Tuy nhiên tôi có một thắc mắc muốn bên Luật sư tư vấn đó chính là những chi phí liên quan, những nội dung trong hồ sơ mời thầu thì đồng tiền dự thầu được quy định như thế nào, được sử dụng như thế nào?
Như chúng ta đã biết thì hoạt động đấu thầu là hoạt động thông qua đó để lựa chọn ra nhà thầu phù hợp với dự án, công trình..Để đạt được điều đó thì phải tổ chức đấu thầu the đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật đề ra. Theo đó nhà thầu tham gia đấu thầu cũng phải thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Việt Nam khi đấu thầu tại Việt Nam. Hiện nay sự phát triển và hội nhập của đất nước với nền kinh tế mở cửa thì hoạt động đấu thầu của nước ta cũng thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, có thể nói điều này rất có ý nghĩa cho sự phát triển và hợp tác giữa nước ta và các nước trên thể giới.
Tuy nhiên, để được tham gia đấu thầu tại Việt Nam thì nhà đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoạt động và thực hiện theo trình tự thủ tục đầy đủ theo pháp luật Việt Nam. Một số thắc mắc được đặt ra ở đây đó chính là đồng tiền dự thầu đối với đấu thầu quốc tế thì sử dụng đồng tiền nào? Để hiểu hơn về vấn đề này chúng tôi xin cung cấp thông tin về nội dung ” Đồng tiền dự thầu đối với đấu thầu quốc tế và trong nước” Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
1. Đồng tiền dự thầu đối với đấu thầu quốc tế và trong nước
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty tôi là công ty ở Việt Nam có tham gia đấu thầu một gói thầu xây lắp có giá trị lớn, công ty chúng tôi liên danh với một công ty nước ngoài, thủ tục liên quan đã đầy đủ, bên mời thầu đã phê duyệt. Tuy nhiên tôi có một thắc mắc muốn bên Luật sư tư vấn đó chính là những chi phí liên quan, những nội dung trong hồ sơ mời thầu thì đồng tiền dự thầu được quy định như thế nào, được sử dụng như thế nào? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Đối với thắc mắc của bạn thì chúng tôi xin đưa ra căn cứ về vấn đề này cụ thể theo quy định của
“Điều 10. Đồng tiền dự thầu
1. Đối với đấu thầu trong nước, nhà thầu chỉ được chào thầu bằng đồng Việt Nam.
2. Đối với đấu thầu quốc tế:
a) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định về đồng tiền dự thầu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhưng không quá ba đồng tiền; đối với một hạng mục công việc cụ thể thì chỉ được chào thầu bằng một đồng tiền;
b) Trường hợp hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu quy định nhà thầu được chào thầu bằng hai hoặc ba đồng tiền thì khi đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất phải quy đổi về một đồng tiền; trường hợp trong số các đồng tiền đó có đồng Việt Nam thì phải quy đổi về đồng Việt Nam. Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định về đồng tiền quy đổi, thời điểm và căn cứ xác định tỷ giá quy đổi;
c) Đối với chi phí trong nước liên quan đến việc thực hiện gói thầu, nhà thầu phải chào thầu bằng đồng Việt Nam;
d) Đối với chi phí ngoài nước liên quan đến việc thực hiện gói thầu, nhà thầu được chào thầu bằng đồng tiền nước ngoài.”
Như vậy, dựa trên quy định này thì bạn cần xem xét công ty bạn tham gia là đấu thầu trong nước hay đấu thầu quốc tế để có thể đưa ra nội dung cũng như việc sử dụng chính xác đồng tiền đấu thầu khi tham gia đấu thầu theo đúng quy định của pháp luật đề ra và cần lưu ý với một số quy định khi sử dụng đồng tiền khi tham gia đấu thầu.
Dựa trên quy định chúng tôi đưa ra như trên có thể thấy căn cứ theo quy định của pháp luật, trong các trường hợp hồ sơ mời thầu cho phép nhà thầu được chào thầu bằng nhiều đồng tiền thì bên dự thầu sẽ được phép chào thầu bằng nhiều đồng tiền và không quá ba đồng tiền, hồ sơ mời thầu quy định một hạng mục công việc thì chỉ được chào bằng một đồng tiền do đó bên dự thầu sẽ không chào thầu bằng cả đồng VNĐ và USD trong một hạng mục công việc được. Việc quy định đồng tiền dự thầu được bên mời thầu quy định trong hồ sơ mời thầu, tuy nhiên đối với một số trường hợp thì sẽ quy định bắt buộc về đồng tiền dự thầu: đó là đôi với chi phí trong nước liên quan đến việc thực hiện gói thầu, nhà thầu phải chào thầu bằng đồng Việt Nam, và đối với chi phí ngoài nước liên quan đến việc thực hiện gói thầu, nhà thầu được chào thầu bằng đồng tiền nước ngoài, đặc biệt đối với đấu thầu trong nước, nhà thầu chỉ được chào thầu bằng đồng Việt Nam.
