách những dịch vụ đã sử dụng trong thời gian lưu trú.
+
+ Trả lại CMT/ Passport cho khách theo đúng tên, đúng phòng.
+ Chào khách ra về.
– Thực hiện quy trình Check-out nhanh cho những phòng khách yêu cầu.
– Thực hiện các công việc sau khi khách check-out: cập nhật tình trạng phòng, lưu hồ sơ khách hàng…
– Công việc cuối ca: lưu các thông tin quan trọng xảy ra trong ca làm việc, yêu cầu cần thực hiện cho khách vào sổ