Đấu thầu quốc tế chúng ta có thể hiểu là đấu thầu mà nhà thầu, nhà đầu tư trong nước, nước ngoài được tham dự thầu theo quy định của pháp luật.
Đấu thầu trong nước đó là hoạt động đấu thầu mà chỉ có nhà thầu, nhà đầu tư trong nước được tham dự thầu theo quy định của pháp luật để đảm bảo trong quá trình đấu thầu, đồng tiền được sử dụng thống nhất thì nhà thầu cần thực hiện như quy định chúng tôi nêu như trên. Tóm lại đối với vấn đề dùng đồng tiền nào để có thể tham gia đấu thầu thì chúng tôi xin tóm gọn lại như sau:
– Đấu thầu trong nước chỉ được dùng đồng Việt Nam.
– Đấu thầu quốc tế được dùng đồng tiền dự thầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng không quá 03 đồng tiền; đối với một hạng mục công việc cụ thể thì chỉ được chào thầu bằng 01 đồng tiền.
2. Điều kiện để tổ chức đấu thầu quốc tế
Như chúng ta đã biết thì tại Việt nam với các nhà thầu là người Việt Nam hay gọi chung là nhà thầu trong nước thì sẽ co trình tự và thủ tục, điều kiện về đấu thầu trong nước có lẽ đã rất quen thuộc. Thế nhưng đối với đấu thầu quốc tế thì việc đấu thầu diễn ra như thế nào và hải thực hiện những điều kiện gì trong quá trình đấu thầu. Theo đó thì Trường hợp gói thầu tổ chức đấu thầu quốc tế thì gói thầu phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 15 Luật Đấu thầu. Theo đó, nhà thầu nước ngoài được tham dự thầu khi đáp ứng yêu cầu về tư cách hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật Đấu thầu. Nhà thầu được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu và đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật Đấu thầu. Cụ thể quy định về điều kiện của nhà thầu nước ngoài được tham gia đấu thầu như sau:
1. Việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu chỉ được thực hiện khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Nhà tài trợ vốn cho gói thầu có yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế;
b) Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, giá. Trường hợp hàng hóa thông dụng, đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam thì không tổ chức đấu thầu quốc tế;
c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp mà nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu.
Theo như trên chúng ta có thể thấy pháp luật đề ra 03 điều kiện mà nhà thầu nước ngoài khi tham gia vào dự án tại Việt nam muốn tham gia đấu thầu phải thực hiện đầy đủ 03 điều kiện này thì mới được cấp giấy phép hoạt động và tham gia đấu thầu. Như vậy chúng ta có thể thấy không những luật đấu thầu mà những luật khác như quy định mới Luật Xây dựng, Luật Đầu tư và các văn bản pháp luật liên quan đã tạo điều kiện cho các nhà thầu nước ngoài được thực hiện đấu thầu và thực hiện các dự án thầu tại Việt Nam. Nhà thầu nước ngoài có thể là tổng thầu, nhà thầu chính, nhà thầu liên danh hoặc nhà thầu phụ. Tuy nhiên, khác với nhà thầu trong nước, nhà thầu nước phải phải được cấp Giấy phép hoạt động xây dựng theo từng hợp đồng sau khi trúng thầu.
3. Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài
3.1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài
– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng theo mẫu tại phụ lục III Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử về kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hợp pháp;
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định.
– Biểu báo cáo kinh nghiệm hoạt động liên quan đến các công việc nhận thầu và bản sao có chứng thực theo quy định.
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử
–
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử quyết định phê duyệt dự án theo quy định.
Như vậy để được cấp giấy phép hoạt động thì nhà thầu nước ngoài nên chuẩn bị đầy đủ các loại giấy phép như chúng tôi nêu trên để có thê tiến hành các thủ tục một cách nhanh nhất có thể.
3.2. Thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài
Bước 1: thực hiện nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan cấp Giấy phép hoạt động xây dựng theo thẩm quyền băng hình thức nộp hồ sơ đo là nhà thầu có thể lựa chọn nộp hồ sơ qua một trong các hình thức trực tiếp tại cơ quan nhà nước cũng có thể nộp qua dịch vụ bưu chính hay trên cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp phép,
Bước 2: Sau khi đã hoàn tất các thủ tục thì cơ quan có thẩm quyền cấp phép xem xét hồ sơ để cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trường hợp không cấp, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động xây dựng phải trả lời bằng văn bản cho nhà thầu và nêu rõ lý do.
Bước 3: Nhà thầu thực hiện nhận giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Đồng tiền dự thầu đối với đấu thầu quốc tế và trong nước” và những thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.